Thursday, December 26, 2024
Trang chủGóc nhìn mới7 ngôi làng toàn tỷ phú ở Việt Nam

7 ngôi làng toàn tỷ phú ở Việt Nam

Nhiều ngôi làng ở Việt Nam còn được mệnh danh là ‘Làng Tỷ Phú’ bởi số lượng tỷ phú ở đây đếm không xuể. Họ xây biệt thự, mua xe hơi, sống cuộc sống xa hoa. Điều kỳ lạ hơn, người dân ở đây phất lên nhờ những công việc không ai ngờ đến. Mọi người có tò mò muốn biết người dân ở những ngôi làng này làm gì mà giàu đến vậy?

Diện mạo của làng tỷ phú nhờ buôn thịt lợn.

Làng tỷ phú chuyên nghề đồng nát

Lâu nay, khi nói về nghề đồng nát, nhiều người sẽ nghĩ đó là một nghề của những người nghèo khổ, có làm cả đời cũng chẳng thể nào phất lên được. Thế nhưng, quan điểm đó là xưa rồi, bởi có một ngôi làng ở Nghệ An có rất nhiều tỷ phú nhờ nghề buôn đồng nát. Thậm chí, người dân ở đây còn được mệnh danh là ‘Dân Do Thái’, ý nói tới sự thông minh của người dân.

Ngôi làng đó nằm ở xã Diễn Tháp, Diễn Châu, Nghệ An. Khi đến đây, chúng ta có thể thấy hai bên đường dẫn vào xã là những ngôi nhà cao tầng san sát nhau, khiến không ai nghĩ vùng quê lại lộng lẫy như khu phố của các đại gia vậy. Hai bên vỉa hè, những chiếc ô tô tải đang chở hàng xuất sang Lào, công nhân chăm chỉ làm việc.

Trước đây, vùng đất này là đồng không mông quạnh, nước ngập quanh năm. Những năm 1990 trở về trước, người dân hầu hết làm nông, mỗi nhà được vài ba sào ruộng khoán nên cuộc sống nghèo xơ nghèo xác, thu nhập bình quân đầu người thấp nhất huyện. Ngoài làm nông, bà con còn có nghề đúc đồng, tranh thủ làm thêm những ngày nông nhàn. Sau đó, nhờ nhạy bén với thời cuộc, người dân bắt đầu dùng xe đạp cà tàn đi buôn đồng nát. Trước tiên, sẽ phục vụ cho nghề đúc đồng của mình. Thời đó, hình ảnh sáng sớm người đạp xe kéo nhau đi mua đồng nát, những đứa trẻ đeo thùng xốp sau xe đi lấy kem về bán và đổi lấy đồng nát quá quen thuộc với bà con.

Ban đầu, họ chỉ đi thu gom ở các huyện xã trên địa bàn tỉnh, rồi sau đó tiếp tục mở rộng địa bàn ra các tỉnh trong Nam, ngoài Bắc. Thời gian đầu, họ chủ yếu mua đồng, nhưng sau thấy nhôm, sắt, nhựa cũng nhiều nên gom về nhập cho các đại lý lớn thu mua. Thời điểm đó, cả làng đi buôn đồng nát và thu mua đủ mọi thứ như đưa xoong nồi đi đổi đồng nát, buồn lông vịt, dép nhựa hỏng, bao bì, chai lọ. Cứ hễ cái nào mua được, bán được là họ buồn hết.

Cũng từ đó, Diễn Tháp còn có tên gọi khác là ‘Làng Phế Liệu’. Khi phế liệu trong nước dần khan hiếm hơn, họ lại lân ra sau tận Lào để thu mua. Thời điểm đó, giá phế liệu tại Lào là vô cùng thấp, thế là người dân trong xã lại ồ ạt kéo nhau sang nước bạn. Lúc đầu, là đi xe máy, rồi lên gửi xe khách và tiếp đó là mua ô tô riêng. Mỗi chuyến phế liệu ở Lào về lại được tập kết ở các đại lý của Diễn Hồng, xã cạnh đó. Sau công đoạn qua phân loại, tái chế, phế liệu được đưa trở lại Lào bán với giá cao.

Dần dần, Diễn Tháp phất lên nhanh chóng và trở thành một trong những xã giàu nhất tỉnh Nghệ An. Bắt đầu từ năm 2000, người dân Diễn Tháp đua nhau xây nhà tầng, biệt thự, khiến dân quanh vùng vô cùng ngạc nhiên. Chỉ trong một thời gian ngắn, xã mang một bộ mặt hoàn toàn mới. Những ngôi nhà biệt thự nằm san sát thành một con phố dài dọc trung tâm xã. Theo bà Chu Thị Khuyên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Diễn Tháp, hiện toàn địa phương có tới hàng trăm hộ giàu. Kèm theo đó là nhiều ô tô các loại, trong đó nhiều ô tô tiền tỷ, thậm chí là nhiều tỷ đồng, cũng được các đại gia vùng này mạnh tay chi tiền sở hữu. Số biệt thự trong xã thì không đếm xuể vì hầu như nhà nào cũng xây cho mình một căn nhà khang trang khi đã có nguồn vốn nhất định. Từ đó, trong xã có rất nhiều tỷ phú. Thậm chí nhiều người mới ở độ tuổi 20 có thể thấy nhờ sự thông minh, chịu thương chịu khó, người lớn ở vùng đất nắng gió Diễn Tháp, Nghệ An đã trở thành những đại gia giàu có nhờ nghề buôn đồng nát.

Ngôi làng tỷ phú ở Nam Định với những dinh thự lâu đài lộng lẫy

Khi nhắc đến làng quê, chúng ta thường nghĩ đến những vùng quê yên bình với cánh đồng lúa mênh mông, cò bay sải cánh cùng những khóm tre làng. Tuy nhiên, có một ngôi làng ở Nam Định sẽ khiến bạn không khỏi choáng ngợp trước sự hiện đại và lộng lẫy của những ngôi biệt thự kiểu lâu đài. Đó là làng Phú An ở thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, nằm ven sông Ninh Cơ. Nơi đây, nhà cao tầng, biệt thự hiện đại với đủ kiểu kiến trúc từ mái vòm, mái công, thiết kế cầu kỳ với trị giá từ vài tỷ đến hàng trăm tỷ đồng mọc san sát nhau. Người dân vẫn gọi Phú An là làng tỷ phú. Ven nơi đây có đến 80% người dân làm nghề vận tải đường thủy giàu có, phát đạt, đội tàu vận tải của làng Phú An với hàng trăm chiếc đã có mặt trên khắp các dòng tấn công từ Bắc vào Nam và kể cả là đường biển quốc tế.

Ước tính, nghề vận tải biển của làng Phú An tạo việc làm thường xuyên cho hàng nghìn lao động. Thu nhập từ nghề vận tải biển đã khiến cho cư dân ở đây đổi đời. Thu nhập của người lao động ở đây cũng không thua kém gì ở những thành phố lớn, dù họ chỉ phục vụ cho địa phương. Theo tính toán, mỗi chuyến tàu sông, sau khi trừ chi phí dầu, thực phẩm, trả lương, khấu hao, cho thu nhập thực tế khoảng 100 triệu đồng cho một tháng. Con tàu biển mỗi tháng có thu nhập thực tế từ 500,600 triệu đồng cho một tháng.

Làng Phú An, Nam Định, trải dài 2 km, nhưng xe đó là nhà cao tầng, dinh thự san sát, có đến 60% số hộ xây được biệt thự, nhà cao tầng trị giá thấp nhất từ 2 tỷ đồng. Nhà cao tầng, biệt thự hiện đại tại khu vực này có đủ kiểu kiến trúc từ mái vòm, mái cong, thiết kế cầu kỳ theo phong cách kiến trúc lâu đài Châu Âu với trị giá từ vài tỷ, thậm chí là cả trăm tỷ đồng mọc lên san sát, tưởng chừng như chỉ có trong các bộ phim điện ảnh quốc tế cũng có đến cả chục căn, hẳn là anh em đã bị choáng ngợp bởi những lâu đài, biệt thự ở làng Phú An rồi, đúng không?

Làng có hơn 1000 tỷ phú nhờ … xuất ngoại

Được mệnh danh là làng đại gia của xứ Nghệ. Xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, khiến nhiều người mắt tròn mắt dẹt bởi những dãy nhà cao tầng, biệt thự mọc từ đầu đến cuối làng. Theo đó, do con đường nhựa lên xã Đô Thành, những dãy nhà cao tầng sầm uất, thậm chí là nhiều căn biệt thự cao từ 3 đến 4 tầng được xây dựng với chi phí vài tỷ đồng.

Bên cạnh đó, loạt xe hơi hạng sang cũng được người dân ở đây tậu về, lướt ngang phố, cứ ngỡ đang lạc vào khu dân cư siêu sang nào đó tại các thành thị lớn. Chính bởi vậy, Đô Thành thường được gọi bằng cái tên mỹ miều “ngôi làng tỷ phú của Việt Nam”, “làng Châu Âu” khi những người nông dân sống trong các ngôi nhà như lâu đài.

Tuy nhiên, một người dân cho biết, giờ về Đô Thành, nếu nhìn biệt thự tiền tỷ, xe hơi hạng sang mà thốt lên ngạc nhiên thì “Xưa như trái đất” rồi, vì biệt thự sẽ còn bóng loáng được người dân ở đây xem như … chuyện bình thường.

Theo chia sẻ của Ông Luyện Xuân Huệ, Chủ tịch UBND xã Đô Thành, có hơn 4.000 hộ với gần 18.000 nhân khẩu. Trong số đó, 3/4 có nhà cao tầng, biệt thự. Ít ai biết được rằng trước đó, vào những năm 80 của thế kỷ 20, Đô Thành từng là một trong những xã nghèo nhất của tỉnh Nghệ An. Đây là một vùng thuần nông, cuộc sống người dân nơi đây chủ yếu sống bằng cấy lúa, một nắng hai sương, cần cù lam lũ, nhưng cái đói, cái nghèo thì vẫn cứ đeo bám.

Chỉ đến những năm 1990, sau khi một vài người trong xã đã nảy ra ý định đi lao động ở châu Âu, làn sóng xuất ngoại bùng nổ. Về sau, thấy làm ăn được, những người xuất ngoại kiếm được nhiều tiền về kéo anh em, họ hàng cùng đi Tây. Lượng người xuất khẩu lao động ngày một tăng lên, tính trung bình một nhà có ít nhất là một người đi xuất khẩu lao động. Ước tính hàng năm, chi phí người xuất khẩu lao động hơn 200 triệu USD, tương đương với gần 5.000 tỷ đồng. Từ đó, diện mạo của Đô Thành thay đổi chóng mặt, trở thành xã giàu nhất tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Thậm chí, làng tỷ phú này nổi tiếng đến mức còn xuất hiện trên Reuters vào năm 2019.

Ngôi làng sinh ra nhiều tỷ phú nhờ nghề buôn thịt lợn

Xưa nay, nhiều người có quan niệm phải làm ăn lớn, mở công ty to mới nhanh thành đại gia, ở biệt thự, đi xe hơi. Thế nhưng, chẳng cần phải làm ăn to, những người ở làng quê nghèo như làng Miêng Thượng, một thời cơm không đủ ăn, nhưng chịu lam lũ và có tài kinh doanh hơn người. Nhờ vào buôn thịt lợn, mới chốc đã thành tỷ phú.

Những năm về trước, làng Miêng Thượng mang đậm màu sắc của làng quê ở Đồng bằng Bắc Bộ, bao quanh bởi bốn bề là những cánh đồng rộng mênh mông, những căn nhà cấp 4 lụp xụp, xiêu vẹo. Thế mà giờ đây, diện mạo của làng đã thay đổi kỳ diệu. Nói về điều kiện kinh tế, khó có làng nào ở vùng đuổi kịp. Ở đây, những ngôi nhà từ 3 đến 4 tầng, khang trang, bề thế, có thiết kế hiện đại đua nhau mọc lên chen trục đường bê tông, trải phẳng lì, thành một con phố chạy dọc từ đầu đến cuối làng. Các hộ dân ở làng không còn bám đồng ruộng mà chuyển sang buôn bán, những buổi đi chợ bán thịt lợn, kiếm tiền triệu mỗi ngày. Từ làng quê nghèo, phụ thuộc vào dăm ba sào ruộng, giờ đây, người dân làng Miêng đã có của ăn, của để.

Một người phụ nữ sống ở trong thôn này cho biết, công việc buôn thịt lợn đã biến giấc mơ đổi đời của người dân nơi đây thành hiện thực. Theo đó, vào khoảng từ năm 2006- 2013, với nghề buôn thịt lợn rồi bán ở khắp các chợ, người dân nơi đây đã trở nên khá giả, nhà nào nhà nấy có của ăn, của để, có tiền tỷ trong tay. Được biết, ông Nguyễn Văn Sinh, người dân làng Miêng, là người đầu tiên có công việc đưa bà con đến với nghề đi chợ.

Gia đình ông Sinh có 4 người con, thì ba người theo nghề bán thịt lợn, giờ đều khá giả, có nhà lầu, xe hơi. Ông Sinh kể, trước đây, ông cũng bám đồng ruộng, đầu tắt mặt tối. Sau đó, cả nhà chuyển lên Hòa Bình để buôn giò chả, nhưng làm ăn không thuận lợi. Rồi được bạn bè mách nước, ông vào trung tâm Hà Nội buôn thịt lợn. Thấy nhà ông Sinh phất lên, người dân trong làng cũng bắt đầu học theo. Có những gia đình, cả nhà đều đi bán thịt lợn, thanh niên trong làng, học xong cấp 3 là theo bố mẹ lên thành phố bán thịt. Người đi trước dắt người đi sau, em lỗ, anh cho vay, đỡ đần nhau để buôn bán, kiếm tiền, khi làm ăn khá giả, cuộc sống thay đổi, người dân trong làng còn chung nhau xây dựng và làm đẹp xóm làng. Những hộ dân nơi đây đã gom góp và xây nên một ngôi nhà thờ với kinh phí lên đến hàng chục tỷ đồng.

Ngôi làng đổi đời nhờ buôn tóc

Nghề buôn tóc không lạ, nhưng việc buôn tóc kiếm được tiền tỷ, xây nhà lầu, mua xe hơi thì quả thực là ít ai ngờ. Nhờ tóc mà người dân xã Hồng Đà, huyện Tam Nông, Phú Thọ được nhiều người biết đến. Nhờ tóc mà hàng trăm ngôi biệt thự mọc lên và cũng nhờ tóc mà Hồng Đà dần dần được người ta gọi với cái tên làng tỷ phú. Người dân nơi đây chia sẻ, những ngày đầu đều buôn tóc. Người may mắn có khi kiếm cả vài triệu một ngày, số tiền quá lớn ấy khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Từ đó, họ bảo nhau tràn đi khắp nơi, kể cả tận những bản làng xa xôi để thuyết phục người ta bán tóc. Sau này, người dân chuyển địa bàn thu mua sang tận nước bạn Lào, Campuchia.

Thời kỳ đỉnh cao, cả xã có tới 400 người đi chợ tóc, có tới hơn 200 người đi xuyên Đông Dương để thu mua. Một truyền xuất ngoại của người dân Hồng Đà kéo dài khoảng 1, 2 tháng. Hầu hết những chuyến đi như vậy đều có lãi lớn, người may mắn có thể gom được cả tạ tóc. Trung bình cũng được vài chục cân tóc đẹp. Trừ mọi chi phí, mỗi người cũng được cả vài chục triệu.

Cán bộ xã Hồng Đà cũng phải thừa nhận, người dân bây giờ đã hết tha thiết với đồng ruộng. Theo số liệu thống kê năm 2008, cả xã có tới 9 hộ rơi vào tình trạng khuynh gia bại sản, ngân hàng đã làm thủ tục để niêm phong nhà. Vậy mà chỉ sau 2 năm đi chợ tóc, số nợ đã trả hế kinh tế khá giả nên trông thấy, có nghề tóc, đời sống nhân dân cũng tốt hơn con cái được học hành đến nơi đến chốn. Nhà cao tầng thi nhau mọc lên san sát.

Làng Quan Độ, Bắc Ninh -Thủ phủ đồng nát

Làng Quan Độ, Văn Môn, Yên Phong, Bắc Ninh là nơi xuất thân của nhiều đại gia tỷ phú đi lên từ nghề buôn sắt vụn. Nơi đây nhiều đại gia tỷ phú mà số vốn của họ được đồn lên đến cả vài trăm tỷ đồng. Nhưng ít ai biết được, Làng Quan Độ nói riêng và xã Văn Môn nói chung trước đây còn là làng quê nghèo. Người dân hầu như chỉ biết đến làm nông nghiệp. Nghề thu mua phế liệu ở đây đã tạo nên một diện mạo mới cho làng quê này từ khoảng những năm 1990. Gần 30 năm xuất hiện, nghề buôn đồng nát đã làm thay đổi hẳn cuộc sống của người dân Quan Độ.

Quanh làng là những ngôi nhà cao tầng chót vót, những biệt thự sang trọng mọc san sát. Chùa chiền, nghĩa trang đều thuộc hàng đồ sộ. Thậm chí có cả những tòa tháp cao đến cả trăm mét. Số lượng đại gia tỷ phú đồng nát nhiều vô kể đến nỗi, hỏi người dân trong làng, họ cũng chịu không thể đếm hết. Chị Nghiêm Thị Thơ, 35 tuổi, chủ một hộ kinh doanh phế liệu ở làng Quan Độ chia sẻ với phóng viên: “Ở đây, đại gia nhiều lắm, làm sao mà kể hết. Có những người họ giàu lắm mua đất ở Hà Nội, Từ Sơn, trong nhà mỗi người một ô tô riêng, có người còn có cả trăm tỷ mà gửi ngân hàng. Hầu hết các đại gia này đều xuất thân từ nông dân. Ngày trước, một vài người vẫn còn gắn với chiếc xe đạp thồ đi khắp nơi, buôn gạo về nấu rượu. Nhưng nhờ nghề buôn đồng nát rồi trúng quả đã biến họ trở thành đại tấm gương làm giàu khiến ai cũng ngưỡng mộ.

Làng tỷ phú chuyên nghề “mổ xe”

Nếu như ở làng Quan Độ, Yên Phong, Bắc Ninh, người dân mua đồng nát rồi về xẻ thịt thành phế liệu để bán lại cho các nhà máy thì ở Tề Lỗ, Yên Lạc, Vĩnh Phúc lại đi theo một hướng khác. Họ cũng chuyên đi mua lại các loại ô tô, máy móc dưới dạng thanh lý. Song chủ yếu mang về tháo ra bán phụ tùng hoặc mông lại rồi bán dưới dạng secondhand, hàng đã qua sử dụng, nếu so về quy mô giữa hai làng thì chưa biết mèo nào cắn mửu nào.

Làng Mổ Xe được gọi theo chính nghề nghiệp của người dân trong làng Tề Lỗ, thuộc xã Tề Lỗ, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc. Vùng quê này như một đại công trường khổng lồ đang thi công tháo lắp, sửa chữa đầy đủ tất cả các chủng loại xe từ xe máy, xe ô tô, xe cơ giới công trình như máy xúc, máy đào, máy ủi. Tại đây, tiếng máy nổ của động cơ, tiếng quai búa, tiếng gọi nhau í ối trao đổi mua bán diễn ra rất nhộn nhịp, tấp nập từ mờ sáng đến tận khuya. Hiện nay, theo ước tính của người dân nơi đây, làng Tề Lỗ này có khoảng từ 600, 700 bãi mổ xe hoạt động trên địa bàn.

Nghề mổ xe không những đem lại nguồn thu nhập khá lớn cho chủ nhân công xưởng, giúp đại đa số ông chủ ở đây thành tỷ phú giàu có, mà còn kéo theo chợ sắt phế liệu từ việc mổ xe thải ra như các động cơ, thiết bị xe hỏng, rồi đến lốp xe chất chồng lên nhau, trông rất ngổn ngang, bề bộn. Nhưng ngược lại, những thứ này cũng là nguồn thu nhập khá cao của các hộ gia đình làm nghề này.

Một số thông tin mà người làng Tề Lỗ cung cấp trước đây, ngôi làng này cũng như bao làng quê khác, còn nghèo nàn, lạc hậu. Trong làng, chủ yếu sinh sống bằng nghề lái trâu, chăn vịt và cơ duyên đến với người mổ xe tại làng này đến từ việc có một vài người lãi lớn vì bán được máy ủi cũ. Từ đó, cả làng đua nhau mua máy ủi về bán, rồi đến xe ô tô cũ, máy công trường, xe cẩu, máy xúc…

Dần dần ngôi làng này trở thành cánh đồng xe cũ từ lúc nào không hay. Nhờ mổ xe, cuộc sống của người dân trong làng được no ấm và đầy đủ hơn trước. Nhiều gia đình trở thành đại gia, tỷ phú nhờ nghề này. Cơ sở hạ tầng trong làng được xây dựng khang trang, sạch đẹp, nhà cửa kiên cố, cao tầng, biệt thự sang trọng được dựng lên, xe hơi được nhiều người mua sắm.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới