Từ ngày 12 đến 16 tháng 6 Hội nghị lần thứ 33 các quốc gia thành viên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOSS) đã diễn ra tại New York (Mỹ).
Hội nghị UNCLOSS lần này nhấn mạnh yêu cầu tuân thủ Công ước, đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế trong lĩnh vực biển và đại dương. Các nước tham dự đã đạt được thoả thuận về dự thảo nội dung Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bên vững đa dạng sinh học biển ngoài vùng tài phán quốc gia (BBNJ).
Tại Hội nghị này tình hình Biển Đông, các diễn biến gần đây trên Biển Đông có thể ảnh hưởng đến hoà bình, an ninh và phát triển đã được Đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc Đặng Hoàng Giang nêu ra. Đại sứ cũng khẳng định việc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển trên vùng biển được thiết lập theo công ước về Luật biển năm 1982 là điều kiện tiên quyết cho việc duy trì, bảo đảm hoà bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực Biển Đông.
Tuy Đại sứ không nêu đích danh Trung Quốc nhưng ai cũng hiểu rằng ở khu vực này từ trước đến nay chỉ có Trung Quốc liên tục vi phạm hiệp định và có những hành động phá hoại đa dạng sinh hoạt, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền của các nước trong khu vực, gây ảnh hưởng đến hoàn bình và an ninh ở Biển Đông.
Các nước khu vực Biển Đông từ nhiều thập kỷ nay luôn chung sống hoà bình, không hề có xung đột quân sự hoặc vi phạm chủ quyền của nhau. Chỉ thỉnh thoảng có việc ngư dân dánh bắt cá đi vào vùng biển của nước khác nhưng đều được các nước giải quyết bằng biện pháp hoà bình.
Duy có Trung Quốc thường xuyên, liên tục gây bất ổn và mức độ ngày càng nghiêm trọng.
Trung Quốc ngang nhiên dùng vũ lực xâm chiếm đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của các nước. Nam 1974 Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, năm 1988 Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đáng lên án là Trung Quốc giết hại dã man những người lính đồn trú trên các đảo. Những năm gần đây Trung Quốc chiếm và tôn tạo các đảo ngầm, đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa, huy diệt môi trường biển, phá vỡ đa dạng sinh học. Bất chấp Luật biển quốc tế, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tới 80% diện tích Biển Đông vi phạm chuỷ quyền, quyền chủ quyền của nhiều nước.
Những năm gần đây bằng thủ đoạn đưa tàu cá, tàu hải cảnh làm lá chắn để tàu khảo sát đi vào hoạt động ở vùng biển thuộc chủ quyền của nước khác. Ngay tháng 5 năm 2023 tàu khảo sát Trung Quốc Hướng Dương Hồng 10, bằng thủ đoạn cũ đã xâm phạm khu vực bãi Tư Chính nằm trong EEZ của Việt Nam.
Rõ ràng ở Biển Đông, Trung Quốc là nước duy nhất liên tục gia tăng các hành động gây bất ổn, ảnh hưởng đến hoà bình và an ninh của khu vực.
H.L