Sunday, November 24, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiVì sao Campuchia bùng phát làn sóng biểu tình chống Việt Nam...

Vì sao Campuchia bùng phát làn sóng biểu tình chống Việt Nam ?

Trong những tuần vừa qua, Campuchia đang chứng kiến một cơn bão phẫn nộ chưa từng thấy. Đã có tới hơn 16.000 người dân Campuchia tại Nhật Bản, Hàn Quốc và cả phương Tây đồng loạt xuống đường, cuồng nhiệt hô vang khẩu hiệu “No CLV with Vietnam”. Họ phản đối gay gắt và chỉ trích mạnh mẽ các động thái của chính phủ Việt Nam. Đây không chỉ là một cuộc biểu tình đơn thuần, mà đây là những phản ứng dữ dội của người Campuchia đối với những mối đe dọa kinh tế và chính trị mà họ cho rằng Việt Nam đang dồn ép họ vào thế khó khăn.

Hôm 17/8, cảnh sát Campuchia được huy động để bảo đảm an ninh tại Phnom Penh, nhằm đối phó với kế hoạch biểu tình chống Chính phủ do phe đối lập ở nước ngoài kêu gọi

Thế nhưng điều gì đã châm ngòi cho ngọn lửa bất mãn này? Tại sao làn sóng phẫn nộ của người Campuchia lại bùng phát mãnh liệt tới vậy? Có phải vì nỗi sợ mất chủ quyền trước các dự án đầu tư của Việt Nam trong khu vực Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam hay không? Hay là sự trỗi dậy của cộng đồng Khmer-Krom, những người luôn kêu gọi đòi lại đất đai qua chiến dịch “đòi đất online”, đã làm dấy lên căng thẳng hay chăng?

Lo sợ xâm lấn kinh tế?

Có một sự thật là dù hai nước đang có nhiều bất đồng, thế nhưng ở thời điểm hiện tại, Việt Nam lại đang là nước có quan hệ hợp tác vào đầu tư hàng đầu tại Campuchia.

Tính đến tháng 12/2023, Việt Nam đã rót hơn 2,9 tỷ USD vào hơn 200 dự án tại Campuchia, trên các lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng, viễn thông, tài chính ngân hàng, chế biến nông nghiệp, y tế, thương mại và dịch vụ. Campuchia hiện đang xếp ở vị trí thứ 2 trong số 80 quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Các dự án đầu tư của Việt Nam đã tích cực giúp cho nền kinh tế Campuchia phát triển, tạo ra hàng loạt những cơ hội việc làm từ công trình xây dựng đến các cơ sở sản xuất và dịch vụ. Những dự án này đã giúp cho hàng chục ngàn người dân Campuchia có việc làm và thoát khỏi sự nghèo đói. Rất nhiều vùng chậm phát triển ở Campuchia đã thay da đổi thịt nhờ các dự án đầu tư của Việt Nam.

Không chỉ giúp cho người dân Campuchia có thêm thu nhập, nguồn đầu tư của Việt Nam còn đóng góp đáng kể vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng tại Campuchia. Các dự án trong lĩnh vực giao thông, năng lượng, viễn thông và cơ sở vật chất không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế chung.

Thế nhưng, trái ngược với dòng tiền đổ vào các dự án của Campuchia và giúp kinh tế nước này phát triển, một bộ phận lớn người dân Campuchia lại phản đối và vẽ ra vô vàn những thuyết âm mưu về việc Việt Nam đang thâu tóm nền kinh tế của họ. Bắt nguồn từ làn sóng bài Việt Nam được khởi xướng trong thời kỳ Sam Rainsy – lãnh đạo đảng đối lập tại Campuchia, những dự án mà Việt Nam đầu tư vào Campuchia. Bất chấp mang lại những lợi ích đáng kể Việt Nam, vẫn luôn nhận về những chỉ trích, thậm chí là cả những cuộc biểu tình chống lại các doanh nghiệp Việt Nam và cả chính quyền ông Hun Sen. Thậm chí, cựu thủ tướng Hun Sen còn bị một bộ phận người dân nước này cho rằng đang bán rẻ đất nước của họ cho Việt Nam.

Thế nhưng, nói về thao túng, những người Campuchia chỉ trích Việt Nam cần phải nhìn lại vào sự đầu tư của Trung Quốc vào đất nước của họ để thấy nếu thao túng thì ai mới thực sự là người đang thao túng. Con số 2,9 tỷ USD của Việt Nam vẫn không thấm vào đâu so với tổng vốn đầu tư của Trung Quốc từ giai đoạn 2013 tới hiện tại vào Campuchia khi đã lên tới gần 10 tỷ USD.

Cuối tháng 4/2019, Trung Quốc từng cam kết hỗ trợ 90 triệu USD cho khu vực phòng thủ Campuchia, và đó chỉ là một phần trong 9 thỏa thuận giá trị ký kết trong khuôn khổ Diễn đàn Vành đai và Con đường. Trung Quốc cũng đã đồng ý tăng nhập khẩu gạo từ 300.000 – 400.000 tấn với Campuchia và khởi động giai đoạn phát triển thứ hai tại tỉnh duyên hải Sihanoukville, nơi đã xây dựng hơn 100 sòng bạc và hàng chục khách sạn. Những khoản đầu tư này không chỉ mang lại lợi ích mà còn kéo theo nhiều mặt trái đáng lo ngại. Nhiều công trình, mặc dù được khởi công và có vẻ như được đầu tư mạnh mẽ, nhưng đã bị bỏ dở giữa chừng hoặc hoàn toàn không có hoạt động. Những tòa nhà đồ sộ đứng im lìm không có người sử dụng trong khi hạ tầng xung quanh lại kém phát triển, dẫn tới một cảnh tượng phố xá vắng lặng như thể một cơn bão đã qua mà không để lại gì ngoài những đống đổ nát.

Sự quản lý yếu kém và thiếu quan tâm của các nhà đầu tư Trung Quốc là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này. Nhiều dự án dù được triển khai nhanh chóng nhưng thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng về quy hoạch và quản lý đã không thể hoàn thành hoặc không đạt được mục tiêu ban đầu. Khi các công ty Trung Quốc rút lui hoặc giảm bớt lao động, các dự án họ để lại thường không được bảo trì, dẫn tới cảnh quan đô thị của Sihanoukville đã trở nên hoang vắng. Hạ tầng xây dựng đã xuống cấp nhanh chóng và tạo ra hình ảnh tiêu cực, làm tổn thương danh tiếng của khu vực này.

Tình trạng những dự án “ma” không chỉ ảnh hưởng tới nền kinh tế địa phương mà còn gây ra những vấn đề xã hội nghiêm trọng, khiến người dân phải đối mặt với thực tế khó khăn và khu vực trở nên kém phát triển. Thêm vào đó, các khoản đầu tư này thường gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường, như dự án đặc khu kinh tế rộng 1000 ha với cảng nước sâu và nhà máy điện than đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng tới hệ sinh thái cũng như chất lượng cuộc sống của cư dân địa phương. Những số liệu trên không nhằm so sánh vai trò của hai nước đối với xã hội và kinh tế Campuchia mà chỉ muốn chỉ ra một điều rằng, nếu coi việc đầu tư vào Campuchia bằng với việc thao túng đất nước này thì Trung Quốc mới là đối tượng đáng bị cộng đồng đối lập ở Campuchia chỉ trích.

Thậm chí, những khoản đầu tư của Trung Quốc vào đây còn kéo theo vô vàn những hệ lụy khác như các tệ nạn buôn bán người trái phép, cưỡng bức lao động, kinh doanh sòng bạc, hủy hoại môi trườngx… Chưa kể, sau khi hàng loạt những doanh nghiệp Trung Quốc rời bỏ Campuchia, đã để lại hàng loạt những dự án “ma”. Điển hình như thành phố cảng Sihanoukville với hàng trăm tòa nhà bị bỏ hoang, gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế Campuchia.

Thế nhưng, mặc cho những điều tồi tệ đang diễn ra, cộng đồng đối lập ở Campuchia vẫn cứ tập trung chỉ trích và lên án Việt Nam mà chẳng nhắc gì tới Trung Quốc, đối tượng đang chi phối họ còn nhiều hơn cả Việt Nam. Những cuộc biểu tình chống Việt Nam đang ngày càng gia tăng, chủ yếu là do một số nhóm nổi dậy dẫn dắt. Những cuộc biểu tình này, mặc dù có vẻ xuất phát từ sự bất mãn của người dân Campuchia, nhưng đều có một điểm chung đó là khơi dậy hận thù dân tộc, mượn cớ để nêu lên những yêu sách vô lý khác như đòi đất, đòi lãnh thổ…

Những người tham gia biểu tình đã bị cuốn vào cơn sóng giận dữ, thường không hiểu rõ hoàn cảnh và lợi ích từ sự hợp tác với Việt Nam. Họ bị lôi kéo bởi những thông tin sai lệch và luận điệu từ bên ngoài, dẫn tới những phản ứng mù quáng và thiếu cân nhắc. Trung Quốc thổi lửa sự bất mãn này như một phần trong chiến lược lớn của họ, thao túng Campuchia để đối đầu trực diện với Việt Nam.

Chiến dịch đòi đất online

Trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Việt Nam và Campuchia. Các nhóm Khmer-Krom đang dấy lên một chiến dịch mang tên “Đòi đất online” đầy quyết liệt, nhằm đòi lại các vùng đất thuộc Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, và miền Tây Nam Bộ của Việt Nam. Mục tiêu lớn nhất của họ không chỉ đơn thuần là yêu cầu khôi phục đế quốc Khmer, mà còn gây ra những tranh cãi nảy lửa về chủ quyền lãnh thổ, làm gia tăng mức độ nhạy cảm trong mối quan hệ giữa hai quốc gia Việt Nam và Campuchia.

Những nhóm Khmer-Krom thường viện dẫn những lý do từ lịch sử tới văn hóa để chứng minh chủ quyền của họ trên lãnh thổ miền Nam của Việt Nam. Họ nhấn mạnh rằng, tổ tiên của họ đã từng sinh sống và có ảnh hưởng sâu rộng ở khu vực này từ nhiều thế kỷ trước.

Cụ thể, họ lập luận rằng: “Những nhóm cư dân bản địa đầu tiên trên vùng đất này là con cháu của những người Khmer trốn chạy các cuộc vây bắt nô lệ để xây dựng đền đài quanh khu vực Siem Reap và Battambang từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XIV. Những cuộc nội chiến và tấn công của người Thái từ thế kỷ thứ XIV đến thế kỷ thứ XVIII cũng được đưa ra như là chứng cứ cho sự hiện diện lâu dài của người Khmer trên mảnh đất Nam Bộ của Việt Nam”.

Tuy nhiên, cách tiếp cận này có phần không chính xác. Dù các vương triều Khmer có ảnh hưởng lớn ở nhiều khu vực, nhưng chưa bao giờ các vương triều Khmer kiểm soát toàn bộ được khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như họ vẫn hay tuyên bố. Thực tế là lịch sử địa lý và chính trị của khu vực này rất phức tạp, với sự thay đổi quyền lực và biên giới qua nhiều thế kỷ.

Theo cáo buộc của các nhóm Khmer-Krom, Thủ tướng Campuchia Hun Manet và Chủ tịch Thượng viện Hun Sen bị tố cáo là đã bán đất cho Việt Nam, dẫn tới việc Việt Nam chiếm đoạt một phần lãnh thổ từ Campuchia. Những nhóm này chỉ ra rằng chỉ có khoảng 16% trong tổng số cột mốc biên giới tại khu vực Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam là được cắm mốc chính thức. Con số này, theo họ, chứng tỏ việc phân định biên giới còn thiếu sót, tạo điều kiện cho Việt Nam lén lút điều chỉnh vị trí các cột mốc để chiếm đất Campuchia.

Các nhóm Khmer-Krom còn cáo buộc rằng, chỉ có 10 trong số 60 cột mốc dự kiến được cắm chính thức và việc phân định biên giới vẫn còn nhiều khoảng trống. Họ lo ngại rằng những thiếu sót này sẽ tạo điều kiện cho phía Việt Nam thực hiện hành vi “cắm mốc dịch” (tức là âm thầm di chuyển hoặc điều chỉnh vị trí các cột mốc để mở rộng lãnh thổ và đất Campuchia mà không bị phát hiện lập tức).

Tuy nhiên, đây là một cáo buộc hoàn toàn thiếu cơ sở và căn cứ. Sự thực là các khu vực biên giới giữa Việt Nam và Campuchia, Campuchia và Lào, cũng như giữa Lào với Việt Nam, đã được phân định đầy đủ qua nhiều năm. Các công việc phân mốc này được thực hiện dưới sự giám sát của quốc tế, đảm bảo tính chính xác và công bằng. Việc cắm mốc biên giới không phải là một công việc tùy tiện, mà là một quy trình nghiêm ngặt và chính xác do nhiều chuyên gia và cơ quan chính phủ của tất cả các quốc gia liên quan cùng nhau thực hiện. Mỗi cột mốc đều dựa trên các hiệp định quốc tế và tài liệu lịch sử rõ ràng. Luận điểm cho rằng Việt Nam đang âm thầm chiếm đất của họ qua việc “cắm mốc dịch” không chỉ thiếu căn cứ mà còn đi ngược lại với quy trình đã được thống nhất.

Dấu hiệu của cách mạng màu

Khi nhìn vào những cuộc biểu tình chống Việt Nam tại Campuchia, không thể không đặt ra những câu hỏi, liệu có dấu hiệu của cách mạng màu trong các phong trào này hay không? Những cuộc biểu tình không chỉ đơn thuần là sự tụ tập đông đảo, mà còn là minh chứng rõ nét cho sự tham gia nhiệt huyết và chủ động của giới trẻ.

Ngày 15/3/2023, Phnom Penh từng chứng kiến một trong những cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử gần đây của Campuchia. Hàng chục ngàn người, chủ yếu là sinh viên và thanh niên, đã đổ về các tuyến đường chính.

Theo ước tính của những tổ chức phi chính phủ, có tới khoảng 60% những người tham gia biểu tình là dưới 30 tuổi. Những người trẻ tuổi này không chỉ tham gia mà còn giữ những vai trò chủ chốt trong việc tổ chức, lập kế hoạch và lan truyền những thông tin qua mạng xã hội, tạo nên một phong trào mang đậm ấn của cách mạng màu.

Truyền thông xã hội đã trở thành công cụ mạnh mẽ trong tay những kẻ kích động. Trang Facebook “Phong trào sinh viên Campuchia” với hơn 500.000 người theo dõi đã trở thành trung tâm thông tin chính cho phong trào chống Việt Nam. Các hashtag như #ChongCanThiep và #BaoVeĐatĐai đã bùng nổ, nhanh chóng trở thành những công cụ phổ biến để tạo ra làn sóng phản kháng. Những video và hình ảnh từ các cuộc biểu tình đã được truyền bá mạnh mẽ trên mạng. Nó đã khuấy động lòng người và tạo ra những áp lực không nhỏ lên chính phủ và các tổ chức quốc tế.

Việc tổ chức những cuộc biểu tình là bằng chứng rõ ràng cho sự tính toán tỉ mỉ và có chủ đích. Các sự kiện lớn như cuộc meeting tại Quảng trường Hoàng gia vào ngày 10/5/2023 đã thu hút được khoảng 20.000 người tham gia, với những sự phối hợp chặt chẽ từ các nhóm tổ chức, hội sinh viên và các tổ chức cộng đồng khác. Các sự kiện này được chuẩn bị công phu với nhiều khẩu hiệu, biểu ngữ và phương tiện truyền thông được lên kế hoạch kỹ lưỡng nhằm tăng cường sức ảnh hưởng và lan tỏa của phong trào.

Có thể thấy rằng, dấu hiệu của cách mạng màu là không thể bị xem nhẹ trong các cuộc biểu tình chống Việt Nam tại Campuchia. Sự tham gia sôi nổi của giới trẻ, sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông xã hội, cùng với việc tổ chức bài bản của các cuộc biểu tình dường như đang gây ra một mối nguy không nhỏ cho uy tín của Việt Nam.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới