Thursday, November 14, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiĐiều gì khiến các công ty pin TQ 'đổ xô' đến Việt...

Điều gì khiến các công ty pin TQ ‘đổ xô’ đến Việt Nam?

Việt Nam được coi là một trong những điểm đến hàng đầu tại Đông Nam Á của các công ty sản xuất pin xe điện Trung Quốc, nhờ ưu thế về tăng trưởng kinh tế cũng như tiềm năng phát triển.

Sunwoda là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực pin lithium-ion.


“Điểm nóng” đầu tư của các công ty pin Trung Quốc
Theo tờ Thời báo Chứng khoán (STCN) của Trung Quốc, công ty sản xuất pin Sunwoda của Trung Quốc có kế hoạch thành lập công ty tại Việt Nam thông qua công ty con tại Hong Kong và đầy tư xây dựng dự án nhà máy sản xuất pin lithium tiêu dùng tại Việt Nam. Tổng vốn đầu tư rơi vào khoảng 2 tỷ NDT.

Nhà máy ở Việt Nam mà Sunwanda sắp xây dựng dự kiến ​​sẽ sản xuất pin tiêu dùng – một hoạt động cốt lõi của công ty này. Pin tiêu dùng do Sunwanda sản xuất đã lọt vào chuỗi cung ứng của các thương hiệu thiết bị đầu cuối như Apple, Huawei, Samsung, OPPO, vivo, Xiaomi và Honor. Năm 2023, pin tiêu dùng chiếm gần 60% tổng doanh thu của Sunwoda.

Động thái mới nhất từ sunwoda theo sau các kế hoạch từ nhiều tên tuổi khác bao gồm BYD, Chery, Great Wall Motors, Guoxuan Hi-Tech, CATL, Huineng Technology,… nhằm mở rộng hoạt động tại Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Lý giải về việc lựa chọn xây dựng nhà máy tại Việt Nam, Sunwanda cho biết: “Là một nền kinh tế thị trường mới nổi, Việt Nam đã thực hiện lượng lớn hoạt động chuyển giao năng lực sản xuất điện tử tiêu dùng trong những năm gần đây và các cơ sở hỗ trợ chuỗi công nghiệp liên quan cũng liên tục được cải thiện, có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công ty về việc xây dựng cơ sở sản xuất ở nước ngoài”.

Ngoài ra, nguồn năng lượng gió và thủy điện độc đáo khiến Việt Nam trở thành lựa chọn hàng đầu của các công ty quang điện Trung Quốc khi ra nước ngoài. Nhiều công ty quang điện Trung Quốc, bao gồm JA Solar, LONGi Green Energy, JinkoSolar và Trina Solar, đã thành lập nhà máy tại Việt Nam thông qua đầu tư trực tiếp hoặc mua lại.

VinFast “thắp lửa”?
Đối với các hãng pin điện Trung Quốc vào Việt Nam, một trong những lý do thúc đẩy trực tiếp là quan hệ đối tác với VinFast – công ty xe điện thuộc sở hữu của VinGroup và được mệnh danh là “Tesla của Việt Nam”.

Cụ thể, VinFast đã trở thành đối tác lý tưởng của nhiều nhà sản xuất pin Trung Quốc, trong đó có CATL, Guoxuan Hi-Tech, Huineng Technology… đều đã đạt được thỏa thuận hợp tác với VinFast.

Ví dụ, ngay từ tháng 2/2021, Huineng Technology đã ký biên bản ghi nhớ với VinFast và dự kiến ​​thành lập liên doanh. Tháng 7/2022, VinFast công bố đầu tư hàng chục triệu USD vào Huineng Technology. Công ty này có kế hoạch cung cấp pin thể rắn cho VinFast ngay từ năm 2024 và đang xem xét liên doanh xây dựng nhà máy sản xuất pin thể rắn tại Việt Nam.

Trong khi đó, nhà máy tại Việt Nam của Guoxuan Hi-Tech đang tiến triển nhanh hơn. Hợp tác với VinFast về pin lithium iron phosphate, hai bên đã ký biên bản ghi nhớ vào tháng 8/2021. Nhà máy sản xuất pin khởi công vào tháng 11/2022 và dự kiến đi vào sản xuất quy mô lớn từ quý III/2024. Đây cũng là nhà máy sản xuất pin lithium iron phosphate đầu tiên của cả nước.

Phương thức hợp tác giữa CATL và VinFast là cấp phép công nghệ. Vào tháng 10/2022, hai bên đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác trong các dự án như CTP (bộ pin không mô-đun) và khung ván trượt CIIC (Khung gầm thông minh tích hợp của CATL).

Ngoài VinFast, các hãng pin điện Trung Quốc cũng tiến vào thị trường Việt Nam để phục vụ việc thâm nhập thị trường mới của các nhà sản xuất xe điện như BYD, Chery, Great Wall Motors,…

Tới nay, các hãng này đều đã công bố kế hoạch xây dựng nhà máy tại Việt Nam và nhiều hãng xe Trung Quốc cũng đang tích cực gia nhập thị trường xe điện Việt Nam. Trong số đó, SAIC-GM-Wuling hợp tác với Công ty TMT của Việt Nam sản xuất, lắp ráp xe điện siêu nhỏ Wuling tại Việt Nam.

Sự ủng hộ mạnh mẽ từ chính phủ
Sự xuất hiện của các nhà sản xuất pin Trung Quốc tại Việt Nam chỉ là một trường hợp điển hình, khi các công ty này tích cực vươn mình ra ngoài thế giới trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, theo tờ STCN, các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đã hỗ trợ đầy đủ về mặt chính sách cho các công ty Trung Quốc đặt nhà máy tại đây.

Lấy Việt Nam làm ví dụ, với mục tiêu net-zero vào năm 2050 và sử dụng năng lượng xanh cho mọi phương tiện giao thông, chính phủ đã đã đưa các hạng mục sản xuất, lắp ráp xe điện, sản xuất pin… vào danh mục ưu đãi đầu tư đặc biệt, với nhiều biện pháp giảm, miễn thuế cũng như hỗ trợ lệ phí mua xe điện.

Ở góc độ doanh số bán hàng, thị phần xe điện tại Việt Nam hiện nay vẫn còn tương đối thấp nhưng triển vọng rất hứa hẹn. Theo dự báo từ BMI Research, bộ phận nghiên cứu của Fitch Solutions, doanh số bán xe khách điện tại Việt Nam sẽ tăng trưởng trung bình 25,8% mỗi năm trong 10 năm từ 2023 đến 2032, đạt khoảng 65.000 chiếc vào năm 2032.

BMI đánh giá: “Trong giai đoạn dự báo từ 2023-2032, hoạt động sản xuất xe điện tại Việt Nam của các thương hiệu VinFast, Wuling Hongguang, Skoda và Hyundai Motor sẽ thúc đẩy thị trường tăng trưởng mạnh mẽ”.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới