Friday, January 10, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiTại sao sau động đất, người Nhật “lặng lẽ” còn người TQ...

Tại sao sau động đất, người Nhật “lặng lẽ” còn người TQ “ồn ào”?

“Chưa đã, tại sao lại động đất nhỏ như thế”, “Phải động cả thành phố mới đã”, “Ước gì động đất mạnh hơn”… Những câu như đâm kim vào tai này xuất hiện vài ngày trước trên hệ thống mạng Internet Trung Quốc sau thảm họa động đất ở Kumamoto – Nhật Bản. Gần đây, những ngôn từ kiểu này lại tiếp tục xuất hiện trên Weibo vào đêm khuya 19/4 vừa qua, nguyên nhân vì Bắc Kinh cũng lại “rung động”.

 

 

Sáng ngày 20/4 (giờ Bắc Kinh), trang thông tin động đất Trung Quốc đưa tin: “Khoảng 1:10 phút rạng sáng ngày 19/4 xảy ra động đất cấp 2,7 tại quận Phòng Sơn – Bắc Kinh”. Một trận động đất nhỏ không gây thiệt hại gì nhưng lại khiến nhiều người hứng khởi khác thường, ai nấy tới tấp lên mạng nhận xét trong thông tin do cơ quan theo dõi động đất Bắc Kinh đưa ra, nhiều người tỏ rõ hưng phấn: “Sắp có tai họa rồi, chuẩn bị thưởng thức thôi”.

Từ ngày 10/4 đến nay, trong vòng chưa tới 10 ngày, nhưng trái đất đã xảy ra liên tục 4 trận động đất cấp 7 trở lên. Động đất ở Bắc Kinh xảy ra trong “thời điểm nhạy cảm” khiến nhiều cư dân mạng Trung Quốc Đại Lục tỏ rõ thích thú: “Sao chân không thấy cảm giác rung, chỉ có điện thoại cầm tay rung”, “Mới động cấp 2,7 mà đã ầm lên, người Nhật cười rụng cả răng”, “Người không ở quận Triều Dương nhưng trái tim luôn hướng về người Triều Dương”, “Chọn kinh thành có sai lầm?”… Thái độ lần này cũng khủng khiếp không kém thái độ trước trận động đất ở Nhật Bản vừa qua: với chấn động lớn ở Nhật thì họ hí hửng mừng rỡ, với chấn động nhỏ trong nước thì họ cảm thấy tiếc nuối!

Động đất là thảm họa làm đảo lộn cuộc sống bình thường của con người, có thể qua thái độ của một cộng đồng trước thảm họa để nhận diện tố chất và tâm lý của họ (vì trong lúc bình thường không dễ thấy được). Ở Nhật Bản, nhiều nhà văn, nhà tư tưởng đã có những suy tư sâu sắc về vấn đề động đất.

Nhà văn Haruki Murakami nổi tiếng với đề tài về động đất, ông từng viết bộ tiểu thuyết “Sau cơn động đất”, câu chuyện xoay quanh trận động đất xảy ra năm 1995. Tác phẩm đã thể hiện được những suy tư sâu sắc về thảm họa: Từ những đổ vỡ khiến con người trân trọng cuộc sống hơn, chán nản và bi quan chẳng bằng hãy bình tĩnh đứng lên tìm cách thích nghi… Qua tác phẩm, nhà văn Haruki Murakami đã nói thay cho nhiều người dân Nhật Bản trong “quan niệm về động đất”: Bình thản mà đầy bao dung.

Sau khi xảy ra trận động đất lớn ở phía đông Nhật Bản ngày 3/11/2011, đạo diễn nổi tiếng Takeshi Kitano đã lên tiếng: “Không nên nói hời hợt đây là sự cố làm chết 20.000 người, mà nên nói đã xảy ra 20.000 sự cố chết người”. Cách diễn tả nhấn mạnh những mất mát lớn lao trong thảm họa, nhấn mạnh ý nghĩa nhân đạo mà mọi phải chú ý của của Takeshi Kitano được nhiều người dân Nhật Bản khen ngợi.

Vậy mà trong những trận động đất vừa qua, nhiều người Trung Quốc Đại Lục lại thể hiện tâm trạng tiếc nuối vì động đất còn nhỏ, thương vong ít…  Có thể thấy cảm xúc méo mó và trí não vô tri của nhiều người Trung Quốc ngày nay rất nghiêm trọng.

Nguồn gốc của tâm thái vô cảm này là do đâu? Xin có ý kiến sau:

1. Độc hại của chủ thuyết vô thần

Trong văn hóa truyền thống ngày xưa, từ thiên tử đến thần dân đều tôn kính thần linh, biết ơn giới tự nhiên. Nhưng sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền đã phá hủy văn hóa thần truyền, giương cao khẩu hiệu “nhân định thắng thiên”. Khi con người không còn biết kính sợ trời đất thì tâm tính ai nấy tự cao tự đại, làm ác không sợ báo ứng. Sự vô tri và vô trách nhiệm đã gây thảm họa ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như hiện nay.

2. Mất cảm giác về giá trị thiêng liêng của sinh mạng

Sau khi giành chính quyền, Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động các chiến dịch “Tam phản”, “Ngũ phản”, “Đại nhảy vọt”, “Cách mạng Văn hóa”, “Thảm sát Thiên An Môn”, “Đàn áp Pháp Luân Công”, những phong trào này đã làm khoảng 80 triệu người Trung Quốc bị chết oan, nhưng nghiêm trọng hơn là làm biến dạng nhân cách con người. Do tình trạng bạo lực xã hội kéo dài, dần dần mạng người bị xem như cỏ rác: cảnh kẻ mạnh ức hiếp kẻ yếu xảy ra thường xuyên và công khai giữa chốn đông người, những hành vi độc ác kiểu dùng máy ủi, ủi người đã xuất hiện nhiều lần, bộ máy quân đội của chính quyền Trung Quốc còn bị tình nghi liên quan đến tội ác mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công để bán kiếm lợi… Môi trường xã hội ô nhiễm và đầy tính bạo lực khiến nhiều người ngày càng lạnh nhạt với sinh mạng con người: chứng kiến cảnh một người chuẩn bị nhảy lầu thì đám đông ở dưới hò hét thúc giục nhảy nhanh lên; quản lý khách sạn Yihe trả lời việc một nữ khách bị tấn công bạo lực rằng: dù sao cũng chưa chết người….; vài ngày trước người ta truyền nhau một video trên mạng quay cảnh một người đàn ông kêu gào cứu mạng ngay trong đám cháy, video cho thấy có kẻ đang bình thản cầm điện thoại quay người gặp nạn chứ không nghĩ cách cứu người gặp nạn…

Những con người máu lạnh này do đâu mà ra?

3. Lối sống hưởng lạc

Chế độ độc tài gây lũng đoạn thông tin, bóp méo lịch sử, dùng chính sách ngu dân làm tê liệt nhận thức của con người, nhà nước đi đầu trong phong trào cổ vũ lối sống thực dụng vì tiền, khẩu hiệu giới quan chức hay truyền tai nhau là “im lặng phát tài”, người nào nói đến chữ lương tâm, đạo lý thì bị chế nhạo; những chủ đề nói chuyện nghiêm túc thì nói thành trò đùa cợt để che lấp vốn tri thức kém cỏi…

4. Bạo lực lên ngôi

Thói quen ứng xử bạo lực đang ngày càng phố biến ở Trung Quốc Đại Lục: nhân viên phục vụ quán lẩu dùng nước sôi tạt vào khách, nữ cảnh sát dùng đế giầy cao gót nện chảy máu đầu nhân viên bảo vệ… những vụ ẩu đả kiểu này thường xuyên xảy ra. Hệ thống truyền thông xã hội thì dùng bạo lực bằng những lời lăng mạ, sỉ nhục nhau tùy tiện. Đây chính là hệ quả của chính sách phá hoại lễ nghĩa trong văn hóa truyền thống. Có lẽ không còn mấy người Trung Quốc nhớ câu “Quân tử hòa với mọi người, dù không đồng; tiểu nhân đồng với mọi người mà không hòa” (Quân tử hoà nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hoà).

Nguyên nhân của thảm cảnh là do quan điểm trị nước bằng bạo lực và độc tài: Những phong trào chính trị dã man cứ nối tiếp nhau ra đời làm méo mó đời sống yên bình của người dân, đặc biệt nhất là phong trào đàn áp Pháp Luân Công từ năm 1999… Thảm cảnh suy sụp đạo đức này đã thể hiện rõ qua những ‘comment’ vô cảm chia sẻ trên mạng bằng những ngôn từ bỡn cợt, vô trách nhiệm sau trận động đất vừa qua.

RELATED ARTICLES

Tin mới