Sunday, November 24, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnVì sao Giáo hoàng Francis nói Ukraine nên có ‘can đảm giương...

Vì sao Giáo hoàng Francis nói Ukraine nên có ‘can đảm giương cờ trắng’?

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Giáo hoàng Francis nói rằng Ukraine nên có cái mà ông gọi là “can đảm giương cờ trắng” đàm phán nhằm chấm dứt xung đột với Nga sau hơn 2 năm giao tranh.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) bắt tay người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan trong cuộc họp báo ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), ngày 8.3.2024

Phát biểu được đưa ra trong cuộc phỏng vấn được Đài RSI của Thụy Sĩ ghi vào tháng 2, trước thời điểm Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đề nghị chủ trì một cuộc họp thượng đỉnh giữa Ukraine và Nga. Dự kiến cuộc phỏng vấn sẽ phát ngày 20.3.

Theo Reuters, ông Erdogan đưa ra lời đề nghị mới sau cuộc gặp ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ông Zelensky đã nói rằng dù muốn hòa bình nhưng ông sẽ không từ bỏ bất kỳ lãnh thổ nào.

Kế hoạch hòa bình của nhà lãnh đạo Ukraine kêu gọi quân đội Nga rút quân khỏi toàn bộ Ukraine và khôi phục biên giới quốc gia. Điện Kremlin đã bác bỏ việc tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình theo các điều khoản do Kyiv đặt ra.

Một người phát ngôn của ông Zelensky không lập tức trả lời đề nghị đưa ra bình luận về phát biểu của giáo hoàng.

Trong cuộc phỏng vấn, Giáo hoàng Francis đã được hỏi về quan điểm của mình trong cuộc tranh luận giữa những người cho rằng Ukraine nên từ bỏ vì nước này không thể đẩy lùi lực lượng Nga, với những người cho rằng làm như vậy sẽ hợp pháp hóa hành động của bên mạnh nhất. Người phỏng vấn đã sử dụng thuật ngữ “cờ trắng” trong câu hỏi.

“Tôi nghĩ người mạnh mẽ nhất là người nhìn vào tình hình, nghĩ đến người dân và có dũng khí cầm cờ trắng, và đàm phán. Đàm phán là một từ can đảm. Khi thấy mình đang thất bại, mọi việc không được suôn sẻ thì bạn phải có dũng khí để thương lượng”, theo Giáo hoàng Francis.

Trong thông cáo, phát ngôn viên Vatican Matteo Bruni nói rằng Giáo hoàng Francis đã dùng lại từ “cờ trắng” của người phỏng vấn và sử dụng nó “để biểu thị việc dừng sự thù địch để có một lệnh ngừng bắn đạt được bằng sự can đảm của đàm phán”.

Năm ngoái, Giáo hoàng Francis đã cử đặc phái viên hòa bình là hồng y Matteo Zuppi đến Ukraine, Nga và Mỹ để tìm hiểu quan điểm của các nhà lãnh đạo các quốc gia đó.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới