Hơn hai thế kỷ thực dân châu Âu, điển hỉnh là Anh, Pháp đã tràn ra xâm lấn các châu lục. Châu Á, Châu Phi chịu hậu quả nặng nề nhất của thực dân châu Âu. Những nước lớn như Ấn Độ, Trung Quốc cũng không thoát khỏi sự thống trị này. Cả thế giới chịu sự thống trị của Châu Âu.
Nửa đầu Thế kỷ XX tư tưởng phát xít lại bùng nổ ở châu Âu đứng đầu là Đức và Ý rồi lan sang châu Á với Phát xít Nhật. Chủ nghĩa phát xít cạnh tranh với chủ nghĩa thực dân ngay tại châu Âu và châu Á. Lần này chủ nghĩa phát xít đã nhắm chủ yếu vào các nước châu Âu. Không chỉ những nước nhỏ mà những nước lớn như Anh, Pháp đã phải hứng chịu thảm hoạ phát xít này.
Phát xít Đức với tư tưởng diệt chủng đã giết chết hơn 6 triệu người Do Thái và hàng chục triệu người các nước châu Âu. Phát xít Nhật đã gây tội ác dã man ở Trung Quốc, Triều Tiên Đông Dương, Philippines, giành sự thống trị thuộc địa của các nước các nước Châu Âu ở khu vực này. Phát xít Ý xâm chiếm một số nước châu Âu và Bắc Phi.
Để cứu châu Âu, châu Á, Châu Phi khỏi hoạ phát xít, nước Nga đã phải hy sinh tới hơn hai mươi triệu người đánh đổ phát xít Đức ở châu Âu và phát xít Nhật ở châu Á.
Nước Nga cũng là nòng cốt để tổ chức lực lượng đồng minh bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Trung để cùng đánh đổ các nước phát xít, chấm dứt cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại nói chung và châu Âu nói riêng.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc Mỹ đã nổi lên thành quốc gia số một thế giới cả về kinh tế và quân sự. Mỹ đã cùng các nước Tây Âu lập ra khối liên minh quân sự, Nato nhằm duy trì tư tưởng thống trị thế giới, trực tiếp can thiệp, tham chiến ở nhiều nước với tư tưởng mà thế giới gọi là “chủ nghĩa thực dân mới”. Tuy nhiên lúc này hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa được hình thành sau thế chiến hai, đứng đầu là Liên Xô và Trung Quốc đã trở thành lực lượng ngăn cản tư tưởng của Mỹ và Tây Âu.
Suốt mấy thập kỷ sau Thế chiến hai, Mỹ và Tây Âu tìm mọi cách và đã thành công làm cho phe Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa tan rã. Thế giới chỉ còn một cực là Mỹ và Tây Âu, Nato vẫn tiếp tục tồn tại. Nhưng rồi Trung Quốc vươn lên là nền kinh tế thứ hai, nước Nga hồi phục và vẫn là cường quốc quân sự ngang với Mỹ và Nato tìm mọi cách cản trở sự trỗi dậy của Trung Quốc và Nga.
Tiếp theo cuộc chiến kinh tế giữa Mỹ- Trung, sự bùng nổ chiến tranh ở Ukraina, một lần nữa thế giới lại đang tiếp tục chia làm hai cực. Trung – Nga tìm cách mở rộng ảnh hưởng ở châu Á, châu Phi. Mỹ và Tây Âu cấu kết cùng một số đồng minh châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc. Nga- Trung tập hợp được nhiều nước ở Trung Đông và Châu Phi. Nhiều nước vốn chịu ảnh hưởng nhiều của Mỹ đã bắt đầu ngả về Nga – Trung.
Thế giới đang dần hình thành các cực mới, không chịu sự chi phối đơn cực của Mỹ – Tây Âu. Còn Mỹ- Tây Âu với tư tưởng thực dân vốn có và tư tưởng “thực dân mới” đang quyết giành lại quyền chi phối thế giới đã lập được trong mấy thế kỷ qua. Tư tưởng thực dân của Tây Âu, trước hết là Mỹ, Anh, Pháp, Đức đang dần trở lại.
H.L