Tuesday, January 7, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnCác công ty lớn nhất phương Tây âm thầm mua hàng quan...

Các công ty lớn nhất phương Tây âm thầm mua hàng quan trọng của Nga

Các công ty lớn nhất phương Tây lớn tiếng từ chối titan của Nga nhưng lại lặng lẽ mua lượng lớn nguyên liệu này trị giá hàng trăm triệu USD.

Lắp ráp máy bay Boeing 737 ở Mỹ. Boeing vẫn mua titan của Nga.

Tờ The Washington Post đưa tin, suốt vài năm qua, phương Tây vẫn tiếp tục mua titan từ Nga. Theo tờ báo, VSMPO-Avisma, công ty Nga không nằm trong danh sách bị trừng phạt, bán 15.000 tấn titan trị giá 370 triệu USD chỉ trong năm 2022, phần lớn là sang Anh, Đức, Pháp và Mỹ.

Hiện tại, các công ty phương Tây họ lo ngại tình trạng thiếu titan – nguyên liệu thô quan trọng – sẽ đe dọa ngành công nghiệp quốc phòng và hàng không vũ trụ.

Công ty Nga VSMPO-Avisma không nằm trong danh sách đen của phương Tây, mặc dù tập đoàn Rostec bị trừng phạt nằm trong số các chủ sở hữu của doanh nghiệp này.

Để chống lại nhà sản xuất titan hoàn chỉnh lớn nhất (từ nguyên liệu thô đến sản phẩm), Mỹ chỉ đưa ra các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chứ không cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, các nhà sản xuất máy bay từng hứa sẽ không mua sản phẩm của Nga.

Airbus tuyên bố vào tháng 12.2022 rằng sẽ từ chối “nguồn cung titan Nga trong vài tháng nữa”. Michael Schellhorn, Giám đốc Airbus Defense & Space cho biết: “Chúng tôi đang trong quá trình tách khỏi Nga”.

Boeing đảm bảo có “dự trữ titan đáng kể” từ một nhóm các nhà cung cấp trên khắp thế giới, vì vậy sẽ không cần titan Nga.

Tuy nhiên, các nhà phân tích nói sự hợp tác với Nga sẽ được khôi phục “một cách âm thầm”. Rõ ràng, đây là những gì đang xảy ra.

Theo tờ The Washington Post, trong thời gian qua, tất cả các nhà cung cấp lớn cho các hãng sản xuất máy bay khổng lồ đều mua titan từ Nga.

Tập đoàn hàng không vũ trụ Safran của Pháp – nơi sản xuất khung gầm, bao gồm cả cho Boeing – tăng nhập khẩu lên 20 triệu USD vào năm 2022 (năm 2021 là 8,6 triệu USD). Rolls-Royce của Anh – hãng sản xuất động cơ cho Airbus và Boeing – tuyên bố ngừng nhập khẩu vào mùa xuân năm 2022. Kết quả là họ mua thêm 6,7 triệu USD so với năm trước đó.

Titan “chính thức” đến từ các nước khác, bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc và Kazakhstan. Tuy nhiên, nguồn này rõ ràng là chưa đủ.

“Nằm ở Kazakhstan, Nhà máy titan và magie Ust-Kamenogorsk (UKTMK) chỉ sản xuất titan xốp, thỏi và tấm titan. Còn VSMPO-Avisma sản xuất các sản phẩm ống, tấm cán phẳng, dài và dập. Toho Titanium và Osaka Titanium của Nhật Bản có nhiều dòng sản phẩm hơn hơn UKTMK, nhưng xét về số lượng bán thành phẩm titan, họ cũng thua kém công ty Nga” – Sputnik dẫn lời ông Leonid Khazanov, chuyên gia công nghiệp độc lập giải thích.

Mua từ các công ty luyện kim Trung Quốc cũng không phải là một lựa chọn, do chính sách đối ngoại và quan hệ kinh tế phức tạp giữa phương Tây và Trung Quốc.

Trong khi nhu cầu titan tăng thì phương Tây có rất ít lựa chọn: Dùng hết trữ lượng, cố gắng tìm kiếm titan ở các thị trường thay thế, đồng thời, lặng lẽ tiếp tục mua từ Nga.

Tờ The Washington Post cho biết, những giao dịch mua này cho thấy phương Tây vẫn phụ thuộc vào Mátxcơva một số mặt hàng nhất định, bất chấp những đảm bảo về việc cắt đứt quan hệ kinh tế.

William George – nhà phân tích tại công ty giám sát Import Genius của Mỹ – lưu ý, Nga có thể cắt nguồn cung cấp titan, khiến các doanh nghiệp quan trọng đối với quốc phòng và hàng không dân dụng sẽ rơi vào tình thế khó khăn”.

Trong trường hợp này, sẽ nảy sinh các vấn đề trong ngành hàng không và quốc phòng của “các nước không thân thiện” – kể cả việc các doanh nghiệp đóng cửa.

Tình hình cũng sẽ trở nên trầm trọng hơn do nhu cầu về titan sẽ tăng. Các nhà phân tích của Quỹ Roscongress dự đoán đến năm 2026, thị trường titan sẽ tăng lên 6,1 tỉ USD mỗi năm. Airbus phụ thuộc vào nguyên liệu thô của Nga tới 60%, Boeing là 35%. Do đó, nếu Nga ngừng cung cấp sẽ giáng một đòn kép vào phương Tây – Denis Astafiev, người sáng lập công ty đầu tư SharesPro, lưu ý.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới