Monday, July 8, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiVì sao tàu sân bay Phúc Kiến chưa thể ra biển? -...

Vì sao tàu sân bay Phúc Kiến chưa thể ra biển? – Kỳ I: Tàu có thể chở 66 đến 60 máy bay

Tàu sân bay Phúc Kiến, hay còn gọi là Type 003 của Trung Quốc, được trang bị máy bay chiến đấu J-15, tuabin hơi nước và máy phóng điện tử, hiện đại là vậy nhưng chiến hạm này vẫn có những hạn chế mà hải quân Trung Quốc cần khắc phục trước khi đưa vào hoạt động chính thức. Trong đó, bao gồm các vấn đề về tuyển dụng phi công lái máy bay có đủ độ trình độ chuyên môn, thử nghiệm hệ phóng mới cũng như khả năng cải thiện chiến thuật của tàu sân bay.

Tàu sân bay Phúc Kiên của Hải quân Trung Quốc

Quá trình xây dựng tàu sân bay hoàn toàn được giữ bí mật, song những bức ảnh đã phần nào giúp chúng ta hình dung ra toàn bộ chiến hạm Phúc Kiến. Từ hình ảnh đầu tiên cho thấy thiết kế hoàn chỉnh của con tàu, trông khác hơn nhiều so với những tàu sân bay trước đó của Trung Quốc, vốn được xây dựng dựa trên mẫu của tàu Liên Xô.

Năm 2012, truyền thông Trung Quốc đã bắt đầu đưa tin về những nguyên mẫu đầu tiên của tàu sân bay này. Năm 2013, Chuẩn Đô Đốc Âm Trác đã khiến cho công chúng vô cùng ngạc nhiên khi tuyên bố Trung Quốc sẽ nỗ lực đi tắt đón đầu, tự làm tàu sân bay, phát triển đột phá về công nghệ và đi thẳng vào sản xuất hệ thống phóng điện tử. Hệ thống phóng máy bay của tàu sân bay Phúc Kiến là bản nâng cấp được mong đợi và cũng gây rất nhiều tranh cãi.

Đây là tàu sân bay đầu tiên được đóng tại xưởng đóng tàu Giang Nam gần Thượng Hải, là trung tâm đóng tàu hiện đại nhất hiện nay của Trung Quốc. Một số nguồn tin cho biết, Trung Quốc đã bắt đầu khởi động việc đóng tàu Phúc Kiến từ năm 2015. Năm 2017, Phó Đô Đốc Thẩm Kim Long đã lần đầu đến thăm xưởng đóng tàu để đôn đốc công việc xây dựng tàu sân bay này.

Hải quân Trung Quốc định sử dụng tàu Phúc Kiến để làm gì? Vì sao không sử dụng hai tàu sân bay trước đó là Liêu Ninh và Sơn Đông kia?

Thực chất, Trung Quốc đóng tàu Phúc Kiến không chỉ để nhắm vào Đài Loan mà còn để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng khác. Theo quan điểm về mặt chiến lược, tàu sân bay Phúc Kiến sẽ giúp Trung Quốc mở rộng phạm vi hoạt động của Hải quân trong khu vực Thái Bình Dương.

Tàu sân bay Type 001 cũ mang tên là Liêu Ninh, vốn gặp rất nhiều hạn chế và khó khăn khi đi đến các vùng biển xa, bởi nó chỉ có phạm vi hoạt động tối đa là khoảng 7.200 km, chỉ tương đương với khoảng cách từ một số cảng Hải Quân của Trung Quốc đến Eo Biển Malacca mà thôi. Nếu chỉ đi được quãng đường ngắn như vậy, Trung Quốc sẽ rất khó để tiếp cận với những vùng biển xa hơn trong khu vực.

Eo Biển Malacca là một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới, nhưng cũng là một điểm rất dễ bị tắc nghẽn. Có rất nhiều chuyến tàu chở dầu và hàng hóa nhập khẩu đi qua eo biển Malacca vào Trung Quốc, cụ thể là khoảng 65% lượng dầu mỏ và 3500 tỷ đô la thương mại toàn cầu. Đó là lý do tại sao tàu sân bay Liêu Ninh hiện chủ yếu được sử dụng cho mục đích huấn luyện.

Còn tàu sân bay Type 002 (hay còn gọi là Sơn Đông), có phạm vi hoạt động tối đa lên tới 15.700 km, nhưng do không đủ năng lực để phóng các loại máy bay hiện đại, nên sức mạnh chiến đấu của con tàu này cũng bị hạn chế đi rất nhiều. Cho nên, Trung Quốc cần có thêm tàu sân bay mới, thế là tàu Phúc Kiến được ra đời. Trung Quốc tuyên bố rằng Phúc Kiến sẽ có phạm vi hoạt động tối đa giống như là tàu sân bay CVN của Hải Quân Mỹ. Nếu điều đó là sự thật, có nghĩa là nó có thể di chuyển xa tới 19.300 km với tốc độ 20 hải lý/giờ.

Từ xưa đến nay, việc đảm bảo an ninh, an toàn cho các tuyến đường vận tải đường biển toàn cầu vẫn luôn là một vấn đề nhức nhối đối với tất cả các quốc gia. Sự việc phiến quân Houthi tấn công các tàu chở dầu dân sự tại Eo Biển Bab-el-Mandeb, lối vào của Biển Đỏ, hồi tháng 12/2023 đã khiến cho 4/5 công ty vận tải đường biển lớn nhất thế giới quyết định tạm dừng vận chuyển hàng qua tuyến đường này vì nó quá nguy hiểm. An ninh hàng hải tại các vị trí huyết mạch có vai trò vô cùng quan trọng đối với các cường quốc.

An ninh hàng hải không chỉ là bảo vệ các tuyến đường biển mà còn là việc Trung Quốc có thể áp đặt các lệnh phong tỏa cũng như thực thi các yêu sách lãnh thổ. Hiện nay Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản và đáng chú ý nhất là với Philippines.

Tháng 11/2023, tàu hải cảnh Trung Quốc đã cố ý va chạm với tàu cá của Philippines. Vụ việc kéo dài trong 4 giờ trong đó tàu bên phía Trung Quốc đã truy cản, đâm va và phun vòi rồng vào tàu cá của Philippines. Trung Quốc tuyên bố rằng hành động này nhằm mục đích ngăn chặn tàu Philippines đi vào vùng biển mà Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền. Rõ ràng, hải quân Trung Quốc đang sử dụng các tàu hải quân mới của mình để ngăn chặn chứ không phải là để duy trì tự do hàng hải quốc tế.

Nếu Trung Quốc mang tàu sân bay ra ngăn cản thì không biết hậu quả sẽ ra sao. Câu hỏi được đặt ra là tàu sân bay Phúc Kiến mạnh đến mức nào? Kích thước là yếu tố vô cùng quan trọng đối với tàu sân bay bởi nó quyết định số trang thiết bị mà con tàu có thể mang theo được, bao gồm cả máy bay và đạn dược.

Năm 2018 các chuyên gia vẫn chưa thống nhất được về quy mô của tàu sân bay Phúc Kiến. Theo thông tin từ một số người, con tàu có lượng choán nước từ 85 đến 100.000 tấn. Nếu đúng như vậy tàu Phúc Kiến sẽ lớn bằng tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Ford hiện đại nhất của Mỹ. Tuy nhiên, theo căn cứ vào các bức ảnh và nguồn tin mới nhất, có vẻ như tàu sân bay này không lớn đến như vậy, nó chỉ có lượng choán nước từ 71 – 80.000 tấn, gần bằng với tàu sân bay USS Kitty Hawk.

Tàu sân bay Phúc Kiến có chiều dài khoảng 316 m và sàn đáp rộng 76 m, ngắn hơn một chút so với tàu sân bay hạt nhân lớp Gerald R. Ford. Trong khi chiếc USS Gerald R. Ford có tới ba thang nâng nối liền với hầm chứa máy bay và sàn đáp thì tàu sân bay Phúc Kiến chỉ có hai thang nâng. Nên nhớ rằng, càng có nhiều thang nâng việc triển khai máy bay vào chiến đấu càng nhanh hơn.

Mọi thông tin trở nên rõ ràng hơn khi tàu sân bay Phúc Kiến chính thức được ra mắt công chúng vào ngày 17/6/2022. Lễ ra mắt tàu Phúc Kiến được tổ chức vô cùng hoành tráng với nghi thức phun vòi rồng, màn phụt khói cùng hàng trăm ngàn giải tua rua đầy màu sắc.

Tốc độ đóng tàu của Trung Quốc quả thật là đáng nể bởi cứ bốn năm một lần, kể từ năm 2013, Trung Quốc lại cho hạ thủy số lượng tàu bằng với số lượng tàu hải quân của Pháp hay thậm chí là toàn bộ số tàu hiện có của hải quân Anh, từ tàu cảnh sát, tàu ngầm, tàu đổ bộ cho đến tàu chiến.

Từ năm 2015 – 2019, trong khi Mỹ chỉ đóng mới được 68 tàu, Trung Quốc đã đóng mới tới 132 chiếc. Trên thực tế, Trung Quốc còn đóng nhiều tàu hơn cả Ấn Độ, Nhật Bản, Australia, Anh và Pháp cộng lại. Việc hải quân Trung Quốc ra sức mở rộng quy mô như thế chứng tỏ họ đang ấp ủ một đại kế hoạch cực kỳ lớn lao.

Liệu tàu sân bay Phúc Kiến chỉ là cái xác tàu chở thêm được 80.000 tấn tải trọng hay còn có thêm được năng lực nào khác?

Tàu Phúc Kiến có thể chứa tới 40 máy bay tiêm kích đa năng đậu sẵn trên mặt tàu và sẵn sàng tiếp cận các mục tiêu cách tàu 1000km chỉ trong vòng 30 phút. Phúc Kiến là tàu sân bay đầu tiên của PLA đủ lớn để chở toàn bộ phi đội máy bay có khả năng triển khai nhanh chóng như vậy.

Theo nhà phân tích quân sự Kei Mikami, tàu Phúc Kiến có thể bổ sung thêm khoảng 20 máy bay, bao gồm cả trực thăng và máy bay cảnh báo sớm được trang bị hệ thống radar. Như vậy, tổng cộng tàu có thể chở từ 55 – 60 máy bay. Những chiếc máy bay chiến đấu này chủ yếu là máy bay phản lực J-15 thế hệ thứ tư cũ, có biệt danh là “cá mập bay” và vấn đề đã xuất hiện ở đây.

J-15 nặng 18 tấn, là máy bay chiến đấu trên tàu sân bay nặng nhất đang được sử dụng. Việc phóng máy bay nặng từ đường băng ngắn làm gia tăng áp lực tác dụng lên khung máy bay nên Trung Quốc buộc phải tạo ra một phiên bản khác của J-15 sao cho nó nhẹ hơn và tương thích với máy phóng trên tàu sân bay.

Trung Quốc đã cho thử nghiệm biến thể J-15T, một chỗ ngồi, được cho là tương thích với máy phóng, thế là năm 2020, Trung Quốc đã cho ra mắt biến thể J-15T nhẹ hơn và tương thích được với máy phóng trên tàu sân bay. Trên các tàu sân bay cũ của Trung Quốc, tải trọng vũ khí có thể mang theo trên máy bay còn phụ thuộc vào tốc độ di chuyển của tàu.

Nếu tàu đạt tới vận tốc 28 hải lý/giờ thì máy bay có thể cất cánh với trọng tải tối đa lên tới 33 tấn. Về mặt lý thuyết, tàu Phúc Kiến có thể phóng J-155 với tải trọng tối đa ở mọi tốc độ di chuyển của tàu. Trong tương lai, Trung Quốc còn có kế hoạch trang bị cho tàu Phúc Kiến máy bay chiến đấu tàng hình J-20 và cả J-35.

Đây là lời đáp trả của Trung Quốc dành cho chiến đấu cơ tàng hình F35C của Mỹ. Tuy nhiên, cho đến nay, tất cả chỉ là lý thuyết chưa có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc đã bắt tay vào thực hiện. Tàu sân bay Phúc Kiến là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sử dụng hệ thống cất cánh bằng máy phóng và hạ cánh bằng dây hãm Katua, thay vì phóng máy bay theo kiểu nhảy cầu Sky Jump như xưa. Phương pháp cất cánh theo kiểu nhảy cầu tồn tại khá nhiều nhược điểm như làm hạn chế khối lượng máy bay và tải trọng vũ khí có thể cất cánh, tiêu tốn nhiều chi phí hơn để phát triển và bảo trì, khó vận hành hơn và cần các hệ thống bổ sung để tạo ra năng lượng. Tuy nhiên, nếu cất cánh theo kiểu nhảy cầu có thể phóng được các máy bay có khả năng cất và hạ cánh thông thường với tỉ lệ sức mạnh động cơ trên khối lượng thấp.

Việc Trung Quốc sử dụng hệ thống phóng máy bay nào đã gây nên những tranh cãi bởi vì, về cơ bản có hai cách để cung cấp năng lượng cho hệ thống phóng máy bay. Một là bằng hơi nước và hai là bằng điện từ, trong đó máy phóng điện từ hiện đại hơn. Dựa trên các hình ảnh vệ tinh và các báo cáo từ phía Trung Quốc, có vẻ như hải quân Trung Quốc đã quyết định không sử dụng các máy phóng chạy bằng hơi nước như dự kiến mà chuyển thẳng sang sử dụng hệ thống phóng máy bay bằng điện từ EMALS.

EMALS là loại máy phóng điện từ được sử dụng trên các tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ, cho phép thực hiện các nhiệm vụ bay với tốc độ siêu thanh sau mỗi 4,5 giây. Máy phóng điện từ trở thành chủ đề gây tranh cãi bởi việc vận hành các máy phóng này đòi hỏi một lượng điện năng rất lớn, cụ thể là bằng lượng điện năng mà một thị trấn nhỏ tiêu thụ mỗi lần phóng kéo dài 3 giây sẽ tiêu thụ tới 100 triệu W điện.

Brad Martin, một nhà nghiên cứu chính sách cấp cao tại tổ chức nghiên cứu chính sách phi lợi nhuận RAND, cho biết nguồn năng lượng truyền thống sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ năng lượng của công nghệ phóng điện từ. Lại nữa, tua bin hơi nước cùng 8 nồi hơi nước của tàu Phúc Kiến không thể sánh được với 2 động cơ mạnh mẽ hạt nhân cùng với 4 trục chân vịt của tàu sân bay lớp Gerald R. Ford.

Với Hải quân Mỹ, họ giải quyết vấn đề tiêu thụ năng lượng điện cho tàu sân bay bằng cách sử dụng năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, Trung Quốc thì không. Họ tuyên bố đã đạt được bước tiến đột phá về công nghệ khi áp dụng máy phóng điện từ cho tàu sân bay chạy bằng hơi nước, trong khi bình thường loại máy phóng điện từ này chỉ mới được áp dụng trên các tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ mà thôi.

Các chuyên gia cho rằng, có thể các pháp sư Trung Hoa đã tăng kích cỡ của động cơ để triển khai công nghệ này. Nhưng ngay cả khi hệ thống phóng này hoạt động Hải quân Trung Quốc cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng đó là thời gian giữa các chu kỳ nạp cho hệ thống máy phóng này sẽ bị kéo dài bởi đơn giản là vì động cơ thông thường sẽ không thể nào cung cấp đủ năng lượng điện cần thiết để duy trì tần suất phóng nhanh. Có rất nhiều lý do khiến các nước luôn khao khát có thể sở hữu được hệ thống phóng điện từ EMALS, vì EMALS ít tạo ra áp lực tác động lên khung máy bay đắt tiền hơn, đồng thời sử dụng năng lượng một cách hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, hệ thống EMALS của Trung Quốc còn nhiều điểm đáng ngờ. Một là vì nó không chạy bằng năng lượng hạt nhân và hai là vì hải quân Mỹ cũng đã phải tốn rất nhiều thời gian thì mới có thể áp dụng được cái hệ thống EMALS này cho tàu sân bay của mình trong suốt một thập kỷ qua.

Trên thực tế, tàu sân bay USS Generl Ford của Mỹ ban đầu cũng đã gặp vấn đề với hệ thống năng lượng, hiệu suất và độ tin cậy trong các quá trình thử nghiệm. Báo cáo thường niên GAO 22105230 của chính phủ Mỹ nêu rõ rằng những vấn đề này vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay và hải quân Mỹ không nghĩ rằng chiến hạm của mình USS Ford sẽ đạt được các mục tiêu về độ tin cậy cho đến những năm 2030. Mặt khác, EMALS của Trung Quốc cũng còn cách xa giai đoạn phát triển này. Trên thực tế, không có dữ liệu nào khẳng định rằng hệ thống EMALS của Trung Quốc hiện đang hoạt động, bởi vì Trung Quốc chưa bao giờ công khai. Hiện tại, chúng ta chỉ biết được rằng các cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc đã đặt ra những yêu cầu rất cao đối với năng lực của hệ thống máy phóng này.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới