Một lãnh đạo hàng đầu của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Liêu Ninh, một tỉnh đông bắc Trung Quốc, người chịu trách nhiệm cho sự đàn áp đối với một luật sư nhân quyền Trung Quốc nổi tiếng và các học viên của một môn tu luyện truyền thống của Trung Quốc, đang bị điều tra.
Tô Hồng Chương, ủy viên thường vụ Tỉnh Liêu Ninh và là người đứng đầu ủy ban an ninh nội địa của tỉnh, đã bị phát hiện “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng” – một thuật ngữ dùng riêng cho hành động phi pháp – theo một thông báo ngắn gọn của cơ quan chống tham nhũng của ĐCSTQ vào ngày 6 tháng 4.
Ông Tô không phải là quan chức cấp cao đầu tiên bị thanh trừng ở Liêu Ninh. 4 cán bộ Đảng cấp tỉnh khác, trong đó có cựu bí thư Tỉnh ủy Liêu Ninh Vương Dân (Wang Wei), đã bị sa thải kể từ năm 2012, theo ‘The Paper’, một trang web tin tức bán chính thức của Trung Quốc
Là người đứng đầu bộ máy an ninh của Liêu Ninh, kiểm soát công an, hệ thống tư pháp và hệ thống nhà tù của chế độ Trung Quốc, Tô Hồng Chương đã giám sát việc đàn áp đối với luật sư nhân quyền nổi tiếng Vương Vĩnh Hằng ở Đại Liên.
Năm 2007, anh Vương đã bắt đầu bảo vệ các học viên Pháp Luân Công, và thậm chí đã viết một bức thư ngỏ gửi cho những lãnh đạo Trung Quốc thời bấy giờ là [chủ tịch Đảng] Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo, khiếu nại rằng chính quyền Trung Quốc không có căn cứ pháp lý để truy tố các học viên Pháp Luân Công tại tòa án.
Cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công trên toàn quốc vào năm 1999 sau khi phát hiện ra rằng các bài tập di chuyển chậm rãi và những lời dạy về Chân, Thiện và Nhẫn, đã thu hút khoảng 70 đến 100 triệu tín đồ [theo học]. Bộ máy an ninh của chế độ Trung Quốc đã giam giữ hàng trăm ngàn học viên Pháp Luân Công, và khuất phục họ bằng tra tấn và ngược đãi nghiêm trọng trong khi họ bị giam giữ.
Luật sư Vương Vĩnh Hằng cuối cùng đã phải chịu chung số phận như những người mà anh đã bảo vệ. Năm 2009, anh Vương đã bị bắt ở Đại Liên, một thành phố ở tỉnh Liêu Ninh, và bị kết án 7 năm tù giam. Trong khi bị giam giữ tại nhà tù số 1 Thẩm Dương, anh Vương đã bị bức thực và tra tấn sau khi đã cố gắng ngăn chặn những tù nhân khác đánh đập các học viên Pháp Luân Công, theo Minghui.org, một trung tâm thu thập, sàng lọc, duy trì và cung cấp thông tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Luật sư vì Luật sư (Lawyers for Lawyers), một tổ chức phi chính phủ (NGO) có trụ sở tại Hà Lan, đã viết trong một báo cáo tháng 2 năm 2015 rằng anh Vương đã có sức khỏe rất xấu trong nhiều năm, và sau đó đã được biết đến là bị “triệu chứng của bệnh lao, viêm phổi, sung huyết ngực và tích tụ các chất lỏng trong các mô xung quanh bụng của mình”.
Những người mà anh Vương Vĩnh Hằng đã cố gắng bảo vệ thì ở tình trạng còn tồi tệ hơn nhiều. Theo Minghui, đã có 37 trường hợp các học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết kể từ khi Tô Hồng Chương lãnh đạo Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC) Liêu Ninh vào tháng 11 năm 2011.
Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hoa Kỳ, với sứ mệnh như tên gọi của mình, đã nêu tên đích danh ông Tô chịu trách nhiệm trực tiếp cho việc tra tấn và ngược đãi đối với 2 học viên Pháp Luân Công và một luật sư nhân quyền .
Kiến nghị của những người dân làng yêu cầu thả anh Zhao. (Minghui.org)
Một trường hợp đáng chú ý liên quan đến ông Triệu Phú Quí (Zhao Fugui), một cư dân 43 tuổi ở thành phố Bản Khê, người đã bị bắt cóc bởi công an địa phương trong tháng 7 năm 2014, và bị tuyên án 5 năm tù vào tháng 12 năm 2014, theo Minghui.org. Tức giận việc ông Triệu đã bị tống vào tù chỉ vì ông tập luyện Pháp Luân Công, hơn 300 người dân địa phương đã ký vào một kiến nghị yêu cầu [nhà cầm quyền Trung Quốc] thả tự do cho ông ngay lập tức.
Khi tin tức về cuộc thanh trừng đối với Tô Hồng Chương được lan truyền trên internet Trung Quốc, một vài người dân Trung Quốc đã tham gia thảo luận trên cổng thông tin Sina, một trang mạng được nhiều người Trung Quốc ưa chuộng, để vui mừng trước sự ngã ngựa của một kẻ bạo hành, và họ lên án cơ quan Đảng mà ông ta đã từng lãnh đạo.
“Người dân Liêu Ninh xin chúc mừng nồng nhiệt”, là những lời của 2 cư dân mạng.
“Ở cơ quan an ninh tại Liêu Ninh … đó là bóng tối … rất tối,” [một cư dân mạng với biệt danh] “sjyk555” viết từ Bản Khê, một thành phố ở tỉnh Liêu Ninh.
“Bộ máy an ninh nội địa của Liêu Ninh cần phải được đại tu”, [một cư dân mạng với biệt danh] “Do Good Deed 2015” ở Trường Xuân, thủ phủ của tỉnh Cát Lâm, nhận xét.