Monday, December 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiQuan hệ TQ – EU chưa hạ nhiệt

Quan hệ TQ – EU chưa hạ nhiệt

Khi quan hệ Mỹ, EU với Trung Quốc còn nồng ấm thì quan hệ thương mại của Trung Quốc với các nước này ở mức rất cao. Hàng năm Mỹ đã nhập khẩu từ Trung Quốc tới 5 tỷ USD. Anh, Đức cũng có quan hệ thương mại rất tốt với Trung Quốc. Anh còn dự định cho Trung Quốc đầu tư mạnh vào viễn thông đặc biệt là xây dựng mạng 5G. Nước Pháp tuy quan hệ thương mại với Trung Quốc không bằng Anh nhưng cũng rất tốt đẹp. Hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc ngập tràn EU, giúp cho người dân tiết kiệm đáng kể việc chi tiêu. Ngược lại các công ty và hàng hóa Mỹ, EU có điều kiện tiếp cận thị trường 1,4 tỉ dân.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel (trái), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, tháng 12/2023.

Sự vươn lên mạnh mẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đặc biệt là chiến lược vành đai và con đường bao trùm toàn thế giới của Trung Quốc bắt đầu làm cho Mỹ và các nước EU lo ngại, tìm cách hạn chế hàng hóa và đầu tư từ Trung Quốc. Tổng thống Trump đánh thuế cao các hàng hóa của Trung Quốc, nước Anh dừng việc cho Trung Quốc đầu tư mạng 5G. Nước Mỹ còn cảnh báo vấn đề an ninh mạng đến từ Trung Quốc.

Dưới áp lực của Mỹ, các nước EU dù tiếc nuối việc quan hệ với Trung Quốc vẫn phải đồng thuận trong việc ngăn cản sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Chiến dịch quân sự đặc biệt Nga tiến hành ở Ukraina, Nga bị Mỹ và EU trừng phạt nặng nề về kinh tế. Trong khi đó Trung Quốc lại hỗ trợ giúp Nga tìm lối thoát, giải quyết khó khăn đặc biệt là gia tăng nhập dầu và khí đốt của Nga. Mỹ và EU cảnh báo Trung Quốc không được giúp Nga về kinh tế và răn đe Trung Quốc hỗ trợ Nga về vũ khí.

Trong bối cảnh ấy Trung Quốc vẫn nổi lên như một cường quốc có đủ uy tín có thể can thiệp cả hai bên để tìm ra giải pháp kết thúc chiến tranh ở Ukraina.

Chính vì vậy chuyến thăm ba nước châu Âu, trong đó có hai nước vừa là thành viên EU vừa là thành viên NATO của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể giúp tìm ra giải pháp hòa bình cho Ukraina và giải tỏa được sự căng thẳng của châu Âu. Nhất là chuyến thăm của ông Tập tới Hungary, nước luôn có bất đồng với NATO trong các chính sách với Ukraina. Còn Pháp lại là nước nói lên như là nước có thái độ căng thẳng với Nga.

Chủ tịch Tập Cận Bình khởi đầu chuyến công du châu Âu là nước Pháp. Tại đây ông đã phải đối mặt với những câu hỏi hóc búa về thương mại và xung đột Ukraina. Chủ tịch Tập đã bị Tổng thống Pháp Macron và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen gây sức ép về những vấn đề nêu trên. Còn Chủ tịch Tập khẳng định Trung Quốc không có vai trò nào ngoài việc “góp phần vun đắp hòa bình” cho Ukraina và phủ nhận tình trạng hàng hóa công nghiệp “dư thừa” của Trung Quốc tràn ngập thị trường châu Âu.

Không căng thẳng như Pháp, Chủ tịch Tập đã được đón tiếp trang trọng, cởi mở ở Serbia và Hungary người đứng đầu hai nước đều ra tận sân bay đón Chủ tịch Tập.

Hungary và Serbia là những của ngõ chiến lược để Trung Quốc hướng tới châu Âu. Trong chuyến thăm này Trung Quốc và Hungary đã đồng ý nâng cấp quan hệ hai nước lên “đối tác chiến lược toàn diện kiên định”. Còn Tổng thống Serbia Aleksandar Vučić đã trở thành lãnh đạo châu Âu đầu tiên ký tuyên bố chung về nỗ lực cùng Trung Quốc xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai”.

Phát biểu tại Budapest ngày 9/5, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố ông hy vọng Hungary sẽ sử dụng chức vụ chủ tịch luân phiên EU bắt đầu từ tháng 7 để “thúc đẩy sự phát triển ổn định và lành mạnh của quan hệ Trung Quốc – EU.

EU hoạt động theo cơ chế đồng thuận và các chính sách của khối khó được thông qua nếu bị Hungary phản đối. Vì vậy Trung Quốc mong muốn Hungary sẽ cản trở nỗ lực trong EU nhằm áp thuế với hàng hóa Trung Quốc.

Kết quả tốt đẹp trong chuyến thăm Serbia và Hungary còn gửi tới Mỹ và EU một thông điệp là Trung Quốc vẫn có những người bạn ở Châu Âu dù là rất ít.

H.L

RELATED ARTICLES

Tin mới