Thursday, December 26, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiNhững tiếng nói lạc lõng

Những tiếng nói lạc lõng

Chính sách quốc phòng “hòa bình và tự vệ” là chủ trương đúng đắn, tầm nhìn chiến lược, hành động nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Thế nhưng thời gian qua có nhiều tiếng nói lạc lõng, xuyên tạc, chống phá bằng nhiều chiêu trò tinh vi, xảo quyệt.

Hiếm có quốc gia nào trên thế giới từng bị nhiều kẻ thù xâm lược như Việt Nam. Gần như suốt trong thế kỷ 20 đất nước bên bờ sóng Biển Đông đã phải liên tục đương đầu với các đế quốc hùng mạnh để giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ biên cương, hải đảo. Bởi vậy, hơn ở đâu hết, hơn bao giờ hết, đất nước này hiểu rõ giá trị của “hòa bình”. Yêu chuộng hòa bình luôn là khát vọng, truyền thống của dân tộc.

Trong những năm qua, tại các diễn đàn quốc tế lớn, Hà Nội luôn khẳng định đường lối nhất quán và các chính sách của mình. Đường lối ấy, cùng với chính sách “ngoại giao cây tre” được coi là đặc sắc, được bạn bè quốc tế hoan nghênh và ủng hộ.

Trước những diễn biến phức tạp, khó lường như hiện nay, Việt Nam chủ trương tăng cường tiềm lực quốc phòng, xây dựng Quân đội “tinh, gọn, mạnh” tiến lên hiện đại. Mục đích rất là rõ ràng: Nâng cao khả năng “tự vệ”, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc. Tuyệt nhiên, không có chuyện chạy đua vũ trang, không có dụng ý “đe dọa vũ lực hay sử dụng vũ lực” trong quan hệ quốc tế.

“Hòa bình và tự vệ” là quan điểm nhất quán. Chính quyền Hà Nội đã chủ động, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi và hóa giải nguy cơ chiến tranh, xung đột , giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để đưa đất nước phát triển. Đặc biệt, chính sách “bốn không” của Việt Nam tăng thêm sự minh bạch và giúp xây dựng lòng tin trong khu vực và quốc tế.

Cây muốn lặng, gió chẳng đừng. Trên con đường quan minh chính đại ấy, Việt Nam luôn vấp phải sự chống đối, xuyên tạc của các thế lực thù địch. Chúng la lối, chính sách quốc phòng “hòa bình và tự vệ” là “đối sách nhu nhược”, là “hành động tự trói”, là sự “cam chịu và khuất phục” trước các nước lớn (!).

Nhìn bề ngoài có thể thấy rằng đó là những tiếng nói không thuộc phe phái nào, vì lợi ích chung, vì hòa bình thế giới. Thực tế không phải thế. Sau khi nêu những vấn đề tỏ ra chân thực, với những số liệu “khách quan”, chúng cố tình hạ thấp khả năng phòng thủ, chiến đấu của quân đội Việt Nam. Chúng cho rằng, việc hiện đại hóa Quân đội mới dừng lại ở “nghị quyết”. Hiện tại quân đội Việt Nam “lạc hậu” và “không đủ sức tự vệ”, không có khả năng giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ (!).

Thế rồi, họ lấn tới, “dạy bảo” rằng, Việt Nam cần xúc tiến “liên minh quân sự”, nhất là đối với các nước có tiềm lực quân sự hàng đầu thế giới. Chỉ có cách này mới có thể “tự cứu” được mình và mới đủ khả năng “bảo vệ Tổ quốc vững chắc từ xa”.

Đây là những luận điệu trơ trẽn, nếu chính quyền Hà Nội không kịp thời nhận diện, vạch trần, ngăn chặn, sẽ dẫn đến những hệ lụy xấu. Nó ảnh hưởng không tốt đến uy tín, vị thế của đất nước trên trường quốc tế.

Điều này, Việt Nam đã chủ động từ sớm theo lời dạy của cha ông:“Tiên hạ thủ vi cường”, nghĩa là, ai ra tay trước kẻ địch, người đó sẽ tạo được bất ngờ và giành thắng lợi. Sách trắng Quốc phòng Việt Nam (năm 2019), ghi rõ: “Chính sách quốc phòng của Việt Nam mang tính chất hòa bình và tự vệ”. Kiên định, nhất quán chính sách quốc phòng “hòa bình và tự vệ”, chủ động chuẩn bị tâm thế để bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Không thể “ngồi im chờ đợi” “giúp đỡ vô tư” từ các nước lớn.

Hành động này cũng là sự khẳng định: Luận điệu xuyên tạc của các phần tử cơ hội chính trị cho rằng Việt Nam hiện đại hóa quân đội là “châm ngòi” cho cuộc chạy đua vũ trang mới ở khu vực là vô cùng lố bịch, đổi trắng thay đen, phản khoa học.

Về tình hình Biển Đông, đường lối “Hòa bình và tự vệ” đã soi sáng những chiến lược và sách lược cụ thể trong mõi giai đoạn và về lâu dài. Việt Nam kiên trì và kiên định lập trường nhất quán giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOC- 1982).

Hà Nội đề nghị các bên liên quan có nghĩa vụ kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, cùng nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không quân sự hóa; tuân thủ nghiêm túc UNCLOC-1982 và các chuẩn mực của luật pháp quốc tế, trong đó có 5 nguyên tắc chung sống hòa bình.

Đặc biệt, Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình ở Biển Đông. Kiên trì đẩy mạnh phát triển kinh tế biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo đúng Luật pháp quốc tế. Chủ động thúc đẩy đàm phán với các nước láng giềng về các vấn đề trên biển, sẵn sàng cùng các bên liên quan tiến hành hợp tác cùng phát triển ở Biển Đông.

Mấy năm qua, trong bối cảnh các cuộc đàm phán thực hiện Tuyên bố ứng xử (DOC) và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử (COC) đang tiếp tục bị kéo dài, lại thêm các hoạt động leo thang căng thẳng chủ yếu từ phía Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh không dễ từ bỏ các mục tiêu duy trì ảnh hưởng đơn phương phi pháp trên Biển Đông. Là quốc gia thành viên ASEAN, Việt Nam nghiêm túc thực hiện đầy đủ DOC, nỗ lực cùng các nước ASEAN thúc đẩy tiến tới COC hiệu lực, hiệu quả, thực chất, đóng góp thiết thực vào việc gìn giữ hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Như vậy chính là riêng chung trọn vẹn. Không một thế lực nào có thể xuyên tạc được đường lối ngoại giao và chính sách nhất quán của Việt Nam.

H.Đ

RELATED ARTICLES

Tin mới