Friday, December 27, 2024
Trang chủQuân sựSức mạnh lực lượng quân sự lớn nhất châu Á hiện nay

Sức mạnh lực lượng quân sự lớn nhất châu Á hiện nay

Sự phát triển ngày càng nhanh cả về quy mô và năng lực của Quân đội Trung Quốc đang đặt ra nhiều thách thức đối với siêu cường quân sự số một thế giới.

Lục quân Trung Quốc.


Nhiệm vụ chính của Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) là bảo vệ Trung Quốc trước sự tấn công của nước ngoài, tiếp theo là ngăn chặn kế hoạch độc lập cũng như sự hỗ trợ của Mỹ và Nhật Bản dành cho Đài Loan.

Sau năm 2000, với sự phát triển nhanh chóng về sức mạnh kinh tế và công nghệ của Trung Quốc, quy mô vũ khí và thiết bị của PLA đã được cải thiện rất nhiều.

Lực lượng trên bộ

Hiện nay, các trang bị chủ yếu của quân đội Trung Quốc được nước này tự sản xuất và bảo đảm đầy đủ. Hải quân, lục quân và không quân cũng như hiệu suất của các loại vũ khí đã đạt trình độ tiên tiến quốc tế.

Mặc dù từ năm 2015 đến 2018, PLA đã cắt giảm hơn 300.000 quân, nhưng họ vẫn có quy mô và sức mạnh thuộc top đầu thế giới. Từ góc độ quân số, quân đội Trung Quốc có số lượng nhân sự lớn nhất thế giới, với hơn 900.000 binh sĩ thuộc lục quân, hải quân hơn 300.000, không quân 400.000 và lực lượng tên lửa 140.000.

Năm 2016, Trung Quốc đã rút gọn 7 Quân khu lớn và tổ chức lại thành 5 Chiến khu, gồm: Chiến khu Trung tâm, Chiến khu Miền Bắc, Chiến khu Miền Nam, Chiến khu Miền Đông và Chiến khu Miền Tây.

Quân đội Trung Quốc không chỉ đông đảo về quân số mà còn rất tiên tiến về trang bị, được hiện đại hóa mạnh mẽ và rất chính quy. PLA đang tập trung vào chiến tranh mạng, điện tử và không gian để nâng cao năng lực quân sự của mình.

Hiện tại, quân đội Trung Quốc có hơn 6.000 xe tăng chiến đấu chủ lực như Type 99, Type 96, Type 88 và Type 15, trong đó có hơn 4.000 xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ ba như Type 96, Type 99. Đây là đội quân thiết giáp lớn thứ ba trên thế giới.

Trên toàn cầu, quân đội Mỹ hiện có khoảng 2.300 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abrams, trong khi quân đội Nga hiện có khoảng 2.800 chiếc T-90 thế hệ thứ ba, cả hai đều ít hơn quân đội Trung Quốc.

Lực lượng không quân

Kể từ khi J-10 được đưa vào biên chế trong năm 1998, lực lượng chủ lực của không quân Trung Quốc đã phát triển từ máy bay thế hệ thứ hai lên máy bay thế hệ thứ ba và thứ tư. Đến cuối năm 2022, không quân Trung Quốc đã có hơn 2.000 tiêm kích, tổng số tiêm kích tàng hình J-10, J-11, J-16, J-20, Su 30/35 và J-20 đã vượt quá 1.400.

Ngoài ra, Trung Quốc còn sản xuất hàng loạt máy bay Y-20, KJ-500 và các loại máy bay khác trong những năm gần đây. Hiện tại, Trung Quốc có tổng cộng hơn 100 chiếc máy bay vận tải IL-76 và Y-20. Trung Quốc đã vượt Nga và Mỹ, trở thành quốc gia có nhiều máy bay vận tải quân sự nhất thế giới.

Theo số liệu tháng 1/2023, Trung Quốc hiện có hơn 60 máy bay cảnh báo sớm và hơn 200 máy bay ném bom dòng H-6.

Trong khi đó, Nga hiện chỉ có hơn 800 máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba, với khoảng 20 máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 Su-57, còn Nhật Bản chỉ có hơn 300 máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba, bao gồm F-15 và F-2.

Hàn Quốc cũng sở hữu một lượng nhỏ máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba và thứ tư bao gồm F-15, F-16 và F-35, còn không quân Ấn Độ có khoảng 400 máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba như Rafale và Su-30MKI.

Xét về máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba và máy bay chiến đấu tàng hình, không quân Trung Quốc có lợi thế tuyệt đối ở châu Á về số lượng và sức mạnh chiến đấu.

Lực lượng hải quân

Trung Quốc đã tích cực hiện đại hóa hải quân trong vài thập kỷ qua với mục tiêu trở thành một cường quốc hải quân hàng đầu thế giới. Những nỗ lực hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc đã dẫn tới sự gia tăng đáng kể về quy mô và năng lực của hạm đội. Đến năm 2021, hải quân Trung Quốc đã vượt qua hải quân Mỹ về tổng quy mô, với ước tính từ 348 đến 355 tàu mặt nước và tàu ngầm.

Trung Quốc đã nhanh chóng mở rộng hạm đội hải quân của mình, hàng năm họ đã đưa nhiều tàu vào hoạt động. Chỉ riêng năm 2021, Trung Quốc đã biên chế ít nhất 28 tàu, tập trung đáng kể vào việc nâng cấp năng lực tác chiến ven biển, đặc biệt là ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Việc hiện đại hóa hải quân Trung Quốc nhằm mục đích tăng cường khả năng của hải quân cho nhiều nhiệm vụ khác nhau, bao gồm giải quyết các tình huống quân sự tiềm ẩn với Đài Loan, bảo vệ các tuyến đường thương mại trên biển, thay thế ảnh hưởng của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương và khẳng định họ là một cường quốc thế giới.

Trong khi hải quân Trung Quốc có thế mạnh ở một số lĩnh vực nhất định, như tàu ngầm tấn công diesel, khinh hạm và tàu hộ tống, hải quân Mỹ vẫn duy trì ưu thế về tàu sân bay, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu tuần dương và tàu khu trục. Hải quân Mỹ cũng nhấn mạnh cơ cấu hạm đội được phân bổ nhiều hơn để chống lại lực lượng hàng hải của Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới