Hiện nay, Trung Quốc đang phải đối mặt với một vấn đề đó khí hậu cũng dần nóng lên, sự gia tăng chóng mặt của điều hòa không khí trong thời đại phát triển kinh tế có mối liên quan trực tiếp tới biến đổi khí hậu ở Trung Quốc.
Trên bản đồ thế giới, nếu dịch chuyển Trung Quốc sang ngang và thế vào vị trí của nước Mỹ, có thể thấy rằng Trung Quốc và Mỹ chẳng khác nhau là mấy xét về cả kích thước và hình dạng, ngay cả khí hậu của hai nước cũng gần giống nhau. Nhiệt độ của Bắc Kinh gần giống với nhiệt độ quanh năm của thủ đô Washington DC, còn nhiệt độ của Thượng Hải cũng xấp xỉ nhiệt độ của Atlanta. Nước Mỹ phát triển đi đôi với việc bùng nổ nhu cầu sử dụng điều hòa không khí, việc người dân đổ xô về sinh sống tại những tiểu bang như Florida, Texas và Arizona, chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc Mỹ ngày nay có mức tiêu thụ điện bình quân trên đầu người cao nhất trong các nước phát triển. Trung Quốc cũng đang bắt đầu nối gót theo sau Mỹ, trung bình cứ 5 chiếc điều hòa được sản xuất trên thế giới thì người Trung Quốc sẽ mua 2 cái.
Nói một cách đơn giản, thu nhập cá nhân gia tăng cũng kéo theo nhu cầu sử dụng điều hòa không khí tăng theo. Những ngày nắng nóng kỷ lục, số liệu cho thấy có đến 50% lượng điện tiêu thụ chỉ được dành để làm mát các tòa nhà. Đây chỉ là một ví dụ đơn lẻ về một hiện trạng đáng quan ngại. Ngày nay khi các quốc gia trở nên giàu có thì mức tiêu thụ điện cũng tăng cấp số nhân. Các nước phát triển xây dựng nền kinh tế nhưng cũng quên nhiệm vụ phải kiểm soát mức tiêu thụ năng lượng. Mức tiêu thụ điện hàng năm của châu Âu và Hoa Kỳ không thay đổi quá nhiều, nhưng trái lại mức tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc thì ngày càng leo thang, trong lịch sử không có quốc gia nào có quy mô lớn như Trung Quốc lại có tốc độ phát triển nhanh như nước này.
Ở Trung Quốc người ta chẳng lạ gì khi đôi lúc lại có những cuộc khủng hoảng năng lượng xảy ra, làm bộc lộ những vấn đề trong lòng đất nước. Cuộc khủng hoảng điện trên khắp Trung Quốc vào tháng 9, 10/2021 thật sự là rất bất thường.
Trước đây vào nhưng khi mà thời tiết nóng lên bất thường các công ty điện lực Trung Quốc vẫn sẽ cố gắng đảm bảo tốt cho mức tăng sử dụng điều hòa không khí và quạt, nhưng khi đó họ lại phải cắt giảm đến các nguồn chiếu sáng công cộng như đèn đường và những nguồn điện không cần thiết cũng cắt. Nhiều doanh nghiệp, trong đó có nhà máy cung cấp của Apple, Tesla tại khu vực Đông Bắc đã phải dừng hoạt động.
Tuy nhiên tình hình đang ngày một xấu đi, hạn hán kéo dài thiêu đốt khắp miền Trung – Trung Quốc, ở phía Bắc cũng như trên toàn quốc, ngày càng có ít gió hơn; nguồn trữ lượng than đá cũng dần cạn kiệt, chỉ còn có thể xoay sở trong ít ngày, dẫn đến tình trạng cắt điện trên diện rộng. Các thành phố của Trung Quốc đã phải nhiều giờ chìm trong bóng tối. Tại thành phố Liêu Dương ở tỉnh Liêu Ninh, đèn giao thông ngừng hoạt động vì mất điện đã gây nên tình trạng tắc đường nghiêm trọng. Một nhà máy ở Liêu Ninh đã phải đưa 23 công nhân đi bệnh viện do bị ngộ độc khí CO khi quạt thông gió đột ngột ngừng hoạt động vào thời điểm mất điện, các cửa hàng phải dùng nến để thắp sáng, các thành phố cũng khuyến cáo cư dân nên dự trữ nước sạch, quản lý tòa nhà yêu cầu người thuê nhà phải đi cầu thang bộ thay vì đi thang máy, có nhiều người đã mắc kẹt trong thang máy khi điện bị mất đột ngột. Các phương tiện truyền thông quốc tế cho rằng đây là điều chưa từng có trong tiền lệ, một số người Trung Quốc còn so sánh việc mất điện này giống như cuộc sống thiếu thốn ở Triều Tiên.
Để hiểu nguồn gốc thực sự của cuộc khủng hoảng năng lượng này, ngoài việc mất cân bằng cung cầu ngắn hạn đơn thuần, chúng ta cần tìm hiểu về quy mô lưới điện của Trung Quốc và một trong những nhân tố quan trọng trong ngành điện của nước này chính là than đá.
Xét ở hai khu vực khác có GDP tương tự như Trung Quốc là châu Âu và Hoa Kỳ 18% và 21% điện năng của hai khu vực này được sản xuất từ than đá. Trung Quốc con số này lên đến tận 62%. Trên thực tế, Trung Quốc cung cấp gần một nửa sản lượng khai thác than đá của thế giới điều. Hai đến ba thập kỷ trước ở châu Âu và Mỹ, than đá cũng có vai trò quan trọng hơn nhiều so với những nguồn năng lượng khác, nhưng càng về những năm về sau các nước này đã dần chuyển sang sử dụng các loại khí đốt tự nhiên sạch hơn để sản xuất điện. Tuy nhiên, việc chuyển dịch sang nguồn năng lượng sạch là điều không dễ dàng đối với Trung Quốc. Lý do là vì sự thiếu vắng của ngành sản xuất dầu khí nội địa- là một trong những điểm yếu chí mạng của Trung Quốc. Trong tổng số nguồn khí đốt tự nhiên mà nước này sử dụng, có tới một nửa là phải nhập khẩu đắt đỏ từ nước khác. Ngoài ra, điều này có nghĩa là Trung Quốc không có sẵn nguồn khí đốt tự nhiên để sản xuất điện.
Trong khi đó, Trung Quốc lại sở hữu nguồn than đá khổng lồ. Chẳng hạn như các mỏ than tự nhiên có quy mô lớn nằm ở Nội Mông và các tỉnh Sơn Tây, Thiểm Tây. Nước này nằm trong top 4 nước có nhiều mỏ than tự nhiên nhất thế giới, cùng với Nga, Úc và Mỹ. Trên thực tế, sản xuất điện bằng năng lượng tái tạo hiện nay đã có chi phí rẻ ngang bằng với phương thức sản xuất từ than và khí đốt. Ví dụ, tổng chi phí sản xuất 1 Kwh từ năng lượng mặt trời có thể bằng hoặc thấp hơn so với chi phí sản xuất ra điện từ than đá. Vậy thì tại sao Trung Quốc không chọn nguồn nguyên liệu khác để sản xuất điện ngoài than đá?
Vấn đề nằm ở việc phân bổ chi phí, trong khi sản xuất điện năng để sản xuất điện từ năng lượng mặt trời, người ta cần trả tiền để lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời lúc ban đầu, còn về sau thì cần ít chi phí. Tuy nhiên, với điện than, chi phí cần được phân bổ trong suốt thời gian sản xuất. Tức là ban đầu giá thành lắp đặt tính theo mỗi đơn vị công suất sẽ rẻ hơn so với lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời nhưng chi phí sản xuất lại tăng theo thời gian. Lý do là vì than sử dụng mấy rồi cũng sẽ hết nên người ta cần mua nữa, mua mãi để tiếp tục phát điện.
Vì vậy, Trung Quốc sẽ dễ chọn ngay phương án chi cho than đá vì không cần tốn quá nhiều chi phí lúc đầu, vả lại nước này còn có trữ lượng than khổng lồ, Vậy thì tại sao các công ty điện này không chuyển sang dùng nguồn năng lượng tái tạo?
Để lý giải cho điều này, hãy coi như chi phí sản xuất điện từ năng lượng mặt trời và gió có thể cạnh tranh với chi phí sản xuất từ than đá, lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời sẽ có lợi hơn?
Đúng là như vậy! Nhưng nơi tiềm năng nhất để sản xuất điện từ năng lượng mặt trời và gió lại chủ yếu nằm ở những vùng cực kỳ khó khăn, đó chính là phía Tây khô cằn và dọc theo vùng biên giới phía Bắc. Hơn 90% dân số Trung Quốc đều không cư trú ở các vùng đất này, chủ yếu sống ở các khu vực phía Đông và phía Nam xa các khu vực điện gió và điện mặt trời tiềm năng nhất.
Thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo có mức độ phát triển nhanh nhất tại Trung Quốc nhưng việc khai thác cũng đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Lý do là dù những con đập lớn nhất nằm ở miền Nam và Tây Nam là nơi gần các khu dân cư vừa phải, nhưng chúng vẫn cách xa hầu hết các tỉnh đông dân cư, khiến cho việc khai thác không được tối ưu.
Mặt khác, muốn tận dụng tối đa nguồn tài nguyên tái tạo và cơ sở hạ tầng quy mô lớn do chính quyền Trung ương xây dựng, đòi hỏi cần phải có các phương tiện truyền tải điện năng đi xa hiệu quả, cùng với một mạng lưới điện linh hoạt. Ngoài những con đập khổng lồ, hệ thống điện năng lượng mặt trời và trang trại điện gió đã được xây dựng trong thập kỷ qua, Trung Quốc cũng đang sở hữu một mạng lưới đường truyền tải điện đi xa kết nối các vùng nội địa dồi dào nắng và gió với các khu trung tâm công nghiệp và khu đông dân cư đây là đường dây truyền tải điện siêu cao áp Xương Cát Tân Cương đến Quyên Thành Sơn Đông
Hiện đang có 34 đường dây truyền tải điện siêu cao áp, và vẫn đang nằm trong kế hoạch được xây dựng thêm, để truyền tải điện từ các vùng có khả năng sản xuất điện năng từ gió và ánh sáng mặt trời tới các vùng có mức tiêu thụ năng lượng cao. Trung Quốc đã xây dựng các nhà máy điện gió và mặt trời ở những vùng xa xôi về phía Đông như sa mạc Tân Cương. Sau đó thì dùng đường dây truyền tải điện siêu cao áp này để kết nối các vùng này với các trung tâm công nghiệp như Tỉnh An Huy cách đó tới 3.200 km. Dẫu vậy, nhưng nước này vẫn chưa tối ưu hóa được các khoản đầu tư vào năng lượng tái tạo.
Năm 2020, có một báo cáo cho rằng trong tương lai các đường dây điện cao áp của Trung Quốc chỉ có thể hoạt động 60% công suất. Bởi vì đối với một quốc gia vốn có thói quen khai thác và sử dụng nhiều than như Trung Quốc thì ngưỡng 60% này có vẻ là hơi thấp. Tuy nhiên, vấn đề không nằm ở lưới điện quốc gia, mà nằm ở chính sách và mức giá do chính phủ áp vào ngành điện. Cụ thể là Trung Quốc vẫn chưa có chính sách khuyến khích ngành điện chuyển đổi sang khai thác nguồn năng lượng tái tạo. Còn người dân chỉ quan tâm liệu nhà nước có sản xuất được nhiều điện hay không, chứ họ không quan tâm tới việc là điện đó được sản xuất ra từ nguyên liệu gì. Để có thể khai thác triệt để các trang trại điện năng lượng mặt trời và điện gió, cũng như các đường dây truyền tải điện siêu cao áp, thì các tỉnh phải linh hoạt trong việc mua bán trao đổi nguyên liệu cho sản xuất điện, mỗi tỉnh là nơi chịu trách nhiệm quản lý lưới điện. Tuy nhiên, vì giá điện bị chính phủ quy định nên họ đành phải ưu tiên mua nguyên liệu từ các nhà máy của tỉnh mình cho nó rẻ.
Ngày nay, lưới điện của Trung Quốc phần lớn được hoàn thiện để tạo điều kiện cho nước này phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng cần phải vượt qua nhiều thách thức trước mắt khi mức tiêu thụ than đá của nước này hiện đang tăng cao kỷ lục. Mức tiêu thụ điện của người dân cũng như nhiệt độ trung bình của thời tiết đang gia tăng. Hơn nữa, khí hậu nước này cũng đang biến đổi theo chiều hướng xấu hơn, trong bối cảnh nguồn nhiệt điện than vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn điện của Trung Quốc. Năm 2020 nước này lại đưa ra một quyết định vô cùng mạo hiểm, đó là cấm nhập khẩu than từ nước Úc, nhằm đáp trả việc Australia ủng hộ lời kêu gọi điều tra quốc tế về đợt bùng phát dịch Covid-19. Trước thời điểm đó, thì gần một nửa lượng than nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2019 đều đến từ nước Úc. Dù cho Úc có là nước xuất khẩu than lớn nhất thế giới, thì Trung Quốc vẫn áp dụng lệnh cấm nhập khẩu than của nước này. Vì Trung Quốc có thể dựa vào các nhà cung cấp than quốc tế khác và thúc đẩy các ngành công nghiệp trong nước hạn chế sử dụng than.
Dựa vào chính kinh nghiệm thực tế, bản thân Trung Quốc tự ý thức được rằng nước này cần phải cắt giảm mức độ tiêu thụ năng lượng. Một trong những lý do có thể kể đến là Trung Quốc, đặc biệt là Bắc Kinh, là nơi có chất lượng không khí tồi tệ nhất thế giới. Mặc dù rất khó đo lường chính xác, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng, có vài nghìn ca tử vong mỗi ngày do ô nhiễm không khí. Vấn đề nghiêm trọng đến mức mà các nhà tuyển dụng quốc tế bắt đầu phải trả thêm phí tổn nguy hiểm cho nhân viên được cử đến Trung Quốc làm việc vì lo ngại vấn nạn ô nhiễm không khí sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của họ. Nguyên nhân lớn nhất gây ra tình trạng ô nhiễm không khí khủng khiếp này chính là than đá, bởi chúng đang được dùng cho cả sản xuất điện năng và dùng để sưởi ấm trong nhà.
Trong thập kỷ này, dù Trung Quốc đã có nhiều tiến bộ và những bước tiến to lớn trong việc cải thiện chất lượng không khí, thì nước này vẫn chưa thể đạt được các mục tiêu và tiêu chuẩn mà tổ chức y tế thế giới (WHO) đề ra. Và tình trạng tử vong do ô nhiễm không khí vẫn xảy ra hàng năm. Khủng hoảng ô nhiễm không khí ở Trung Quốc là một minh chứng cho thấy thói quen phụ thuộc vào than đá đã khiến nước này phải trả giá rất đắt. Đồng thời, nó cũng giúp cả thế giới nhận ra rằng cần phải giải quyết khủng hoảng khí hậu để tránh kịch bản tồi tệ nhất xảy ra trong tương lai, khi nhiệt độ tăng cao tới mức không thể sinh sống được, mực nước biển dâng cao và những cơn bão khủng bố siêu nguy hiểm đe dọa tính mạng của con người.
Trung Quốc hiện đang là quốc gia phát thải khí CO2 lớn nhất thế giới, nước này phát thải ra lượng CO2 nhiều hơn gấp đôi so với Hoa Kỳ. Dù lượng phát thải bình quân đầu người thì thấp hơn, mọi con mắt đang đổ dồn vào Trung Quốc xem liệu nước này có hành động gì để giảm lượng phát thải hay không.
Tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu lần thứ 26 của Liên Hợp Quốc, Trung Quốc đã phát biểu rằng sẽ đưa lượng khí phát thải lên mức cao nhất trước năm 2030. Sau đó mới giảm dần để trung hòa carbon trước năm 2060. Đây quả thực là một phát biểu liều lĩnh, liệu nước này có làm được chỉ trong vòng 30 năm không? Trong khi những nước tiên tiến như Nhật Bản mới chỉ đặt mục tiêu đạt mức trung hòa carbon sau 37 năm, kể từ khi đạt đỉnh phát thải khí carbon. Còn Mỹ đặt ra thời hạn là 43 năm, EU là 71 năm, và liệu có cam kết, phát biểu nào của Trung Quốc là thật sự đáng tin?
Mục tiêu đạt đỉnh carbon mới vào năm 2030 có vẻ như còn rất xa vời, vì chỉ còn khoảng 7 năm nữa là hết hạn. Trung Quốc hiện đã không còn tập trung vào mục tiêu này nữa, bởi các cam kết cải thiện khí hậu của Trung Quốc được đưa ra trước khi cuộc khủng hoảng năng lượng xảy ra và qua các năm 2021-2022, thì ta có thể thấy rõ Trung Quốc vẫn ưu tiên cho ngành điện than đá. Phần lớn việc xây dựng nhà máy nhiệt điện than trong tương lai của thế giới đều nằm ở Trung Quốc. Hơn nữa, vào năm 2021, Trung Quốc đã đạt mức khai thác than đá kỷ lục với sản lượng là hơn 380 triệu tấn, đây là hành động đi ngược lại với các cam kết trước đây của họ về việc giảm sản xuất nhiên liệu hóa thạch.
Các nhà quan sát cũng đã nhận thấy sự thay đổi giọng điệu rõ rệt của quan chức Trung Quốc. Trong những bài phát biểu gần đây thì họ thường đề cao về vấn đề an ninh năng lượng trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo. Câu chuyện phát triển kinh tế của Trung Quốc trong vài thập kỷ qua có thể được tóm gọn là như sau: nước này đã chậm chạp khi để vượt mất kỷ nguyên tăng trưởng GDP trong thời kỳ cách mạng văn hóa. Trong khi các nước như Đức, Nhật thì phát triển rất nhanh, điều đó đã gây áp lực lớn cho các nhà lãnh đạo sau này với nhiệm vụ phải đưa nước này tiến vào vị thế siêu cường trên trường quốc tế.
Rõ ràng là mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc cũng đi kèm với mức phát thải khí rất cao, Trung Quốc đang phải lựa chọn một trong hai giữa giảm phát thải khí CO2 và tăng trưởng kinh tế. Đặt lên bàn cân một bên là nền kinh tế, một bên là khí hậu cùng với sức khỏe của người dân vấn đề năng lượng luôn là điểm yếu cố hữu của các gã khổng lồ.
T.P