Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, chỉ trong một thời gian ngắn phát xít Đức, Ý đã đánh chiếm gần như toàn bộ châu Âu, một phần châu Phi. Phản ứng của các nước rất yếu ớt hoặc bại trận hoặc đầu hàng. Nước Anh tuy không bị chiếm đóng nhưng cũng chỉ lo chống đỡ bảo vệ mình chứ không giúp gì được các nước khác. Ở châu Á, phát xít Nhật làm mưa làm gió đánh chiếm Trung Quốc, Triều Tiên và thuộc địa của các nước Châu Âu ở khu vực này. Thậm chí Nhật còn chủ động tuyên chiến bằng việc bất ngờ tiến công Trân Châu cảng.
Khi Liên Xô bắt đầu phản công thắng lợi đẩy phát xít Đức khỏi lãnh thổ Liên Xô và các nước châu Âu khác thì Mỹ mới đưa quân tham chiến. Nước Anh lúc đó mới cùng Mỹ và Liên Xô thành lập mặt trận đồng minh chống phát xít. Ở Châu Á, lực lượng đánh bại phát xít Nhật cũng chủ yếu là Mỹ và Liên Xô, giúp cho Trung Quốc và các nước khác thoát khỏi sự thống trị của Nhật.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mỹ từ là đồng minh lớn nhất của Liên Xô chống phát xít đã quay lại thành đối thủ chống lại Liên Xô và ngăn chặn xu hướng xã hội chủ nghĩa ở châu Âu, châu Á. Mỹ đã tham gia và nhanh chóng trở thành nước đứng đầu khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (Nato). Trước tình thế đó, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũng buộc phải thành lập khối liên minh quân sự Vacsava.
Suốt nửa cuối thế kỷ XX, châu Âu buộc phải chạy đua vũ trang trong tình trạng đối đầu của hai khối quân sự này.
Không những ở châu Âu mà Mỹ còn cùng nhiều nước đồng minh can thiệp và trực tiếp tham gia phong trào giành độc lập của nhiều nước như Triều Tiên, Việt Nam, khu vực Trung Đông. Thời kỳ ấy Trung Quốc, Liên Xô và nhiều nước khác đã gọi Mỹ là “sem đầm quốc tế”.
Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa tan rã Mỹ vẫn hô hào mở rộng Nato, kích động nguy cơ từ Trung Quốc, Triều Tiên đẩy khu vực châu Á- Thái Bình Dương vào tình trạng bất an. Mỹ gia tăng căn cứ quân sự ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, ủng hộ các đồng minh trong khu vực đầu tư vào quân sự.
Thế giới chỉ còn một cực, với vai trò đứng đầu Mỹ sẵn sàng can thiệp vào các nước không tuân thủ sự lãnh đạo của Mỹ, đặc biệt là ở khu vực Trung Đông. Các nước đồng minh dựa vào Mỹ gây bất ổn ở nhiều khu vực trên thế giới.
Hiện nay, cuộc chiến ở Ukraina ở dải Gaza nếu không có sự ủng hộ, tiếp tay của Mỹ thì có lẽ những cuộc chiến này không thể kéo dài và hòa bình đã có thể trở lại.
Tài liệu gần đây do Nga và chính các nước thành viên Nato như Đức, Anh công bố đã cho thấy chính Mỹ là tác nhân buộc Nga phải mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina để tự bảo vệ mình. Ngay từ đầu Mỹ đã ngăn chặn cuộc chiến bằng thương lượng hòa bình mà còn hô hào viện trợ mọi mặt cho Ukraina kéo dài cuộc chiến, cái mà nhiều người gọi là “đổ thêm dầu vào lửa”.
Vai trò của Mỹ đối với hòa bình thế giới càng bộc lộ rõ trong cuộc tái đấu trong cuộc bầu cử sắp tới ở Mỹ giữa đương kim Tổng thống Biden và cựu Tổng thống Donal Trump. Giữa một bên là củng cố mở rộng và đứng đầu Nato gia tăng viện trợ từ Ukraina, Isreal với một bên là ngừng viện trợ cho các cuộc chiến quay về làm cho “nước Mỹ vĩ đại trở lại”.
Bầu cử ở Mỹ đang ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh toàn cầu người ta đang mong muốn sự thay đổi từ nước Mỹ.
H.L