Friday, November 22, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiBom “ngu” giá rẻ của Mỹ

Bom “ngu” giá rẻ của Mỹ

Gọi là bom “ngu” nhưng nó lại rất khôn, vì giá rẻ, sản xuất hàng loạt và sức tấn công thì không hề xoàng. Mỹ đang đang tích lũy kho vũ khí chống hạm dồi dào và dễ chế tạo như thế.

Đương nhiên, mục đích sản xuất bom “ngu” có thể thấy rõ, đây là một phần trong nỗ lực đối phó Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Bom “ngu” có tên Quiksinhk.

Theo các nhà khoa học quân sự Mỹ, chính là cuộc “chiến tranh ủy nhiệm” bùng nhùng tại Nga và Ukraine đã thôi thúc họ tăng cường sản xuất bom “ngu”. Hoặc gần đây lực lượng Houthi ở Yemen sử dụng vũ khí chống hạm công nghệ thấp nhằm vào các hoạt động giao thông dân sự ở Biển Đỏ, đã buộc Mỹ và các nước khác phải đưa vũ khí tốn kém ra để phòng thủ.

Thích ứng nhanh khi tình thế thay đổi, Nhà Trắng dùng từ “ triết lý mới” khi sản xuất vũ khí rẻ tiền cho có vẻ bài bản, khoa học. Triết lý ấy là: Có nhiều vũ khí giá thành thấp nhưng đủ khả năng chiến đấu lâu dài. Đó cũng là một phản ứng tự nhiên đối với những gì Trung Quốc đã làm. Trong khi Trung Quốc có cả kho vũ khí tàu chiến và tên lửa đạn đạo thông thường, bao gồm cả những tên lửa được thiết kế để tấn công tàu thuyền, thì Mỹ phải có giải pháp ngăn chặn.

Thích ứng nhanh thực chất là, tìm cách đưa công nghệ mới vào sản xuất để có thể làm thay đổi cán cân sức mạnh quân sự và các xu hướng công nghệ song song được thúc đẩy bởi “cuộc cách mạng kỹ thuật số”. Theo một giám đốc điều hành giấu tên trong ngành công nghiệp tên lửa, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của quân đội Mỹ, bom “ngu” đã được sản xuất cách đây vài năm, nhưng nay mới là lúc công bố. Quicksink được trang bị bộ dẫn đường GPS rẻ tiền và một đầu dò có thể theo dõi các vật thể chuyển động. Để thử nghiệm, Không quân Mỹ đã sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 tại Vịnh Mexico để tấn công một tàu chiến.

Việc Mỹ sản xuất loại “bom giá rẻ” là cơ hội để thu hẹp khoảng cách quân sự với Trung Quốc. Tàu chiến của Hải quân Trung Quốc sẽ không còn ra oai tác quái trong bất kỳ cuộc xung đột nào trong tương lai, nhất là tại một khu vực nóng – Biển Đông.

Bom “ngu” được sản xuất bởi Boeing, với đầu dò từ BAE Systems. “Chàng ngốc” này có thể được sử dụng bằng cách gắn vào đuôi hàng trăm nghìn quả bom tấn công trực tiếp đồng loạt. Đồng thời, có thể được thả từ máy bay chiến đấu và biến những quả bom “ngu” nặng gần một tấn thành vũ khí dẫn đường giá rẻ. Khi “giá cả phải chăng” sẽ được các thượng đế ưa chuộng. Khi bom “ngu” hoạt động “khôn ngoan” thì khả năng phòng thủ của tàu Trung Quốc sẽ bị đe dọa. Quân đội Mỹ sẽ sử dụng tên lửa chống hạm tầm xa, hoặc tên lửa SM-6 để phá hủy tàu chiến Trung Quốc và radar của tàu, sau đó bắn phá tàu bằng các loại vũ khí… giá rẻ .

Để “cân bằng sân chơi” vũ khí hiện đại, những năm qua Mỹ đã tích lũy nhiều loại vũ khí chống hạm ở châu Á. Hồi tháng 4/2024, để phục vụ yêu cầu tập trận, quân đội Mỹ đã triển khai các dàn tên lửa di động Typhoon mới đến Philippines. Đây là cũng là loại vũ khí giá nhưng có thể bắn tên lửa SM-6 và Tomahawk vào các mục tiêu trên biển.

Từ đây, Mỹ và các đồng minh sẽ bắt kịp cuộc đua tên lửa tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Trung Quốc hiện dẫn đầu nhưng đang bị đe dọa. Rồi đây họ có thể “lấm lưng trắng bụng” bởi “đô vật bom ngu”. Tuy không tiết lộ số lượng tên lửa sẽ được triển khai ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nhưng theo các nguồn tin tình báo, Mỹ dự kiến sẽ mua khoảng 800 tên lửa SM-6. Còn hiện tại, hàng nghìn tên lửa Tomahawk và hàng trăm nghìn tên lửa JDAM đã có trong kho vũ khí của nước này.

Động thái của Mỹ nhằm gây khó khăn cho Hải quân Trung Quốc. Theo một cách nào đó, điều này giống như việc cân bằng sân chơi. Và vì thế, mục đích của Trung Quốc là hạn chế sự di chuyển của các khí tài Hải quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương và Chuỗi đảo thứ nhất, sẽ thất bại.

Tạo ra sự răn đe từ mọi phía, đó là cách của Mỹ. Nhưng răn đe bằng bom “ngu” thì có lẽ Bắc Kinh chưa nghĩ đến.

H.Đ

RELATED ARTICLES

Tin mới