Trung Quốc luôn tuyên bố “một Trung Quốc” sẽ bằng mọi giá giải quyết vấn đề Đài Loan. Trung Quốc ép các nước kể cả Mỹ chấp nhận nguyên tắc “một Trung Quốc”. Khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina, sau đó Israel tiến công dải Gaza, nhiều nhà quân sự, chính trị thế giới dự đoán rằng đây có thể là tiền đề để Trung Quốc tiến công Đài Loan bằng quân sự. Nhưng điều đó cho đến nay vẫn chưa xảy ra.
Thực tế vấn đề Đài Loan từ thời Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình đều lớn tiếng về việc sẽ đưa Đài Loan về “một Trung Quốc”. Tập Cận Bình còn tuyên bố mạnh hơn là sẽ giải quyết Đài Loan kể cả bằng biện pháp quân sự. Nhưng cho đến nay tất cả chỉ là tuyên bố. Vì thực ra Đài Loan chưa đưa về thống nhất với đại lục nhưng Đài Loan vẫn là của người Trung Quốc. Thậm chí khi cải cách mở cửa, Đài Loan đã là cầu nối giữa Trung Quốc và các nước phát triển, đặc biệt là với Mỹ và Tây Âu.
Với Trung Quốc việc thôn tính Biển Đông mới là quan trọng nhất cần phải làm ngay, làm liên tục và quyết liệt. Trong khu vực này có hai nước trực tiếp xung đột chủ quyền biển đảo với Trung Quốc là Philippines và Việt Nam.
Philippines là đồng minh của Mỹ, trước đây Trung Quốc còn e ngại, nhưng khi trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới và có tiềm lực quân sự mạnh thì Trung Quốc cũng không còn nể nang. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đến 90% diện tích trên Biển Đông, trong đó có cả khu vực thuộc chủ quyền của Philippines. Vì thế Philippines lập tức kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng Tài quốc tế và dành thắng lợi. Nhưng Trung Quốc phớt lờ phán quyết của Tòa Trọng Tài và liên tục o ép Philippines ở Bãi Cỏ Mây. Gần đây Philippines ngày càng có thái độ cứng rắn, quyết liệt hơn với Trung Quốc.
Với Việt Nam, sau khi chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc lấn tới chiếm và bồi đắp các đảo của quần đảo Trường Sa thuộc Việt Nam. Trắng trợn biến các đảo này thành căn cứ quân sự, khống chế con đường hàng hải từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, bất chấp sự phản đối của Mỹ và nhiều nước trên thế giới. Không những thế Trung Quốc còn liên tục cản trở, quấy rối Việt Nam khai thác dầu khí ở những khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam như Bãi Tư Chính.
Việt Nam dù bị Trung Quốc gây hấn nhưng luôn chủ trương giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng hiệu pháp hòa bình. Nhưng hìn như Việt Nam càng nhân nhượng thì Trung Quốc càng lấn tới. Gần đây không chỉ tầu hải cảnh mà Trung Quốc còn huy động hàng trăm tàu các loại đến khu vực bãi Tư Chính.
Điều đáng nói là Trung Quốc thường nói một đằng, làm một nẻo. Trong các cuộc gặp cấp cao giữa Việt Nam và Trung Quốc, lãnh đạo Trung Quốc luôn nói về tình hữu nghị, về tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác quốc phòng- an ninh thực chất hơn”.
Ngay trong quan hệ kinh tế thì Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam luôn cao hơn rất nhiều hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Chỉ trong hai tháng đầu năm 2024 Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 7,95 tỷ USD thì Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam tới 19,3 tỷ USD.
Hy vọng chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ quan hệ hai nước sẽ tốt đẹp hơn.
H.L