Sunday, September 29, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ quyết liệt phản đối các biện pháp trừng phạt của EU

TQ quyết liệt phản đối các biện pháp trừng phạt của EU

Là nền kinh tế số 1 thế giới Mỹ thường cùng các nước phát triển Châu Âu (EU) khởi xướng việc dùng kinh tế để khống chế các nước, nặng thì cấm vận, nhẹ hơn là trừng phạt.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân.

Cu Ba, Triều Tiên bị cấm vận kinh tế hơn nửa thế kỷ cho đến tận ngày nay. Việt Nam cũng từng bị cấm vận hơn hai mươi năm, đấy đều là những nước nhỏ, dễ bắt nạt. Với các nước lớn thì họ dùng đòn trừng phạt kinh tế. Đó là một nghịch lý khi thế giới đều mong muốn có một nền thương mại toàn cầu.

Khi Trung Quốc trở thành đối thủ có thể cạnh tranh ngôi vị số một kinh tế thế giới của Mỹ, Mỹ liền ra đòn trừng phạt kinh tế bằng chính sách thuế xuất nhập khẩu, vận động các nước đồng minh không dùng đồ điện tử của Trung Quốc.

Cuộc chiến Nga – Ukraina bùng nổ, đồng thời với việc yêu cầu các nước EU cùng với Mỹ viện trợ tài chính, vũ khí, trang bị quân sự cho Ukraina chống Nga, Mỹ cũng đe dọa trừng phạt Triều Tiên nếu giúp Nga sản xuất hoặc bán vũ khí cho Nga, xử phạt một số công ty Iran mà Mỹ cho rằng có thể đã giúp Nga sản xuất, cung cấp máy bay không người lái cho Nga và mở rộng phạm vi xuất khẩu bị cấm sang Iran.

Với Trung Quốc, Mỹ tìm cách lôi kéo Trung Quốc lên tiếng phản đối Nga trong cuộc chiến ở Ukraina, nhưng không thành công. Mỹ và EU cho rằng nếu cuộc chiến kéo dài, Nga có thể cạn kiệt vũ khí hiện có và không thể sản xuất kịp vũ khí trang bị, nhưng rất có thể Trung Quốc sẽ giúp Nga về vũ khí như họ đã giúp Nga giảm bớt khó khăn về kinh tế.

Hiện tại Ủy ban Châu Âu đã đề xuất các biện pháp trừng phạt với 7 công ty Trung Quốc bị cáo buộc bán thiết bị có thể làm vũ khí cho Nga. Tờ Financial Time đưa tin hôm 7-5 là biện pháp trừng phạt các công ty Trung Quốc này sẽ được các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU) thảo luận vào cuối tuần này.

Danh sách trừng phạt mà EU đưa ra gồm 2 công ty có trụ sở tại Trung Quốc là bán dẫn 3HC và King-Pai Technology; 5 công ty có trụ sở tại Hồng Kông (Trung Quốc) là điện tử Sinno, Công nghệ Sigma, Asia Pacific Links, Tordan Industry và Alpha Trading Investment. Riêng công ty King-Pai Technology trước đó đã bị Mỹ trừng phạt với cáo buộc tương tự.

Ngày 8-5 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tại cuộc họp báo thường kỳ đã tuyên bố: “Trung Quốc phản đối các hành động sử dụng sự hợp tác giữa Trung Quốc và Nga như một cái cớ để áp đặt các biện pháp trừng phạt bất hợp pháp hoặc quyền tài pháp dài hạn đối với Trung Quốc?

Ông Uông Văn Bân cũng bày tỏ Trung Quốc kêu gọi EU tránh đi “con đường sai lầm”, nếu không Trung Quốc sẽ có hành dộng kiên quyết để bảo vệ lợi ích của mình.

H.L

RELATED ARTICLES

Tin mới