Saturday, December 28, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiĐộng cơ của IS gây ra vụ khủng bố kinh hoàng ở...

Động cơ của IS gây ra vụ khủng bố kinh hoàng ở Nga

Vụ tấn công tại Moscow (Nga) làm hơn 60 người thiệt mạng mà tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) nhận trách nhiệm cho thấy mối đe dọa dai dẳng của chủ nghĩa khủng bố toàn cầu.

Các tay súng mặc quân phục đã tấn công phòng hòa nhạc tại tòa nhà Crocus City ở vùng Moscow của Nga vào tối 22.3. Vụ tấn công được giới chức Nga cho là khủng bố khiến ít nhất 60 người thiệt mạng và 100 người khác bị thương, theo TASS.

Nhà chức trách Nga chưa bình luận gì về tuyên bố này trong khi Reuters dẫn lời hai quan chức Mỹ tiết lộ Washington có nguồn tình báo để xác nhận tuyên bố nhận trách nhiệm của IS trong vụ tấn công mới nhất tại Moscow. Các quan chức cho hay Mỹ đã cảnh báo Nga trong vài tuần qua về nguy cơ tấn công.

Vụ khủng bố kinh hoàng ở Nga: Nếu do IS thì vì động cơ gì?

“Trong tháng này, chính quyền Mỹ có thông tin về một vụ tấn công khủng bố được lên kế hoạch tại Moscow, có khả năng nhắm vào những nơi đông người như buổi hòa nhạc. Điều này đã thúc đẩy Bộ Ngoại giao ban bố cảnh báo công khai đối với người Mỹ tại Nga. Chính quyền Mỹ cũng chia sẻ thông tin này cho giới chức Nga theo chính sách ‘nghĩa vụ cảnh báo’ có từ lâu”, phát ngôn viên Adrienne Watson của Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng cho biết.

Hồi năm 2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảm ơn Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump vì đã cung cấp thông tin giúp ngăn chặn hành động khủng bố tại Nga. Lời cảnh báo của Mỹ được cho là đã giúp Nga phá âm mưu tấn công khủng bố tại thành phố Saint Petersburg.

Đại sứ quán Mỹ tại Nga ngày 8.3 cảnh báo rằng các thành phần cực đoan có kế hoạch tấn công tại Moscow và đã khuyến cáo công dân nên rời khỏi Nga. Cảnh báo được đưa ra chỉ vài giờ sau khi lực lượng an ninh Nga cho biết đã phá một âm mưu xả súng của IS tại một thánh đường Do Thái.
IS-K là tổ chức nào?

Theo tờ Times of India, IS-K nổi lên tại miền đông Afghanistan vào năm 2014, lấy tên theo một vùng lịch sử từng bao trùm một phần Iran, Turkmenistan và Afghanistan.

Cũng như IS, IS-K là lực lượng khét tiếng tàn bạo và vì những hoạt động cực đoan. Những chiến dịch của Taliban và lực lượng Mỹ đã khiến IS-K bị giảm sức mạnh từ năm 2018, nhưng tổ chức này vẫn là mối đe dọa lớn tại khu vực. Năm 2021, liên minh Mỹ và phương Tây rút khỏi Afghanistan khiến năng lực chiến đấu và thu thập tình báo về các nhóm cực đoan này bị suy giảm.

IS-K đã nhận trách nhiệm nhiều vụ tấn công, chủ yếu tại Afghanistan và những vùng lân cận, trong đó nổi bật là một vụ tấn công đại sứ quán Nga tại Kabul vào tháng 9.2022 và vụ tấn công sân bay Kabul năm 2021 khiến nhiều dân thường và quân nhân thiệt mạng lúc Mỹ rút quân.

Khủng bố kinh hoàng ở Moscow: Đã bắt giữ 4 nghi phạm xả súng

IS-K được cho là thường tấn công mà không cảnh báo trước, gây ra mối đe dọa thường trực cho an ninh khu vực và quốc tế.

Theo Times of India, nếu được xác nhận IS-K đứng sau vụ tấn công ngày 22.3, một trong những lý do IS-K nhắm đến Nga có thể là do sự can thiệp quân sự của nước này tại Trung Đông, đặc biệt là tại Syria. Nga có căn cứ quân sự tại Syria và từng điều quân đến hỗ trợ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad để chống IS và các nhóm cực đoan khác.

Thái độ chống đối Nga của những tay súng người Trung Á của IS-K xuất phát từ mâu thuẫn lịch sử cũng có thể là yếu tố thúc đẩy tổ chức này thực hiện các cuộc tấn công trên đất Nga.

Trong một phiên điều trần tại Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ hồi giữa tháng này, tư lệnh Bộ Chỉ huy trung tâm Mỹ tại khu vực Trung Đông Michael Kurilla nói rằng IS-K có thể thực hiện một chiến dịch tại châu Âu hoặc châu Á trong vòng 6 tháng tới mà không có cảnh báo gì. Tình báo Mỹ từng đưa ra đánh giá tương tự về năng lực của IS-K trước vụ tấn công tại sân bay Afghanistan vào năm 2021.

RELATED ARTICLES

Tin mới