Báo cáo tự do tôn giáo năm 2024 của Uỷ ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF) có nội dung cho rằng Việt Nam đã có các vi phạm nghiêm trọng.
Trong khi đó, các nước tham gia phiên đối thoại Báo cáo quốc hội của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV vừa qua của Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc lại đánh giá: các chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong đảm bảo quyền con người, trong đó có tự do tín ngưỡng, tôn giáo đáng được ghi nhận.
Qua những đánh giá trên người ta buộc phải nghi ngờ rằng Uỷ ban tự do tôn giáo quốc tế Mỹ hoặc không đủ thông tin hoặc cố tình bóp méo sự thật vu cáo vấn đề tôn giáo ở Việt Nam. Đáng buồn hơn hiện nay các cơ quan ngoại giao, các tổ chức xã hội, kinh tế của Mỹ có rất nhiều ở Việt Nam tại sao họ lại không nhìn thấy bức tranh tôn giáo ở Việt Nam.
Về mặt luật pháp vấn đề tôn giáo, tự do tôn giáo của các cá nhân, tổ chức tôn giáo đã được thể hiện rất rõ ràng trong Hiến pháp năm 2013 và hệ thống pháp luật của Việt Nam. Đảng, nhà nước, các cơ quan chức năng của Việt Nam luôn yêu cầu thực thi nghiêm túc các quy định của Hiến pháp, pháp luật. Trong những năm qua, không có hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng nào bị cản trở, không có ai bị phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
Trong khu thực tế xã hội, chưa bao giờ các cơ sở tôn giáo, các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng lại phát triển rầm rộ như hiện nay. Sự phát triển ấy một phần nhờ chính sách của nhà nước, một phần nhờ nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng của người dân.
Trên khắp cả nước các cơ sở tôn giáo như nhà thờ đạo thiên chúa, chùa chiền của Phật giáo, đền thờ của các tín ngưỡng khác nhau được trùng tu, xây mới. Trong khi đó ở các nước kể cả Mỹ cũng không có hoặc rất ít có thêm các cơ sở tôn giáo mới. Một số cơ sở tôn giáo nhà nước mới còn được nhà nước công nhận là di sản văn hoá cấp tỉnh, cấp quốc gia. Có những cơ sở tôn giáo được xây dựng trên diện tích hàng trăm ha.
Các hoạt động tôn giáo như lễ Noel, lễ phục sinh, các hội chùa, hội đền có hàng vạn người tham gia. Điều đặc biệt là có những lễ như Noel, hội chùa Hương, chùa Yên Tử, đền Trần (Côn Sơn- Kiếp Bạc), núi Bà Đen đã trở thành lễ và hội chung của những người theo tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau.
Đặc biệt là, trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước Việt Nam đã kiên trì thực hiện việc đoàn kết các tôn giáo với phương châm “tốt đời, đẹp đạo”. Toàn dân không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng đang cùng nhau chung tay xây dựng đất nước.
Hiện nay đang có một số người đang lợi dụng tự do tôn giáo, thậm chí còn tổ chức kinh doanh “tôn giáo, tín ngưỡng”. Những việc làm này rất cần phải ngăn chặn, xử lý nghiêm khắc để làm lành mạnh đời sống xã hội. Nếu cho rằng việc xử lý ấy là vi phạm thì thật nực cười.
H.L