Wednesday, January 22, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ và đồng minh cảnh giác?

Mỹ và đồng minh cảnh giác?

Ngày 24/8 vừa qua, Manila tố chiến đấu cơ Trung Quốc đã bắn pháo sáng vào một máy bay Philippines đang bay tuần tra trên Biển Đông.

Chiến đấu cơ Trung Quốc trong một cuộc tập trận bắn đạn thật

Nguyên văn cáo buộc của Lực lượng chuyên trách quốc gia về biển Tây Philippines được hãng tin AFP loan báo: một máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã “tham gia những cuộc diễn tập vô trách nhiệm và nguy hiểm” vào ngày 19/8 khi máy bay của Cục Thủy sản và Tài nguyên Nước Philippines (VFAR) thực hiện “chuyến bay nhận thức về vùng biển” gần bãi cạn Scarborough. “Hành vi quấy rối” vô cớ của Trung Quốc bao gồm “triển khai pháo sáng nhiều lần nhắm vào máy bay BFAR Grand Caravan ở khoảng cách gần một cách nguy hiểm là khoảng 15 m”.

Vậy là sau bãi cạn Cỏ Mây, căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc lại “vòng” trở về một địa điểm từng được xem là “nóng” nhất từ nhiều năm nay trên Biển Đông.

Nói cho công bằng, cái gọi là sự “hạ nhiệt” ở bãi cạn Scaborough có lẽ chỉ là ngộ nhận. Hoặc có thể, căng thẳng leo thang cực điểm ở khu vực Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) thời gian quan, do việc Trung Quốc chặn đường các tàu Philippines tiếp tế cho nhóm lính đồn trú trên con tàu cũ BRP Sierra Madre, đã khiến dư luận tạm thời bớt quan tâm tới những gì đang xảy ra tại bãi cạn Scaborough mà thôi. Còn trong thực tế, tại khu vực này, xung đột chưa bao giờ chấm dứt. Chỉ có điều nó diễn ra với các hình thức mới.

Nội chuyện hằng năm, Trung Quốc ngang ngược ban hành lệnh cấm đánh bắt hải sản tới mấy tháng, đủ khiến ngư dân Philippines phẫn nộ rồi. Thêm nữa, từ năm 2012, sau khi chiếm quyền kiểm soát bãi cạn này, Bắc Kinh sử dụng lực lượng hải cảnh ngăn chặn ngư dân Philippines tiếp cận ngư trường truyền thống, càng khiến dư luận Philippines bất bình hơn.

Tháng 9 năm ngoài vả đầu năm nay, Trung Quốc còn có một kiểu ngang ngược mới: thả phao quây quanh bãi cạn ngăn ngư dân Philippines tiếp cận ngư trường truyền thống. Sự việc đã khiến Manila giận dữ cho thợ lặn cắt dây phao. Thời điểm đó, dư luận từng nín thở nghĩ tới một cái gì đó khốc liệt bùng nổ làm Biển Đông rền vang tiếng súng. May thay, điều đó đã không xảy ra; và nhiều người đã cả mừng nghĩ tới những gì tích cực hơn…

Nhưng hóa ra, điều đó đã không tới. Bãi cạn Scaborough, thời điểm này được dự đoán sẽ thế chỗ Cỏ Mây để trở lại là một điểm nóng nhất trên Biển Đông như trước kia, với vụ việc Philippines tố cáo Trung Quốc bắn pháo sáng vào máy bay của nước này.

Chưa hết, “vụ pháo sáng” không chỉ diễn ra ngày 19/8. Lực lượng chuyên trách quốc gia về biển Tây Philippines còn nói rằng: Trung Quốc đã tái diễn hành vi nguy hiểm trên vào ngày 22/8. Sự lặp lại một cách “hệ thống” đó cho thấy, chẳng có gì gọi là sơ xuất, sự cố ở đây. Ngược lại, những gì diễn ra cần được hiểu là Bắc Kinh “cố ý”.

Liên quan cáo buộc của Manila, Bắc Kinh chỉ nói rằng: máy bay của họ đã thực hiện “biện pháp đối phó” không xác định đối với hai máy bay quân sự Philippines bay vào cái gọi là không phận trên đá Xu Bi vào ngày 22/8, hoàn toàn không đả động tới vụ việc ngày 18/8. Kiểu đối đáp của Bắc Kinh hàm ý rằng: Bắc Kinh không có lỗi. Họ chỉ bất đắc dĩ phải thực hiện các việc cần thiết ở một khu vực “có chủ quyền”. Nói cách khác, Trung Quốc bác bỏ cáo buộc của Philippines.

Các chuyên gia quân sự chưa lên tiếng. Chưa nên không biết, hành động bắn pháo sáng vào máy bay Philippines có bị coi là nghiêm trọng hơn so với hành động “chiếu tia laser cấp độ quân sự” vào tàu vào các tàu Philippines gần rạn san hô Bãi Cỏ Mây hồi tháng 2 năm 2023 hay không? Tuy nhiên, một số nhà quan sát khu vực vẫn nhận định: vụ việc động thái mới mẻ trên cho thấy, Bắc Kinh đã và đang “không từ thủ đoạn nào” trong việc “dằn mặt” Manila. Bắc Kinh khó chịu vì cái gì? Vì tội Philippines “kết bè kết phái” – ám chỉ, tiếp theo cuộc tập trận chung đầu tiên với Nhật Bản ngày 2/8, chỉ một tuần sau, Philippines tham gia tập trận trên Biển Đông với Mỹ, Úc và Canada ở Biển Đông trong hai ngày, từ 7-8/8.

Cuộc tập trận này, theo “Ban Tổ chức” bao gồm các quan chức quân sự 4 quốc tham gia, cho biết, được diễn ra trong “trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines”. Nó nhằm thể hiện “cam kết chung của các bên trong việc tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế để ủng hộ một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.

Tuyên bố như chẳng động tới ai, nhưng ai cũng hiểu, nếu không có những diễn biến căng thẳng trên Biển Đông; nếu Trung Quốc không ngày một thể hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông với các hành động quyết đoán hơn, thì Mỹ và các đồng minh của mình đã chẳng “phí của”, hay hoang toàng tới mức chi ra cả đống tiền để tổ chức cuộc tập trận đó làm gì.

Nói cách khác, ngoài việc thể hiện thái độ không bằng lòng và sự cảnh giác đối với Bắc Kinh, Washington và các đồng minh nêu trên còn muốn rằng, một khi sự cố diễn ra, họ không thể bị bất ngờ, đồng thời, phải tác chiến một cách thuần thục trên Biển Đông để không dành cho đối thủ, dù chỉ một cơ hội.

T.V

RELATED ARTICLES

Tin mới