Saturday, April 27, 2024
Trang chủBiển ĐôngPháp luật biểnLuật pháp quốc tế đang bị thách thức ở Biển Đông

Luật pháp quốc tế đang bị thách thức ở Biển Đông

Các quy tắc của luật pháp quốc tế hiện đang bị đe dọa ở Biển Đông và Biển Hoa Đông trước những yêu sách phi lý và hành động ngày càng quyết đoán, hung hăng của Trung Quốc để thúc đẩy cái gọi là “quyền sở hữu và quyền chủ quyền” của họ trên các vùng biển này. Bất chấp phán quyết năm 2016 về Biển Đông của Tòa Trọng tài Thường trực, Bắc Kinh đã đẩy mạnh quân sự hóa Biển Đông và dùng sức mạnh kinh tế, quân sự của mình để gây sức ép, bắt nạt các nước láng giềng ven Biển Đông nhằm thục hiện tham vọng thống trị Biển Đông.

Trung Quốc tuyên bố một lịch sử vinh quang và lâu đời, sánh ngang với Ai Cập cùng các vị vua Pharaoh của nước này, cũng như với Hy Lạp cùng các vị thần Olympic của họ. Tuy nhiên, từ giữa những năm 1800 cho đến giữa những năm 1900, Trung Quốc đã trải qua một thời kỳ suy tàn trầm trọng buộc nước này phải chấp nhận những hiệp ước không công bằng, đáng xấu hổ và sự đối xử tàn nhẫn đối với người dân nước này. Đối với người Trung Quốc, mất mặt còn tệ hơn mất mạng.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, người Nhật Bản đã xâm lược và chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông. Năm 1945, sau chiến tranh, theo các tuyên bố ở Cairo và Potsdam, Trung Quốc do Quốc Dân đảng (KMT) lãnh đạo, vốn liên minh với những bên chiến thắng, đã chấp nhận sự đầu hàng của các đơn vị đồn trú Nhật Bản ở Đài Loan và Biển Đông. Năm 1949, Quốc Dân đảng thất thế chạy ra đảo Đài Loan, Mao Trạch Đông lên nằm quyền ở Bắc Kinh và bắt đầu tham vọng thôn tính Biển Đông.

Năm 1956, lợi dụng tình hình khi Pháp rút khỏi Đông Dương, Bắc Kinh đã chiếm một số thực thể phía Đông quần đảo Hoàng Sa. Năm 1974, Bắc Kinh sử dụng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa lúc bấy giờ đang do chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý và thực thi chủ quyền. Năm 1988, Trung Quốc tiếp tục dùng vũ lực đánh chiếm một số thực thể thuộc quần đảo Trường Sa và lần đầu tiên, Bắc Kinh có sự hiện diện ở Trường Sa

  trục xuất miền Nam Việt Nam khỏi đảo Shanhu (cách Trung Quốc gọi Hoàng Sa) để có thể kiểm soát phần lớn quần đảo này. Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc vào năm 1975, nước Việt Nam thống nhất đã quay lại và chấp nhận yêu sách chủ quyền của miền Nam đối với tất cả các thực thể ven biển ở Biển Đông. Tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết các thực thể nổi ở Trường Sa, đều được kiểm soát hoặc đồn trú: khoảng 29 thực thể bởi Việt Nam, 11 bởi Philippines, 7 bởi Trung Quốc, 6 bởi Malaysia, 2 bởi Đài Loan và 1 bởi Brunei.

Trong 35 năm qua, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nước này tự hào về quân đội thường trực lớn nhất trên trái đất với kho vũ khí hạt nhân. Họ đã đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng và xây dựng trạm vũ trụ của riêng mình. Tuy nhiên, bất chấp sức mạnh kinh tế, quân sự của mình, Trung Quốc vẫn bị hạn chế về không gian trên biển. Nước này bị bao quanh bởi những láng giềng có những tranh chấp lãnh thổ và trên biển. Những nước láng giềng đáng tin cậy duy nhất của nước này là Triều Tiên, Campuchia. Nói cách khác, dù đã là một siêu cường nhưng Trung Quốc không thể mở rộng ảnh hưởng của mình nếu không thông qua Biển Đông và Biển Hoa Đông. Để thúc đẩy nền kinh tế, nước này cần kiểm soát các tuyến đường biển ở Biển Đông. Và để tăng cường an ninh, nước này coi Biển Đông là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại “chủ nghĩa quân phiệt” của Mỹ. Thêm nữa, Biển Đông còn đóng vai trò là lối đi tới Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương cho các tàu ngầm hạt nhân của nước này.

Để mở rộng phạm vi ra ngoài các bờ biển của mình, Trung Quốc đã hồi sinh cái gọi là “Đường 9 đoạn” (trong thời gian gần đây được mở rộng thành “Đường 10 đoạn”) bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông. Để củng cố các tuyên bố của mình, họ đã xây dựng các pháo đài, đường băng, hầm chứa tên lửa và các công sự khác ở Biển Đông – ban đầu một cách bí mật nhưng giờ thì ngày càng trắng trợn. Thêm vào đó, Bắc Kinh còn tuyên bố quyền sở hữu và chủ quyền đối với một nhóm đảo cằn cỗi trên Biển Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Nhật Bản gọi là Senkaku. Nước này cũng có tranh chấp với Nhật Bản về đường phân chia trên Biển Hoa Đông.

Phán quyết của Tòa Trọng tài, mặc dù không được Trung Quốc công nhận, đã đặt “Đường 9 đoạn” ra ngoài vòng pháp luật và tuyên bố quyền tự do hàng hải ở Biển Đông mà các cường quốc phương Tây sử dụng để biện minh cho các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải chung của họ trước sự khó chịu của Trung Quốc. Để thực hiện tham vọng chiến lược biển của mình Trung Quốc thúc đẩy mạnh mẽ sách lược “vùng xám”. Theo đó Bắc Kinh huy động tàu hải cảnh và tàu dân quân biển tham gia vào các hoạt động trấn áp đối phương trên Biển Đông, Biển Hoa Đông và eo biển Đài Loan.

Các tàu hải cảnh và tàu dân quân biển Trung Quốc thường xuyên xâm nhập vùng biển của các nước láng giềng từ Biển Hoa Đông cho tới Biển Đông. Các tàu Trung Quốc ngăn cản tàu các các nước láng giềng hoạt động đánh bắt trên các vùng biển là ngư trường truyền thống của ngư dân các nước này. Chẳng hạn như các tàu của Trung Quốc thường xuyên trấn áp, truy đuổi, thậm chí phun vòi rồng hay đâm chìm các tàu cá ngư dân Việt Nam tại khu vực quần đảo Hoàng Sa mặc dù đây là ngư trường truyền thống lâu đời của ngư dân Việt Nam từ mấy trăm năm nay. Hay việc hải cảnh và dân quân biển Trung Quốc ngăn cản, truy đuổi tàu cá của ngư dân Philippines đánh bắt ở khu vực bãi cạn Scarborough bất chấp việc Tòa Trọng tài vụ kiện Biển Đông đã ra phán quyết năm 2016 xác nhận quyền đánh bắt hợp pháp của ngư dân Philippines và các nước ven biển Đông tại khu vực bãi cạn này. Mới đây nhất, trong tháng 2 vừa qua, tàu Trung Quốc liên tiếp ngăn chặn, đối đầu với tàu của Philippines đang chở đồ tiếp tế cho ngư dân tại khu vực bãi cạn Scarborough tranh chấp ở Biển Đông. Tàu hải cảnh Trung Quốc đã bốn lần chặn tàu Philippines bằng cách băng qua mũi tàu và chặn không cho tàu của Philippines tới gần bãi cạn Scarborough. Ngoài ra, các tàu hải cảnh và tàu dân quân biển của Trung Quốc không ngừng quấy phá đe dọa các hoạt động dầu khí của các nước láng giềng như Việt Nam, Indonesia, Malaysia….

Điều đáng lo ngại nhất là việc Trung Quốc tự ý ban hành các đạo luật trái với các quy định của luật pháp quốc tế để điều chính các hoạt động bất hợp pháp của Bắc Kinh trên các vùng biển xung quanh, bao gồm Biển Đông và Biển Hoa Đông. Tháng 1/2021, Trung Quốc ban hành Luật Hải cảnh có hiệu lực từ ngày 01/02/2021. Luật Hải cảnh mới của Trung Quốc xác định toàn bộ Biển Đông và các vùng biển xung quanh nằm trong tầm ngắm của hải cảnh Trung Quốc; trao cho lực lượng hải cảnh Trung Quốc quyền truy đuổi, ngăn lại, kiểm tra, lên tàu, cưỡng chế xua đuổi tàu nước ngoài hoạt động trong các vùng biển xung quanh; thậm chí cho phép hải cảnh sử dụng vũ khí, nổ súng vào tàu thuyền nước ngoài.

Tháng 4/2021 Trung Quốc đã sửa đổi Luật An toàn Giao thông Hàng hải, có hiệu lực từ ngày 01/9/2021, trong đó yêu cầu một số tàu nước ngoài đi vào cái gọi là “vùng biển” của Trung Quốc phải thông báo trước cho Bắc Kinh. Luật An toàn Giao thông Hàng hải mở rộng việc áp dụng luật từ “vùng nước ven biển” sang “các vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc”, tức phạm vi “đường lưỡi bò” ở Biển Đông.

Cả 2 bộ luật trên đây của Trung Quốc đều đưa ra những quy định trái với các điều khoản của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS). Lực lượng hải cảnh Trung Quốc lấy các luật này làm cơ sở cho việc triển khai các hoạt động hung hăng ở Biển Đông. Điều này khiến luật pháp quốc tế đang bị đe dọa nghiêm trọng ở Biển Đông. Để chống lại cái gọi là “luật rừng” của Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ và các đồng minh thường xuyên triển khai các hoạt động tuần tra hàng hải và diễn tập quân sự ở Biển Đông nhằm duy trì cục diện dựa trên luật lệ ở Biển Đông, bảo vệ luật pháp quốc tế trước những thách thức từ Trung Quốc.

Philippines là một quốc gia nhỏ bé về sức mạnh kinh tế và quân sự, nhưng lại là một người khổng lồ về pháp quyền. Philippines là nước đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ luật pháp quốc tế ở Biển Đông khi khởi kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Thường trực theo Phụ lục VII UNCLOS tháng 1/2013 và đã giành thắng lợi vang dội trong phán quyết năm 2016 của Tòa. Đây là quốc gia duy nhất có thể tự hào khi có được một phán quyết quốc tế để nâng cao quyền chủ quyền của mình. Chính quyền cựu Tổng thống Duterte đã cố gắng làm bạn và xoa dịu Trung Quốc nhưng không có kết quả. Vì vậy, chính quyền Tổng thống Marcos đã chuyển hướng và kêu gọi Mỹ giúp đẩy lùi người Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và các lợi ích trên biển của mình. Chính quyền Manila đã gửi hàng trăm công hàm phản đối ngoại giao về sự xâm nhập của Bắc Kinh.

Dưới thời chính quyền Marcos, Philippines đã vạch trần “chiến thuật vùng xám” của Trung Quốc thông qua các phương tiện truyền thông mở, chẳng hạn như việc Trung Quốc phun vòi rồng và chặn tàu thuyền của nước này; kiên quyết đấu tranh với các hành động gây hấn hung hăng của Bắc Kinh nhắm vào Philippines; tăng cường tuần tra trên các vùng biển của mình, bảo vệ ngư dân Philippines đánh bắt ở khu vực bãi cạn Scarborough theo quy định của phán quyết năm 2016. Những việc làm này của chính quyền Marcos là nhằm bảo vệ luật pháp quốc tế ở Biển Đông, giúp cộng đồng quốc tế có cái nhìn khách quan về những thách thức mà luật pháp quốc tế đang phải đối mặt ở Biển Đông.

Quả thực, việc kiên quyết tuân thủ pháp quyền là cách duy nhất của Philippines để chống lại nỗ lực cai trị bằng vũ lực tại một vùng Biển Đông đang bị Bắc Kinh thao túng bất chấp luật pháp quốc tế. Điều mà cộng đồng quốc tế lo ngại nhất hiện nay là liệu Trung Quốc có tuân thủ luật pháp trong việc tôn trọng các quyền hàng hải của các nước khác theo phán quyết 2016 và UNCLOS hay không?

RELATED ARTICLES

Tin mới