Tuesday, November 26, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiChừng ấy thành tựu, nền đóng tàu quân sự Việt Nam có...

Chừng ấy thành tựu, nền đóng tàu quân sự Việt Nam có hơn Thái Lan, Indonesia…

Hãy cùng chúng tôi dành thời gian để đi thăm các nền đóng tàu quân sự trong khu vực, để trả lời cho một câu hỏi mà tôi tin rằng sẽ có những người thắc mắc là nền đóng tàu quân sự của Việt Nam hiện đứng ở đâu trong khu vực Đông Nam Á? Muốn biết và muốn trả lời câu hỏi này, trước hết, hãy đảo qua một chút về thành tựu của ngành đóng tàu quân sự Việt Nam trong những năm gần đây và sau đó là của các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Lãnh đạo, chỉ huy Viện Thiết kế tàu quân sự giới thiệu một mẫu tàu do viện thiết kế.

Đầu tiên, tại Việt Nam, trong khoảng 20 đến 30 năm trở lại đây, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng nhưng các nhà máy đóng tàu của chúng ta đã bắt đầu thi công chế tạo được một số loại tàu chiến, tàu tuần tra, tàu hỗ trợ đảm bảo thế hệ mới dành cho lực lượng hải quân. Trong đó, nổi bật lên mấy cái tên sau:

Một là chương trình đóng 6 tàu pháo TT400TP do nhà máy Z173-Hồng Hà thiết kế chi tiết và thi công. Thực ra, ta đã mua bản vẽ thiết kế sơ bộ, tàu pháo 400 tấn từ Ukraina. Sau đó, Z173 tiến hành thiết kế chế tạo và lên kế hoạch, nhập linh kiện cần thiết, thi công trong nước. Đây được xem là một trong những thành tựu ấn tượng nhất của nền đóng tàu quân sự Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21.

Hai là chương trình đóng 8 tàu tên lửa 500 tấn đề án 12418 Molniya mà Nga chuyển giao công nghệ và giấy phép, cũng như cố vấn thi công cho nhà máy đóng tàu Ba Son thực hiện. Lần đầu tiên Việt Nam đóng tàu chiến trang bị tên lửa trong nước, việc này đã đem lại nhiều kinh nghiệm lớn cho ta, những công nghệ mà không dễ gì có được nếu không xì tiền ra.

Ba là, các chương trình đóng tàu tuần tra cho lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư. Phải nói rằng, thực sự ấn tượng về trình độ làm chủ công nghệ, sự tiến bộ về thiết kế đối với tàu tuần tra trong nước, gần 200 tàu tuần tra dành cho kiểm ngư, cảnh sát biển hiện nay là do các nhà máy Việt Nam thi công. Trong đó, ngoại trừ các dự án tàu DN 2000 mua giấy phép từ Domain rất nhiều dự án là do ta thiết kế hoàn toàn trong nước, tự cải tiến qua từng giai đoạn, đúc rút từ thực tiễn hoạt động của lực lượng chấp pháp trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền.

Bốn là, chương trình đóng các tàu hỗ trợ. Ví dụ : Tàu cứu hộ tàu ngầm Yết Kiêu 927 cỡ 4.000 tấn, tàu bệnh viện Khánh Hòa 561, tàu nghiên cứu Đại Dương 888 Trần Đại Nghĩa và nhiều chủng loại tàu khác.

Đặc biệt, hiện nay Việt Nam đang lên kế hoạch đóng mới các tàu săn ngầm nội địa, tàu đổ bộ thế hệ mới tự thiết kế trong nước, đó là những tín hiệu vui đối với chúng ta. Vậy, với từng ấy thành tựu, nền đóng tàu quân sự Việt Nam đã thuộc hàng top ở khu vực hay chưa? Có thể nói, hiện nay, nếu xét về khả năng đóng tàu quân sự ở khu vực Đông Nam Á có mấy cái tên nổi bật bao gồm: Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Myanmar. Thông thường, chúng ta hãy nghĩ tới Indonesia được mệnh danh là quốc gia vạn đảo nên họ đầu tư rất mạnh cho hải quân, bao gồm cả nền đóng tàu quân sự. Tuy nhiên, khi tìm hiểu sâu hơn thì hóa ra Singapore-một quốc gia nhỏ bé nhưng cực kỳ giàu có ở khu vực mới là đất nước có nền đóng tàu có thể coi là phát triển sớm nhất ở khu vực.

Từ thập niên 70, tập đoàn đóng tàu ST- Engineering Marine đã bắt đầu chế tạo 5 tàu tên lửa 595 tấn, lớp Victory do Tây Đức chuyển giao công nghệ, cố vấn và hỗ trợ. Đây được xem là tàu hộ tống săn ngầm đầu tiên của hải quân Cộng hòa Singapore, năm chiếc được đóng tại Singapore từ năm 1989, lần lượt biên chế (1990-1991) đến nay, chúng vẫn còn đang hoạt động trong hải quân nước này. Nhưng ấn tượng nhất là vào đầu thập niên 2000, Singapore đã trở thành quốc gia đầu tiên ở khu vực, đóng mới thành công tàu hộ vệ tên lửa hiện đại cỡ 3.200 tấn, dài 114,8 m và cho đến nay, lớp tàu này vẫn được mệnh danh là hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á. Tất nhiên, tàu hộ vệ tàng hình formidable-theo cách gọi của Singapore, thực chất là thiết kế tàu hộ vệ Frigate của cộng hòa Pháp.

Theo thỏa thuận chuyển giao công nghệ và hỗ trợ sản xuất, tập đoàn Dixened của Pháp đã chế tạo chiếc đầu tiên rồi hỗ trợ tập đoàn ST- Engineering Marine, thi công 5 chiếc còn lại trong giai đoạn 2002-2009. Đến nay, formidable vẫn là tàu chuẩn tàng hình nhất ở Đông Nam Á, đẹp không tì vết, phải nói các thiết kế tàu chiến của Tây Âu rất hiện đại. Formidable khi đó đã cấu hình đầy đủ vũ khí bao gồm: Tên lửa chống hạm, hệ thống phòng không tầm trung xa aster, hệ thống ngư lôi 324 ly, hệ thống pháo hải quân và chống săn ngầm. Điều ấn tượng hơn cả là tàu 3.200 tấn nhưng chỉ cần 71 người vận hành là đủ, tự động hóa cao nhất, dành cho các quốc gia ít người, ít lính.

Từ hàng chục năm nhập khẩu công nghệ, gửi người đi học tập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đến cuối thập niên 2000, Singapore bắt đầu làm chủ công nghệ, tự thiết kế thi công các tàu cửa lớn trong nước, điển hình là tàu đổ bộ đa năng 7.200 tấn lớp Anadolu do nước này tự thiết kế thi công. Con tàu dài 141m, có khả năng chở 18 xe tăng hoặc 20 xe bọc thép cùng một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ và hai trực thăng hạng nặng. Đáng nể là năm 2011, Thái Lan đã trở thành khách hàng đầu tiên của lớp tàu đổ bộ do Singapore thiết kế, một minh chứng cho sự thành công của công nghiệp đóng tàu quân sự Singapore. Singapore đã tự đóng được tàu quét mìn, tàu cứu hộ tàu ngầm 4000 tấn, các tàu tuần tra tốc độ cao. Tuy nhiên, phải khẳng định Singapore cũng chỉ làm được một phần nhỏ trong nội địa, các thiết bị lớn quan trọng như động cơ, radar, vũ khí đều nhập khẩu 100%.

Về Indonesia, họ khởi động chậm hơn nhưng đạt tốc độ phát triển ấn tượng với đóng tàu quân sự. Nổi bật là tập đoàn đóng tàu quốc gia PT PAL, hiện nay đã tham gia vào công tác chế tạo tàu ngầm tấn công hiện đại, do Hàn Quốc chuyển giao công nghệ. Trong hợp đồng đóng 3 tàu ngầm kiểu 209, cỡ 1.400 tấn, ký năm 2011 với Daewoo, việc chế tạo chiếc thứ 3 PT PAL đã tham gia vào một phần công việc. Trước đó, họ đã đạt được những thành tựu lớn trong việc nhận chuyển giao công nghệ từ tập đoàn Damen của Hà Lan để thi công trong nước dự án tàu hộ vệ 2.900 tấn-Sigma 10514 (2014). Trong 4 năm, họ đã hoàn thành xong xuôi hai chiếc được tích hợp các khí tài hiện đại của châu Âu.

Về tàu đổ bộ, Indonesia cũng đạt được thành tựu quan trọng khi mua bản quyền và công nghệ nước ngoài và chế tạo thành công trong nước. Tàu đổ bộ đa năng cỡ 15900 tấn lớp Makassar, dự án vốn do Hàn Quốc thiết kế. Không chỉ chế tạo đáp ứng nhu cầu trong nước, đây đã trở thành lớp tàu xuất khẩu thành công của công nghiệp quốc phòng Indonesia. Khi đến nay đã có 4 quốc gia đặt hàng bao gồm: Philippines, Peru, Myanmar và các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Lớp tàu dài 122-143m tùy yêu cầu của khách hàng, rộng 22m chở được 35 xe bọc thép và một tiểu đoàn lính thủy cũng như 5 trực thăng hạng trung. Về khả năng tự chủ thiết kế, bước vào đầu thập niên 2010, Indonesia cũng gặt hái được hàng loạt thành công lớn bao gồm: dự án tàu tấn công nhanh KCR 60M do PT PAL thiết kế, thi công. Hiện đã đóng xong 4 chiếc, dự kiến chế tạo 18 chiếc, giới chức quốc gia này thông báo lớp tàu được chế tạo hoàn toàn từ vật liệu thép, độ bền cao, được sản xuất trong nước. KCR 60M cỡ 460 tấn, dài 60,3m, trang bị pháo hạm 57mm li của Nga và Tây Âu, tên lửa hành trình C705 của Trung Quốc hoặc Exocet của Pháp.

Thứ hai, là dự án tàu tên lửa nhỏ KCR 40 cỡ 250 tấn do công ty PT Palindo Marine Industries thiết kế chế tạo đã hoàn thành kế hoạch đóng 8 chiếc cho hải quân với đơn giá 5 triệu USD một chiếc. Thứ ba là dự án tàu tuần tra PC40 cũng do Palindo chủ thầu. Hiện đã đóng xong 17 chiếc, kế hoạch là 42 chiếc. Thứ tư là dự án tàu tên lửa tấn công nhanh 3 thân Klewang-một dự án hơi bị xui xẻo của tập đoàn đóng tàu PT Rulin, năm 2012 họ đã hạ thủy 1 chiếc nhưng không may bị cháy ra tro, chỉ 4 tuần sau khi ra biển. Lỗi của vật liệu chế tạo được cho là một trong các nguyên nhân khiến lớp tàu bị bắt lửa, cháy rất nhanh, hủy hoại cả tàu.

Tháng 8 năm 2021, họ tung ra chiếc thứ hai với tên gọi KRI Golok khắc phục các thiết kế của chiếc thứ nhất. Hiện tại, tàu đã đưa vào biên chế nhưng chưa được tích hợp hệ thống tên lửa theo kèm. Thứ 5, là dự án tàu đổ bộ tăng AT 117M được 3 nhà máy đóng tàu nội địa thi công trong nước vào năm 2012, số lượng 9 chiếc đã hoàn thành. Tàu cỡ 2.300 tấn chở được 10 xe tăng Leopard 2A4 hoặc 15 xe chiến đấu lội nước BMP-3F. Hiện nay, công ty đóng tàu PT Karimun đã nhận được phê duyệt đóng tàu hộ tống tên lửa phục vụ tổng thống, mang tên Bungcacno dài 73m. Với vai trò vừa là tàu chiến vừa là du thuyền của tổng thống, Bungcano đã được lên kế hoạch sẽ thiết kế cabin chống đạn và hoạt động như một soái hạm trong trường hợp khẩn cấp.

Tiếp sau Indonesia, thường chúng ta có thể nghĩ ngay tới Thái Lan, Malaysia với nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, đáng tiếc là họ phải xếp sau cái tên này. Đó là nền đóng tàu bí ẩn của Myanmar. Đến thời điểm năm 2023, Myanmar là quốc gia đầu tiên và duy nhất ở khu vực tự thiết kế và thi công tàu hộ vệ trên 2.000 tấn hoàn toàn trong nước. Họ đã khiến cả khu vực đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác. Năm 2010, họ đưa vào biên chế tàu hộ vệ 2.500 tấn, dài 108m hoàn toàn được đóng trong nước và nhìn ngoại hình của nó người ta dự đoán, họ đã tự thiết kế chúng. Chỉ một chiếc được chế tạo nên dự án được coi là mang tính thử nghiệm.

Đến năm 2012, họ đưa dự án tàu hộ vệ nội địa sang 1 trang mới khi khởi động đề án tàu hộ vệ tàng hình-Kyan Sitthar cỡ 3.000 tấn, 2 chiếc đã được hoàn thành. Và hiện tại, họ đang chế tạo dự án tàu chiến dài 135m, cỡ 4.000-5.000 tấn, được cho là trang bị hệ thống phóng thẳng đứng dành cho các hệ thống tên lửa. Dĩ nhiên toàn bộ trang thiết bị vũ khí trên tàu bao gồm tên lửa hành trình, tên lửa phòng không, ngư lôi, pháo hạm vẫn phải nhập khẩu, phần nhiều là từ Ấn Độ, Trung Quốc, Nga và các đối tác thân thiện với Myanmar. Đó là còn chưa kể trong những năm qua họ tự thiết kế và trang bị 3 tàu hộ tống 1.105 tấn, 7 tàu tên lửa nhỏ dài 49m, 15 tàu pháo dài 47-49m, 2 tàu tuần tra ven bờ 1.500 tấn cùng hàng chục tàu cano tuần tra ven bờ. Nói không ngoa, số tàu chiến nội địa phải chiếm tới 50 đến 60% tổng trang bị của hải quân Myanmar, một con số ấn tượng, ấn tượng hơn cả Singapore, Indonesia ở chỗ họ tự thiết kế trong nước.

Tuy nhiên, khi xem kỹ chất lượng các tàu hiện có các đánh giá về việc một số tàu chiến của Myanmar được hoàn thiện với chất lượng chưa cao, thiếu an toàn. Ví dụ như các cánh cửa trên tàu hộ vệ tên lửa rất mỏng. Khi thiết kế tàu chiến, người ta không chỉ tính tới việc nó to, nó lớn mà còn phải tính tới việc kết cấu của nó có bền vững hay không, khi trúng đạn tác động tới thế nào, khả năng sống sót ra làm sao. Dẫu vậy, phải khẳng định rằng các thành tựu của Myanmar là đặc biệt ấn tượng, nhận được sự ca ngợi của đông đảo luồng dư luận trong khu vực bao gồm cả Việt Nam ta.

Về 2 ông lớn còn lại của hải quân khu vực: Thái Lan và Malaysia. Có lẽ nhiều bạn tới giờ phút này đang tự hỏi: “Hai ông này cũng khá nổi, kinh tế phát triển trong khu vực, quân đội cũng đâu phải yếu, sao mãi mới nói họ vậy? Ban đầu, tôi cũng nghĩ như vậy, ai ngờ đâu thực tế ngoài việc mua sắm, việc đầu tư cho công nghiệp đóng tàu nội địa của họ lại không quá nổi bật. Nếu xét về tính thời điểm, Thái Lan gần như ngang ngửa Singapore về thời điểm bắt đầu đóng các tàu chiến nội địa hiện đại có giấy phép. Điển hình là chương trình đóng 3 tàu hộ tống-Kerosene theo thiết kế của Anh (1988). Lớp tàu này, đến nay vẫn sử dụng cỡ 630 tấn, dài 62m phục vụ cho vai trò tuần tra chống ngầm.

Cũng trong giai đoạn này Thái Lan còn mua thiết kế tàu tuần tra 300 tấn PSMM MK5 của Anh để đóng 6 chiếc trong nước, phục vụ để tuần tra ven bờ. Đặc biệt, cuối thập niên 80 họ đã mua bản quyền lớp tàu đổ bộ PS700 từ Pháp để thi công trong nước, 2 tàu chiến lớn nhất lúc bấy giờ cỡ 4.520 tấn. Đấy là thành tựu đáng kể của đóng tàu Thái Lan ở thập niên 80. Ở giai đoạn thuận lợi tinh thần phấn chấn nền chính trị được phương Tây ra sức hậu thuẫn, tạo điều kiện, nhưng thay vì phiêu lưu với các dự án tầm cỡ chiến lược, Thái Lan lại chọn cách đi chậm lại. Đầu thập niên 90, họ nhập khẩu các tàu chiến kém chất lượng từ Trung Quốc, chính xác là mua vỏ tàu rồi về đắp vũ khí phương Tây lên dùng, rồi thì dự án mua tàu sân bay mà tới nay vẫn bị mỉa mai là du thuyền Hoàng Gia đắt nhất thế giới. Những khoản đầu tư có vẻ là hơi lỗ đã khiến cho ngành đóng tàu Thái Lan bị chậm lại đáng kể. Mãi tới đầu thập niên 2010, tốc độ đẻ tàu mới tăng tốc trở lại. Với dự án tàu tuần tra ven bờ lớp Krabi mà Anh giữ bản quyền, Thái Lan mua giấy phép và công nghệ để đóng hai chiếc trong nước cỡ 2.000 tấn. Đây cũng là giai đoạn Thái Lan thi công nhiều tàu chiến nhất và do họ tự thiết kế hoàn toàn trong nước. Nổi bật là 8 tàu pháo cỡ 185-223 tấn lớp to, 5 tàu pháo 150 tấn và 23 tàu tuần tra nhỏ 45 tấn.

Malaysia thì còn cảm thấy tiếc hơn nữa, có đủ điều kiện cần thiết nhưng dường như họ không quá chú trọng để tự chủ trang bị. Đến nay, dự án đáng kể nhất của họ về đóng tàu chiến hiện đại là đề án chế tạo 6 tàu hộ vệ tàng hình Lela do tập đoàn đi Dixened của Pháp thiết kế, chuyển giao công nghệ với tổng giá trị 28 tỷ USD. Tức là tính toán sơ bộ, giá mỗi tàu gần 500 triệu USD đã bao gồm cả vũ khí và chi phí bảo trì, tổng công ty Công nghiệp nặng Bulstage là nhà thầu chính. Mỗi tàu cỡ 3.100 tấn, dài 111m, thiết kế theo tiêu chuẩn tàu chiến tàng hình hiện đại được trang bị hệ thống phòng không tầm trung VL-mica với bệ thẳng đứng, tên lửa chống hạm NSM và ngư lôi 324 li. Chỉ có điều, dự án được khởi động vào năm 2016 kế hoạch tới năm 2024 sẽ hoàn thành.

Tuy nhiên, chiếc đầu tiên sau 7 năm thi công giờ vẫn chưa xong. Lý do hải quân nước này bây giờ lại tranh cãi về tính khả thi của dự án cũng như những cáo buộc tham nhũng, vấn đề tiền nong. Điều này vô hình chung làm trì hoãn sự phát triển của hải quân Malaysia nói chung và công nghiệp đóng tàu nói riêng. Có vẻ như, chuyện delay là có truyền thống đối với ngành đóng tàu quân sự Malaysia. Đầu thập niên 2000, họ cũng từng gặp vấn đề tương tự với dự án đóng 27 tàu tuần tra ven bờ, 1850 tấn lớp Keda theo giấy phép của công ty Đức. Ngay chiếc đầu tiên của dự án được đóng trong nước đã không vượt qua các thử nghiệm trên biển, trước khi giao hàng do có vấn đề về kỹ thuật và chất lượng, chưa kể là câu chuyện tài chính và tham nhũng đã khiến dự án liên lục bị trì hoãn.

Rốt cuộc, 27 chiếc sau khi rút xuống chỉ đóng 6 chiếc và may là nó còn hoàn thành (2009). Chỉ hơi tiếc, thiết kế tàu dựa trên lớp Meko của Đức chuẩn tàu chiến tàng hình, thiết kế hiện đại nhưng với mục tiêu là tàu tuần tra ven bờ, người ta chỉ cho nó một khẩu pháo 76 li. Tuy nhiên, theo nhà sản xuất tàu đã để sẵn không gian để tích hợp hệ thống phòng không tầm ngắn Ruy 116 và tên lửa hành trình Isset chỉ mất một ngày là có thể lắp được ngay, dùng được luôn. Dự án tàu chiến duy nhất mà nền đóng tàu Malaysia tự thiết kế hoàn toàn tới nay, đó là lớp tàu chở bộ binh tốc độ cao cỡ 117 tấn, hai chiếc ở tập đoàn Bulstage đóng năm 2011. Ngoài ra, họ còn sản xuất được một số loại súng máy cao tốc và đóng một số tàu hộ cần cỡ lớn, dài đến 102m.

Về phần hải quân Campuchia và Philippines, họ vẫn nằm ở chiếu dưới trong khu vực, do đó ngành đóng tàu cũng không lấy gì để mà phát triển. Campuchia thì thôi rồi, còn Philippines có đóng một số tàu và cano tuần tra loại nhỏ cùng một tàu đổ bộ 500 tấn (2010).

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới