Wednesday, December 25, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTầm quan trọng địa chiến lược của Tân Cương

Tầm quan trọng địa chiến lược của Tân Cương

Tân Cương có nghĩa là “vùng biên giới mới”, còn được gọi là khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.

Tân Cương nằm gần một vùng sa mạc lạnh giá, đây là tỉnh được quản lý kém nhất Trung Quốc, nhưng trớ trêu thay lại có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế. Có tổng diện tích 1,6 triệu km², Tân Cương có tổng chiều dài biên giới đất liền là 5600km với tám quốc gia là: Mông Cổ, Tajikistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Afghanistan, Ấn Độ và Gilgit Baltistan (đang bị chiếm đóng). Thủ phủ Urumqi là một phần của vùng Turkestan, trong biên giới của nó ở ngoại ô Urumqi có một vị trí được coi là trung tâm của châu Á, độc đáo về mặt chiến lược, về mặt kích thước, là nơi xa nhất khỏi bất kỳ ảnh hưởng đại dương nào từ một trong hai hướng của nó, có nghĩa rằng, Urumqi chính là thành phố cách xa biển nhất trên thế giới.

Vùng Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng và Mãn Châu, đóng vai trò là vùng đệm và mang lại chiều sâu chiến lược cho lục địa Trung Quốc bằng cách đẩy lùi những kẻ tấn công hoặc kẻ xâm lược. Đầu phía bắc của CPEC hay còn gọi là hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan, Kashgar nằm ở Tân Cương như một phần của dự án đường sắt Nam Tân Cương. Dự án này kết nối cảng Wada phía Nam của Pakistan trên biển Ả Rập với khu vực phía Tây Tân Cương của Trung Quốc, đóng vai trò là cửa ngõ vào Afghanistan, Trung Á và Iran.

Tân Cương là điểm tựa cho sáng kiến Vành đai và Con đường đầy tham vọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, được coi là vùng đất năng lượng đầy tiềm năng của Trung Quốc, bao gồm các nguồn năng lượng mặt trời, thủy điện và năng lượng gió lớn thứ hai. Do khí hậu khô khan, nông nghiệp ở Tân Cương phụ thuộc nhiều vào thủy lợi, ngô, kê và cao lương vẫn là cây trồng chính và là nguồn lương thực chủ yếu trong khu vực. Bông cũng có thể được coi là một trong những cây trồng quan trọng.

Tân Cương rất giàu hydrocacbon, khí đốt và các tài nguyên thiên nhiên khác, đồng thời là trung tâm của các khoáng sản như là molybden, vonfram, sắt, đồng, kẽm, chrom hay niken. Khu tự trị Tân Cương là nơi có ba căn cứ không quân có ý nghĩa quân sự lớn của Trung Quốc là Hotan, Kashgar và Ngari Gunsa.

Không quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã triển khai chiến lược một số máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của quốc gia trên các căn cứ này như là máy bay ném bom H6, J20, J10… Quân khu Tân Cương cũng nằm ở đây với trụ sở chính tại Urumqi, liên lạc chặt chẽ với lực lượng tên lửa Trung Quốc và Bộ Tư lệnh chiến khu miền Tây của PLA hoạt động ở khu vực lân cận. Bốn trong số sáu tuyến đường bộ chính của dự án Vành đai Con đường đi qua Tân Cương. Trung Quốc đã biến Tân Cương thành đặc khu kinh tế và muốn thông qua dự án Vành đai Con đường đang cố gắng biến đổi những khu vực này.

Nhưng đây chưa phải là vấn đề quan trọng bậc nhất trong tầm nhìn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ông Tập từng nhấn mạnh, Tân Cương là “rào cản an ninh quan trọng” ở phía Tây Bắc Trung Quốc, nơi có vị trí chiến lược đặc biệt với những vấn đề đặc thù. Điều quan trọng là phải làm tốt công việc ở Tân Cương. Nó là khu vực then chốt để thực hiện chiến lược phát triển Đại Tây, tức là Tân Cương là cửa ngõ để Trung Quốc mở rộng về phía Tây và cũng là một cơ sở năng lượng và kênh giao thông quan trọng cho cả nước. Điều này quyết định tầm quan trọng của việc làm tốt công việc ở Tân Cương.

Thêm vào đó, Tân Cương vừa là tiền tuyến vừa là chiến trường chính cho các hoạt động chống khủng bố, chống xâm nhập và chống ly khai. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa ly khai kéo dài, căng thẳng và phức tạp. Vấn đề khó khăn và lâu dài nhất ở Tân Cương là vấn đề đoàn kết dân tộc. Chủ nghĩa cực đoan tôn giáo đang lan rộng và tràn vào khu vực, nhưng phát triển vẫn là chìa khóa giải quyết mọi vấn đề ở Tân Cương.

Do Tân Cương là cửa ngõ vào sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, nên Bắc Kinh sẵn sàng mạnh tay đàn áp người dân ở đây một cách tàn bạo. Sự đàn áp diệt chủng của Trung Quốc đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương từ trước đến nay chủ yếu được nhìn qua lăng kính nhân đạo, nhưng nếu chúng ta nhìn về góc độ địa chính trị thì sẽ hiểu được hành động của Bắc Kinh, từ đó mới có thể tìm được giải pháp đối phó.

Tân Cương dưới góc độ địa chính trị

Hoa Kỳ đã nhiều lần tuyên bố sự tàn bạo đang diễn ra của Bắc Kinh đối với người Duy Ngô Nhĩ là tội ác diệt chủng. Trong đó trọng điểm thường được nhắc tới là Bắc Kinh triển khai giám sát, giam giữ, lao động cưỡng bức và triệt sản. Điều này nói lên cách thực hành của Nhà nước độc tài Trung Quốc cũng như coi thường các chuẩn mực pháp lý và nguyên tắc đạo đức quốc tế. Mặc dù cách tiếp cận này đúng, nhưng nó không đủ mạnh để dừng lại hoàn toàn hoặc chặn đứng những cuộc đàn áp vô nhân tính lên người Duy Ngô Nhĩ. Sở dĩ như vậy là bởi vì phương Tây chưa nắm được bản chất cốt lõi của vấn đề. Việc họ đấu tranh để chấm dứt tội ác diệt chủng ở Tân Cương đơn thuần chỉ là hành động bề mặt mà thôi.

Theo đánh giá của chính quyền Bắc Kinh, Tân Cương nằm trên một “mỏ vàng” địa chính trị. Tỉnh này giáp Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Pakistan, Afghanistan, Mông Cổ và Nga, khiến nơi đây trở thành cánh cửa sinh lợi để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chính trị sang lục địa Á – Âu mà không có nguy cơ bị các đối thủ cường quốc của mình làm gián đoạn.

Tân Cương là địa điểm có lợi ích thương mại, kinh tế và chính trị to lớn ở Bắc Kinh trong nhiều thập kỷ. Mối quan tâm này ngày càng tăng khi nền kinh tế Trung Quốc mở rộng, nhu cầu năng lượng quốc gia tăng vọt, và nhu cầu về các hành lang đường bộ mới với Trung Đông, châu Âu và Trung Quốc. Đặc biệt là khi tham vọng Biển Đông đang được khẩn trương thúc đẩy hiện thực hóa, việc đối thủ đe dọa đóng cửa eo biển Malacca lại là một nguy cơ rủi ro lớn đối với kinh tế của nước này.

Do đó, Ấn Độ Dương nổi lên như một cánh cửa thứ hai hữu hiệu hơn nhiều, mà Tân Cương lại là một trong những mắt xích để Trung Quốc đối phó với Ấn Độ để tiếp cận được Ấn Độ Dương.

Điểm đặc biệt quan trọng là Tân Cương cũng là trung tâm hậu cần của dự án Vành đai và Con đường, chiếm ba trong số sáu hành lang kinh tế của nó. Kể từ những năm 1950, chính sách của Trung Quốc ở Tân Cương là làm giảm ảnh hưởng, sự phản kháng và sự hiện diện của người Duy Ngô Nhĩ bằng cách khuyến khích người Hán định cư tại tỉnh này. Chính sách này khiến dân số người Hán ở Tân Cương tăng từ 6,7% năm 1949 lên hơn 40% vào năm 1980, đến năm 2018 thì con số đã là 60%.

Cho đến khi Liên Xô sụp đổ, Tân Cương cũng là vùng đệm đối với Bắc Kinh, cách ly khu vực lõi người Hán của Trung Quốc và do đó cần được đặt dưới chủ quyền của Trung Quốc. Sau ngày 11/9, Bắc Kinh nhận thấy sự phản kháng từ khu vực dưới hình thức phiến quân Hồi giáo, sự phản kháng của người Duy Ngô Nhĩ và tình cảm ly khai mà họ tìm cách khuất phục, tạo ra câu chuyện về chủ nghĩa chống khủng bố liên quan đến Tân Cương.

Vì tham vọng thực hiện bằng được dự án Vành đai và Con đường, Trung Quốc đã không ngừng rót tiền và gia tăng áp lực lên các nước Trung Á. Trước một gã khổng lồ xảo quyệt, các nước Trung Á vốn cũng là đối tác của Vành đai và Con đường đã im lặng trước việc ngược đãi người dân tộc Kazakhstan, Kyrgyzstan và các công dân nước ngoài khác có liên quan đến các cuộc truy quét an ninh ở Tân Cương. Chính phủ Kazakhstan và Kyrgyzstan cũng lên tiếng ủng hộ các trung tâm giam giữ của Trung Quốc, mô tả những nỗ lực của Bắc Kinh như một cuộc chiến chống khủng bố và chủ nghĩa ly khai.

Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định rút quân Mỹ khỏi Afghanistan tạo thành khoảng trống an ninh ngày càng mở rộng ở nước này. Cùng lúc đó, đầu tư vào các hành lang Vành đai và Con đường Trung Á và tăng cường hợp tác an ninh C+C5 sẽ góp phần tạo nên sự đoàn kết giữa Trung Á với Trung Quốc ở Tân Cương, nó sẽ tạo ra mối liên kết giữa những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, sự lan tỏa bạo lực từ Afghanistan và tình trạng bất an ninh khu vực để biện minh cho việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ.

Trên thực tế, các quốc gia phương Tây có thể can thiệp vào việc chấm dứt tội ác diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ bằng cách gia tăng áp lực lên các đối tác của Vành đai và Con đường. Từ đó, cho Trung Quốc thấy rằng dự án này khó có thể hiện thực hóa. Có như vậy, người Duy Ngô Nhĩ mới được bảo vệ. Nhìn chung, phải nhìn vào động cơ địa chính trị mới có thể đối phó với tham vọng của Bắc Kinh. Nếu nói về lợi ích, chính quyền Biden có lợi ích trong việc bảo vệ cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ với tính cách là trụ cột trong chính sách nhân quyền của chính quyền và hứa sẽ duy trì an ninh con người theo Công ước Diệt chủng năm 1948.

Tuy nhiên, chính quyền đã bỏ lỡ vai trò chiến lược của Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ trong các thiết kế chiến lược lớn hơn của nước này ở Trung Á và tầm quan trọng chiến lược của Trung Á trong chiến lược lớn hơn của Hoa Kỳ nhằm chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc. Khi Nhà Trắng công bố tài liệu hướng dẫn chiến lược an ninh quốc gia tạm thời, trong đó vạch ra cách thức chính quyền này hình dung việc giao tiếp với thế giới, Trung Á vẫn chưa xuất hiện, làm lộ ra một khoảng trống đáng kể trong chiến lược chống Bắc Kinh của nước này.

Mặc dù chiến lược Vành đai và Con đường không phải là mệnh lệnh duy nhất đằng sau các nỗ lực diệt chủng đang diễn ra chống lại cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ, nhưng điều quan trọng là Hoa Kỳ phải kết nối các điểm giữa Tân Cương và các kế hoạch kinh tế lớn hơn của Trung Quốc ở Trung Á và nhận thức được sự quan tâm và nỗ lực ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Chính quyền Biden nên kết hợp mạng lưới của mình nhằm tìm cách chống lại Vành đai và Con đường của Trung Quốc và cải thiện khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, lập trường của họ trong việc chống lại nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ và bảo vệ nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ cũng như các kế hoạch rộng lớn hơn của họ chống lại Trung Quốc. Khi làm như vậy, Mỹ có thể vừa gây áp lực lên Trung Quốc vừa đặt nền móng cho một chiến lược khu vực cụ thể, toàn diện đã quá hạn cho Trung Á.

Có một sự thật cay đắng là vào tháng 2/2022, CNN đã đăng tải thông tin rằng Tập đoàn Tài chính Quốc tế – một trong những ngân hàng phát triển hàng đầu thế giới trong nhiều thập kỷ đã ca ngợi sự thành công của mình trong việc tài trợ cho các công ty mà họ cho rằng có thể giúp chấm dứt tình trạng nghèo đói cùng cực ở các nước đang phát triển.

Trên thực tế, tổ chức này, hoạt động trực thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới, đã cung cấp các khoản vay hàng trăm triệu đô la cho các công ty có thể dựa vào lao động cưỡng bức từ người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm dân tộc thiểu số khác ở khu vực Tân Cương phía tây Trung Quốc. Báo cáo có tiêu đề “Tài trợ và Diệt chủng: Tài chính phát triển và khủng hoảng ở khu vực Duy Ngô Nhĩ” đã đưa ra bằng chứng cho thấy trong những năm gần đây, Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) đã cho bốn công ty Trung Quốc vay tiền có liên quan đến cưỡng bức lao động và trưng thu đất đai trong khu vực, cùng với sự tàn phá môi trường và sự phá hủy các di sản văn hóa bản địa.

Theo tiết lộ công khai, bốn công ty có tên trong báo cáo là Tập đoàn Công nghệ Sinh học ChenGuang, Tập đoàn Camel, Tập đoàn Dược phẩm Century Sunshine và JoinTown đã nhận được các khoản vay và đầu tư vốn cổ phần từ IFC trị giá 439 triệu đô la, bao gồm cả các khoản vay từ các nhà đầu tư tổ chức thông qua IFC. Con số đó tăng lên khoảng 485 triệu USD. Theo báo cáo, các khoản vay này có thể đi ngược lại các hướng dẫn nội bộ của IFC, được gọi là Tiêu chuẩn Hoạt động, có chức năng hoàn toàn nhằm ngăn cản IFC tài trợ cho các dự án có tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội, gây nguy hiểm cho các mục tiêu phát triển của IFC.

Đầu tháng 3 năm nay, Trung Quốc đã lần lượt tổ chức kỳ họp Lưỡng hội. Đây là một trong những sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng nhất trong năm 2024 đối với Trung Quốc. Lưỡng hội Trung Quốc 2024 đã thông qua nhiều báo cáo và quyết sách quan trọng đối với định hướng phát triển của Trung Quốc trong năm nay. Trong đó, vấn đề Đài Loan, Trung Quốc kiên định phản đối hoạt động ly khai trên hòn đảo và mọi động thái can thiệp của nước ngoài. Điều đáng chú ý là khi Thủ tướng Trung Quốc, ông Lý Cường, đọc báo cáo công tác của chính phủ về các vấn đề Đài Loan, ông đã tiết lộ ý định chuẩn bị chiến tranh của ông Tập Cận Bình. Nhà lãnh đạo Trung Quốc đang chuẩn bị cho cuộc chiến ở Đài Loan như thế nào?

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới