Thursday, December 26, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiPhát hiện bất ngờ trong ngôi mộ cổ TQ 1.200 năm tuổi

Phát hiện bất ngờ trong ngôi mộ cổ TQ 1.200 năm tuổi

Các nhà khảo cổ kinh ngạc trước phát hiện kỳ ​​diệu trong ngôi mộ cổ Trung Quốc 1.200 năm tuổi.

Mộ cổ Trung Quốc ở Tây Sơn được trang trí bằng những bức vẽ lộng lẫy.

Các nhà khảo cổ Trung Quốc đã khai quật được một ngôi mộ nhỏ nhưng được trang trí lộng lẫy trên một ngọn núi bên ngoài Thái Nguyên, thủ phủ tỉnh Sơn Tây ở miền bắc.

Ngôi mộ có niên đại gần 1.200 năm, từ thời nhà Đường (618-907 sau Công nguyên) và chứa đầy những điều bất ngờ.

Viện Khảo cổ học tỉnh Sơn Tây lần đầu tiên phát hiện ngôi mộ trong một cuộc khảo sát xây dựng đường bộ năm 2018. Nhưng theo Tân Hoa Xã, họ chỉ mới công bố phát hiện của mình gần đây.

Một bia mộ ghi rằng chủ nhân của nó đã qua đời tại nhà vào năm Khai Nguyên thứ 24 (năm 736 sau Công nguyên) ở tuổi 63. Vợ ông, Guo, đã được chôn cất tại đó cùng năm.

Các nhà khảo cổ học tìm thấy một buồng xây bằng gạch sáng màu được bảo quản cực kỳ tốt.

Màu đỏ, vàng và cam phủ kín những bức tường và trần được quét vôi trắng. Và giữa tất cả là chiếc giường quan tài bằng đá thô sơ mà người ta tin rằng cặp đôi đã nằm trên đó.

Nhưng tác phẩm nghệ thuật thô sơ, rõ nét đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Nó không kể câu chuyện về những trận chiến lớn hay những cuộc săn bắn thành công. Nó cũng không thể hiện sự xa hoa và lộng lẫy của triều đình.

Thay vào đó, những bức tranh tường cho thấy họ đang làm việc chăm chỉ dưới sự giám sát của những con thần thú và giao dịch với một “người phương Tây”.

Trong số 12 ô viền đỏ có kích thước đều nhau, nhiều ô có vẻ cho thấy cùng một người đàn ông Hán, dựa trên sự nhất quán về ngoại hình và trang phục của ông.

Đây có thể là những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời và sự nghiệp của chủ nhân ngôi mộ không tên.

Đặc biệt, một ô dường như cho thấy cả người chồng và người vợ đang say sưa làm mì gạo.

Họ được nhìn thấy làm mọi thứ từ chở nước, đập lúa, sử dụng đá để nghiền, xay và nặn thành những viên bột.

Các nhà khảo cổ học Trung Quốc cho biết những đường viền mạnh mẽ, đổ bóng đơn giản và thiết kế hai chiều hiệu quả làm cho tác phẩm nghệ thuật của ngôi mộ khác biệt so với các tác phẩm khác cùng thời.

Một trong những ô táo bạo nhất khắc họa một người phụ nữ mặc chiếc váy nhiều màu, được trang trí công phu và cầm chiếc hộp kẻ ô vuông.

Đằng sau bà là một người đàn ông tóc vàng cầm chiếc roi da, dắt ba con ngựa có yên và một con lạc đà hai bướu.

Các nhà khảo cổ học Trung Quốc tin rằng điều này cho thấy người Trung Quốc đã tiếp xúc với “người phương Tây” xa xôi thông qua Con đường tơ lụa, vốn đã hoạt động trong gần 800 năm trước khi ngôi mộ được vẽ.

“Dựa trên các đặc điểm khuôn mặt và phong cách trang phục, chúng tôi có thể xác định ông này là “người phương Tây”, có thể là người Sogdian từ Trung Á” – Giáo sư Victor Xiong nói với LiveScience.

Người Sogdian sống ở khu vực hiện nay là Tajikistan và Uzbekistan – một trung tâm trong mạng lưới Con đường tơ lụa nối liền châu Á và châu Âu.

Tờ SCMP trích lời ông Long Chấn – Giám đốc Viện Khảo cổ học Thành cổ Tấn Dương – cho biết phong cách nghệ thuật độc đáo này rất giống với phong cách được tìm thấy trong lăng mộ của Hoàng tử Vương Thẩm Tri (sau này được truy phong là Mân Thái Tổ – vị quân chủ khai quốc của nước Mân thời Ngũ Đại Thập Quốc – sau khi ông qua đời).

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới