Đâu mới là phong thủy quý giá nhất đời người? Phong thủy quan trọng nhất trên đời chẳng nằm ở gia trạch hay thế đất mà nằm ở chính bản thân mỗi người.
Phong thủy tốt nhất đời người nằm ở bốn vị trí này trên chính cơ thể mỗi người. Tu luyện đúng cách để hưởng thụ cả đời phú quý bình an cũng từ đây mà tới.
Phong thủy lớn nhất đời người đều tích tụ trong sáu đức tính quý giá. Thuận lợi hay trắc trở, vận mệnh đều do một tay ta tự quyết. Tự giác kỷ luật là bản năng của kẻ mạnh nhất. Càng tự giác kỷ luật bao nhiêu, bạn càng giàu có bấy nhiêu. Làm sao để trở thành một người tự giác kỷ luật? Chỉ khi ngôn hành hợp nhất, chúng ta mới xây dựng được hệ thống tự giác kỷ luật mạnh mẽ.
Trong cuốn sách tu hành ‘Liễu Phàm Tứ Huấn’ của Nho giáo và Phật giáo có nói rằng: ‘Phước điền đều ở trong một tấc vuông.’ Hạnh phúc tưởng chừng như ngoài tầm với, nhưng thực ra nó ở ngay trong chính bạn. Nếu bạn có thể thay đổi bản thân một cách tích cực, hạnh phúc sẽ đến bên bạn. Tục ngữ có câu: ‘Số phận là do mình tạo ra, hoàn cảnh thay đổi tùy theo lòng người.’ Tuy rằng mỗi người mang vận mệnh khác nhau, nhưng chỉ cần bạn không ngừng hoàn thiện bản thân và có trái tim nhân hậu, thì phước lành sẽ hỗ trợ bạn trong cuộc sống.
Thứ nhất: Chăm sóc tốt cho cơ thể, giữ phước lành bên bạn
Người xưa có câu: Thân thể của con cái do cha mẹ ban cho chính là để nhắc nhở chúng ta phải quý trọng thân thể, không phụ lòng cha mẹ. Nếu không quý trọng sức khỏe của bản thân, đó là hành vi bất hiếu. Sức khỏe là số một, sự nghiệp, gia đình, danh tiếng, sự giàu có là những số không đằng sau.
Cuộc sống chỉ trở nên viên mãn khi số một thực sự ổn định và vững chắc. Sức khỏe giống như một con đập vậy, nếu đợi nó sắp sập rồi mới tìm cách khắc phục thì dù có tiêu tốn bao nhiêu sức lực và của cải cũng không thể cứu chữa được.
Trong xã hội ngày nay, con người đã ý thức hơn về tầm quan trọng của sức khỏe, quý trọng sức khỏe như là của cải quý báu nhất, vì khi cơ thể bạn không khỏe mạnh, bạn không thể làm được bất cứ điều gì cả. Dù bạn có nhiều tiền, khi bệnh nặng cũng rất khó cứu vãn. Có sức khỏe là có tất cả, sức khỏe quý hơn vàng.
Tài sản đầu tiên của con người là sức khỏe, sau đó là trí tuệ. Nếu bạn đang bận rộn với guồng quay công việc, hãy chú ý giữ gìn và chăm sóc tốt cho sức khỏe của mình, thay đổi những thói quen xấu và sống lành mạnh. Chỉ cần bạn có sức khỏe tốt, tuổi thọ đương nhiên sẽ kéo dài ra, phước lành cũng sẽ tìm đến bạn. Đương nhiên, muốn có sức khỏe tốt bạn phải chú ý vận động hợp lý, ít thức khuya, sinh hoạt điều độ, ăn uống khoa học.
Thứ hai: Nuôi dưỡng cửa sổ tâm hồn để nhìn ngắm thế giới này
Nhà nhân chủng học Boas nói rằng: “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, qua đó có thể nhìn ra trí tuệ và ý chí của một người”. Khi ngắm nhìn phong cảnh non xanh nước biếc, nhiều người sẽ dựa vào đôi mắt của chính mình phán xét phong cảnh nơi đó. Khi nhìn thấy đồng bằng xanh thẳm người ta thường nghĩ rằng “phong thủy nơi đây thật tốt”, nhưng khi nhìn thấy sa mạc cằn cỗi họ sẽ có suy nghĩ ngược lại.
Tuy nhiên, nếu bạn giữ cho mình một tâm hồn đẹp, sa mạc cũng sẽ trở nên xinh đẹp. Thế giới nội tâm của bạn sẽ phản ánh lên cách bạn nhìn nhận thế giới này, cũng sẽ ảnh hưởng đến những quyết định quan trọng trong cuộc đời bạn.
Nếu bạn sống lạc quan niềm vui sẽ đến với bạn, còn nếu bạn suốt ngày bi quan chỉ thu hút những điều tiêu cực xảy đến. Vì vậy, hãy chăm sóc tốt cho đôi mắt của mình, trong mắt bạn có nắng và mùa xuân, mọi thứ bạn nhìn thấy sẽ trở nên đẹp đẽ. Nuôi dưỡng tâm hồn đẹp cần có sự hỗ trợ của các yếu tố bên ngoài cũng cần đến trí tuệ. Điều chỉnh góc nhìn thế giới theo khuynh hướng tích cực, bạn có thể sẽ nhìn thấy nét đẹp ẩn giấu sau những khung cảnh tầm thường.
Thứ ba: Giữ lời ăn tiếng nói để cuộc sống tràn ngập tiếng cười
Ông cha ta có câu: “Lời nói là gốc rễ của tai họa”, “Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”, “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, những câu nói này đều dạy chúng ta phải giữ lời ăn tiếng nói của mình đúng mực, hướng đến sự tử tế. Nếu gặp phải vấn đề, bạn hãy cùng đối phương thảo luận tìm cách giải quyết, nói chuyện một cách tử tế với nhau, nên tránh nói những lời làm tổn thương nhau. Dù là gia đình, đồng nghiệp hay bạn bè bạn cũng nên giữ lời ăn tiếng nói tử tế, để giúp môi trường sống lành mạnh hơn. Bạn phải hiểu rằng điều kiện tiên quyết để có một môi trường sống tốt hơn là lời nói của bạn, bạn có khả năng kiểm soát và cải thiện lời nói của mình, nên nói gì và không nên nói gì là điều người trưởng thành có thể kiểm soát được. Khi bạn lịch sự với người khác họ cũng sẽ lịch lại với bạn, khi chúng ta tử tế với nhau cuộc sống ắt sẽ tự tốt lên.
Thứ tư: Nuôi dưỡng tâm trí, sống an nhiên, đủ đầy
Theo quan điểm của người xưa, loài chim én không mang sự giàu nghèo, chúng làm tổ trước cửa nhà giúp con người bắt sâu bọ. Sự xuất hiện của chim én mang điềm lành, giúp gia đình hưng thịnh. Nếu bạn đứng dưới góc nhìn của loài chim én, bạn sẽ thấy rằng cuộc sống bình yên chính là phước lành, có tấm lòng giúp đỡ người khác cũng là một phước lành to lớn. Nếu bạn nuôi dưỡng tâm hồn mình hướng thiện, bạn sẽ nhìn thấu cuộc đời, bạn không mưu cầu của cải, khi của cải đến với bạn đó là một điềm lành to lớn, hãy cứ thuận theo thăng trầm của thời cuộc mà sống một cuộc đời bình yên.
Ngoài ra, hãy buông bỏ những tạp niệm trong lòng, đừng so sánh mình với người khác và đừng khoe khoang bản thân. Tập trung theo đuổi những mục tiêu của bản thân, nhưng bạn cần biết và hiểu rõ đích đến ở đâu, đừng để tham vọng chi phối và làm lu mờ lý trí của bạn. “Tâm người vốn không tạp niệm, cớ sao vương vấn bụi trần?” Sự kỳ vọng trong lòng chúng ta càng ít, sự thất vọng càng ít, khi tâm chúng ta không phức tạp thì phước lành càng nhiều.
Hạnh phúc của chúng ta không phụ thuộc vào người khác, cũng không phải do người khác gửi gắm. Vì vậy, chúng ta phải học cách giữ gìn và phát triển thứ thuộc về mình, mang lại lợi ích cho bản thân. Khi bạn giàu có, bạn giúp đỡ người khác, hành động này mang phước lành cho bạn, cuộc sống sẽ tự nhiên tươi đẹp vô hạn.
Phong thủy lớn nhất đời người tích tụ trong 6 đức tính quý giá
Cuộc đời trắc trở chẳng phải do phong thủy xấu mà đều là tại những thói hư mà bạn chưa thể buông bỏ được. Chỉ cần đủ dũng cảm để loại bỏ chúng ra khỏi đời mình, bạn sẽ thấy cuộc sống dễ dàng hơn rất nhiều. Nhiều người dành cả đời để đi tìm tòi, sắp đặt những vị trí phong thủy tốt nhằm cầu may mắn thịnh vượng trong cuộc sống và công việc. Thế nhưng, họ chẳng hiểu được rằng phong thủy quan trọng nhất trên đời chẳng nằm ở gia trạch hay thế đất mà nằm ở trên chính bản thân mỗi người. Biết tu tâm, dưỡng tính thì dù có sống ở nơi phong thủy xấu cũng có thể chuyển biến tốt đẹp. Còn lòng dạ hẹp hòi thì dù địa thế có tốt đến đâu rồi cũng sẽ lụi bại. Phong thủy của cả đời người, tất cả đều ẩn giấu trong sáu thói quen dưới đây.
- Rèn luyện thói quen tốt
Cuộc sống ngày càng hiện đại, điều kiện sống của con người nhẽ ra cũng phải sẽ cải thiện nhiều hơn. Trớ trêu thay, đầy bệnh tật do lối sống buông thả của bản thân. Từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, ta đã phải chịu đựng biết bao căng thẳng độc hại từ công việc. Ta ngồi lì một chỗ cả ngày nhưng lại chẳng chịu tập thể dục thường xuyên. Ngày ăn ba bữa chưa đủ, ta còn bổ sung thêm một loạt bữa phụ với đủ loại thức ăn đầy dầu mỡ và chứa quá nhiều calo. Thức khuya đã trở thành thói quen khiến ta không còn tâm tình nguyện tắt đèn đi ngủ trước 12 giờ.
Tuy nhiên, chúng ta đều chỉ là người thường, là một đống xác thịt không hơn không kém. Làm sao có thể mong đợi bản thân không gặp vấn đề gì khi đối xử với cơ thể tồi tệ trong một thời gian dài như thế. Do đó, càng trưởng thành càng phải học cách đối xử tốt với chính mình. Chỉ khi biết kiềm chế ham muốn của bản thân, biết chăm lo sức khỏe hàng ngày, chúng ta mới có được thể chất mạnh mẽ để đương đầu với mọi loại khó khăn và nguy hiểm trong cuộc sống này.
- Tu tâm dưỡng tính
Càng nhiều tuổi con người càng khống chế cảm xúc giỏi hơn. Chỉ có trẻ con mới vì một món đồ chơi nhỏ mà tranh nhau đến sức đầu mẻ chán. Người xưa có câu ‘Lùi một bước biển rộng trời cao, nhẫn một lúc sóng yên gió lặng’. Trưởng thành chính là khi ta biết nhường người ba phần. Trên thế gian này có nhiều thứ đáng để ta dành cả đời phấn đấu, nhưng cũng tồn tại lắm thứ không đáng để ta phải bận tâm. Nếu vì những điều vụn vặt tầm thường mà đẩy bản thân và người khác vào thế bực dọc, ta chỉ làm cho mọi chuyện càng thêm rối ren.
Có giai thoại nọ kể rằng, đám mèo của nhà văn Tiền Chung Thư rất hay đi đánh nhau với mèo nhà hàng xóm. Mỗi lần như thế, ông đều vác gậy ra ngoài tương trợ cho thú cưng của mình. Vợ ông khi thấy cảnh ấy liền khuyên can: Đừng đánh nữa, kẻo lại phá vỡ hòa khí giữa gia đình hai bên”. Vì chuyện cỏn con mà làm ảnh hưởng đến tâm trạng bản thân, cuối cùng người bị tổn thương sẽ chính là mình. Chỉ khi học được cách buông tay, ta mới có thể sống một đời thoải mái.
- Xây dựng mối quan hệ tốt Trước đây dư luận đã từng xôn xao vì một thí nghiệm xã hội mang tên ‘Bạn đã liên lạc với bao nhiêu người trong danh bạ của mình?’.
Vài người tham gia thử thách cho biết họ có hơn 1.000 bạn bè được lưu trong điện thoại. Sau đó, nhóm thực hiện yêu cầu người tham gia xóa đi những số mà họ ít khi nói chuyện, công việc hay rủ đi chơi. Cuối cùng, nhiều người chỉ còn lại 20 đến 30 liên lạc trong danh bạ của mình. Tiếp theo, nhóm thực hiện lại hỏi: Có bao nhiêu người mà bạn dám tâm sự thật lòng trong này?. Tới lúc này, danh bạ của mọi người chỉ còn lại 2 đến 3 số. Rõ ràng, những người chúng ta hao tâm tổn trí để phục vụ thực chất là những kẻ qua đường trong cuộc sống. Ta phí ngoài thời gian để làm hài lòng những kẻ chẳng liên quan gì đến mình mà quên mất rằng những người yêu thương ta mới là những người xứng đáng được quan tâm nhất. Vì thế, muốn sống một cuộc đời ý nghĩa, nhất định phải xây dựng được một vòng tròn xã hội tốt đẹp và lành mạnh.
- Sở hữu trái tim mạnh mẽ
Vị tướng Patton huyền thoại của Mỹ từng nói: Thành công không phải đứng trên đỉnh cao mà là biết đứng dậy từ dưới đáy thất bại. Cuộc sống chẳng bao giờ là dễ dàng, chúng ta vấp ngã một lần không có nghĩa chúng ta sẽ gục ngã cả đời. Chỉ khi vượt qua được nỗi đau và tìm lại bản thân trong thời gian ngắn nhất, chúng ta mới có thể trở thành người mạnh mẽ.
Ai đi làm cũng đều một lần nếm trải cảm giác bị sếp chê trách, mắng mỏ vì chưa hoàn thành tốt công việc. Người mạnh mẽ sẽ nhanh chóng nghe theo mà sửa sai, người yếu đuối chỉ biết sợ hãi mà oà khóc. Một người lãnh đạo từng nói rằng, khi còn trẻ sở hữu một trái tim yếu đuối là điều cấm kỵ. Bởi lẽ cuộc sống chẳng tha cho bất kỳ ai. Nếu một chút bất bình, nặng lời cũng không chịu đựng được thì bạn sẽ mãi bị chi phối bởi hỉ, nộ, ái, ố của người khác mà thôi. Nếu muốn trở nên mạnh mẽ, ta phải dẹp bỏ được sự yếu đuối trong trái tim mình. Chỉ khi ấy, ta mới thực sự bất bại trước mọi thách thức của cuộc đời.
- Rèn tính lãnh đạo
Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta nhìn thấy quá nhiều điều, nghe thấy quá nhiều thứ, dễ dẫn đến so sánh bản thân mình với người khác. Hôm nay, người bạn này mua nhà to. Ngày mai, bạn học cũ lái xe hơi đắt tiền. Hôm sau, con hàng xóm khi đỗ đại học danh tiếng. Cứ như thế, chúng ta bị kẹt trong vòng xoáy so sánh khiến tinh thần ngày một kiệt quệ. Đến một lúc nào đó, sẽ không thể chịu đựng nổi.
Càng muốn giành lấy nhiều thứ, chúng ta lại càng không có gì trong tay. Càng muốn chiến thắng tất cả, chúng ta lại càng dễ thua cuộc. Vì thế, cách tốt nhất là cứ bỏ ngoài tai mọi sự sau nhãn kia mà tập trung vào phát triển bản thân và tận hưởng cuộc sống của chính mình. Chỉ khi tạm biệt được những lo âu vớ vẩn đó, bạn mới tìm thấy con đường riêng cho mình.
- Sống kỷ luật, tự giác
Tự giác, kỷ luật là bản năng của kẻ mạnh nhất. Càng tự giác, kỷ luật bao nhiêu, bạn càng giàu có bấy nhiêu. Không có ý thức kỷ luật, chúng ta sẽ chẳng làm nổi việc gì. Hôm nay ta nói muốn giảm cân, nhưng ngày mai đã lại ăn ngấu nghiến. Hôm nay ta nói muốn học, nhưng rồi lại cắm mặt vào chiếc điện thoại cả ngày để lướt mạng xã hội. Hôm nay ta nói muốn ngủ sớm để dậy sớm, cuối cùng rồi lại thức đến tận khuya lúc nào không hay.
Sở dĩ trên đời này tồn tại những người ưu tú, bởi họ biết kiên trì, chịu đựng những khổ đau mà người khác không thể. Trái lại, nhiều người lại hỏng cả đời chỉ vì tự nuông chiều bản thân quá mức. Vì vậy, muốn trưởng thành thì chẳng còn cách nào khác ngoài kiểm soát chính mình, biết nhẫn nại, vượt qua từng thách thức. Thành công nhất định sẽ nằm trong tầm tay.
Bernard Shaw từng nói: ‘Tự giác kỷ luật là bản năng của kẻ mạnh nhất.’ Vậy làm sao để trở thành một người tự giác kỷ luật?
Bạn đã bao giờ gặp hiện tượng này? Buổi sáng muốn dậy sớm, rõ ràng đặt chuông 7 giờ, nhưng chuông kêu bao lần rồi mà vẫn nằm im trên giường. Lên kế hoạch học ngoại ngữ, học phí đóng rồi, sách cũng mua rồi, nhưng vĩnh viễn luôn dừng ở ý định. Quyết tâm giảm cân, mỗi ngày lên kế hoạch xem chế độ ăn như nào, chạy bao nhiêu km, nhưng ngày nào cũng có lý do chính đáng để không làm. Nghĩ là chiều nay nhất định sẽ làm cho xong rồi nộp kế hoạch sớm, nhưng cầm điện thoại lên là không bỏ xuống được. Tất cả những vấn đề này, suy cho cùng, đều do chính bản thân. Vậy mới nói, kẻ địch lớn nhất của chúng ta thường là chính mình.
Trong các định luật người giàu có một định luật như này: “Bạn tự giác kỷ luật bao nhiêu, bạn giàu có bấy nhiêu.”Vì sao lại nói như vậy?
Từng có một người làm một bài phân tích: Những người thực sự giàu có, bất kể giữa họ có khác biệt ra sao, họ cũng đều có một điểm chung, đó là khả năng kiểm soát bản thân vô cùng mạnh mẽ. Khả năng kiểm soát bản thân chính là chìa khóa của tự giác kỷ luật, còn tự giác kỷ luật lại chính là vũ khí tối thượng của người giàu.
Lịch trình của Vương Kiện Lâm, tỷ phú người Trung Quốc, Chủ tịch tập đoàn bất động sản Vạn Đại, sở hữu hệ thống rạp chiếu phim AMC rộng nhất thế giới. Ông cũng nắm giữ 20% cổ phần của câu lạc bộ bóng đá Tây Ban Nha Atletico Madrid và là một trong những người giàu nhất châu Á từng gây sốt khắp đất nước tỷ dân, là một trong những tỷ phú lớn của Trung Quốc, mỗi ngày Vương Kiện Lâm đều thức giấc lúc 4 giờ, sau khi thể dục thể thao xong, ông bắt đầu đi làm khắp nơi. Theo lịch thì ông làm việc ít nhất 12 tiếng một ngày, đối với người bình thường đó là một ngày phi thường, nhưng đối với ông, đó chỉ là một ngày không thể bình thường hơn.
Với Vương Kiện Lâm, dù không có khả năng kiểm soát bản thân mạnh mẽ, không có sự tự giác kỷ luật. Ngủ tới 7-8 giờ mới dậy cũng không cần phải đi tới các công ty lớn nhỏ để chỉ đạo công việc, ông vẫn sống vô cùng tốt. Nhưng với người giàu, sự tự giác kỷ luật sớm đã ngấm vào trong máu, họ trở thành là thói quen trong cuộc sống của họ. Sự giàu có ở đây không nhất thiết phải là sự giàu có về vật chất. Nó cũng có thể là sự giàu có về mặt sức khỏe, tâm hồn, tinh thần. Nó đem lại cho con người ta hy vọng, giúp chúng ta không còn mơ hồ, có mục tiêu để phấn đấu.
Bạn có thể kiên trì đọc sách mỗi ngày, cũng có thể kiên trì chạy 5km mỗi ngày, hoặc kiên trì học 10 từ mới mỗi ngày thay vì xem phim tới sáng mà làm tổn hại sức khỏe, buông thả bản thân. Quá trình tự giác kỷ luật chắc chắn là khó khăn. Cám dỗ xung quanh cũng rất nhiều, nhưng chỉ cần kiên trì được là bạn đã trưởng thành.
Vào đầu thế kỷ XX, Walter Mischel, giáo sư tâm lý học tại Đại học Stanford Hoa Kỳ, đã thiết kế một thí nghiệm nổi tiếng về việc trì hoãn sự thỏa mãn. Các nhà nghiên cứu đã cho khoảng 600 trẻ em lựa chọn khi đứng trước một chiếc kẹo bông: hoặc là ăn ngay hoặc nếu chờ các nhà nghiên cứu quay trở lại khoảng 15 phút rồi mới ăn, thì các em sẽ được thưởng thêm một chiếc kẹo khác. Phần lớn các bé đều bỏ cuộc trong vòng chưa đầy 3 phút, chỉ có chưa tới một phần ba số trẻ đã nhịn thành công và nhận thêm phần thưởng.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi những đứa trẻ đó trong hơn 10 năm tiếp theo và phát hiện ra rằng những đứa trẻ có thể chờ đợi để nhận được nhiều kẹo hơn có nhiều khả năng thành công hơn những đứa trẻ thiếu tính kiên nhẫn. Kết quả học tập và thành tích nghề nghiệp của chúng đều tương đối tốt hơn. Nói cách khác, khả năng trì hoãn sự thỏa mãn càng mạnh thì càng dễ thành công.
Thí nghiệm này đã kích thích thúc đẩy nhiều người theo đuổi sự tự giác kỷ luật, bởi lẽ càng tự kỷ luật càng thành công. Bernard Shaw từng nói: “Tự giác kỷ luật là bản năng của kẻ mạnh nhất.” Vậy làm sao để trở thành một người tự giác kỷ luật?
Thứ nhất: Tiền đề là hãy hiểu mình trước tiên
Nếu không hiểu bản thân, tự giác kỷ luật một cách mù quáng thông thường sẽ khó có thể kiên trì được về lâu về dài. Cũng giống như việc có người muốn giảm cân, họ lựa chọn chế độ ăn kiêng và tập thể dục để giảm cân mà không biết rằng vì đang quá nặng nên chỉ cần chạy hai ba bước đã thở hổn hển, cộng thêm việc ăn kiêng khiến họ bị tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt. Cứ như vậy, lại càng không có sức để chạy. Cuối cùng, họ chỉ kiên trì được vỏn vẹn 2 ngày.
Khi chúng ta muốn bồi dưỡng cho mình thói quen tự giác kỷ luật, trước tiên hãy hỏi bản thân rằng mình muốn trở thành một người ra sao, mục tiêu của mình là gì. Điều chúng ta cần làm là nỗ lực để đi đến đích thông qua nhiều phương pháp khác nhau. Trong quá trình đạt tới mục tiêu đó, thói quen của chúng ta sẽ dần được hình thành, sự tự giác kỷ luật cũng âm thầm đâm chồi nảy lộc.
Thứ 2: Lập kế hoạch theo lợi thế của bản thân
Tất cả những người muốn tự kỷ luật sẽ giống như những người khác, lập một danh sách dài cho bản thân trước khi thực hiện một kế hoạch nào đó. Kiểu như “Tôi nên làm hôm nay” hay “Tôi sẽ làm gì vào ngày mai”.
Nhưng kế hoạch như vậy có thực sự phù hợp với bạn? Họ học tiếng Anh, hôm nay lên kế hoạch học 50 từ ngày mai, tăng lên 100 từ. Nhưng họ phát âm không chuẩn, đọc một lần rồi quên. Lúc này, việc chúng ta cần làm không phải là ép mình phải học thuộc hết 50 hay 100 từ đó. Bởi lẽ nội tâm của bạn sớm đã phản kháng lại rồi, cứ tiếp tục sẽ không cho ra hiệu quả. Việc chúng ta cần làm là tìm ra điểm thú vị trong quá trình học, rồi xuất phát từ điểm hứng thú đó, từ đó kích hoạt tiềm năng và nỗ lực tiến về phía trước. Tự giác kỷ luật được sản sinh ra dựa trên nhận thức về điểm ưu tú của bản thân. Khi bạn tìm được ưu thế thực sự của mình, bạn sẽ hình thành nên sự tự giác kỷ luật cho mình.
Thứ 3 : Tự giác kỷ luật đòi hỏi sự đột phá từ tâm
Có biết bao người nói muốn giảm cân nhưng lại không hề có hành động. Bạn có gọi đó là tự giác kỷ luật hay không? Có câu “Tâm động không bằng hành động”. Những người chỉ biết nghĩ, biết nói mà không biết làm sẽ chẳng thể kiên trì làm được cái gì đó lâu dài. Giảm cân thực sự khó ư? Đúng là rất khó, nhưng có thể thành công hay không. Nếu bạn thực sự muốn chắc chắn, việc chúng ta cần làm là đột phá từ tâm, đánh bại cái tâm lý chây ì, rồi hành động thực tế. Chỉ khi ngôn từ và hành động hợp nhất, chúng ta mới xây dựng được hệ thống tự giác kỷ luật mạnh mẽ. Người thực sự tự giác kỷ luật luôn có một tinh thần “có chết cũng không chịu buông” khi đã đặt ra hướng đi cho mình. Họ sẽ không bao giờ ngoảnh mặt lại, chỉ một lòng tiến về phía trước.
Bạn tự giác kỷ luật bao nhiêu, bạn sẽ giàu có bấy nhiêu. Bạn tự giác kỷ luật bao nhiêu, cuộc đời bạn sẽ thuận lợi bấy nhiêu.
Còn nữa…
T.P