Wednesday, November 20, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hội40 năm kinh tế TQ tăng trưởng đã bắt đầu kết thúc

40 năm kinh tế TQ tăng trưởng đã bắt đầu kết thúc

Mấy ngày gần đây, các báo cáo gần như rợp trời dậy đất trên các trang web lớn đều tập trung vào cùng một vấn đề, chính là sử dụng nhiều dữ liệu khác nhau để chứng minh rằng nền kinh tế của ĐCSTQ đã kết thúc, hơn nữa mọi người đều đồng thuận rằng, vấn đề kinh tế của ĐCSTQ kỳ thực chính là vấn đề của ông Tập Cận Bình. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đăng bài viết của ông Đặng Duật Văn cho rằng, khủng hoảng kinh tế Trung Quốc sẽ lan rộng và trở thành rủi ro địa chính trị lớn nhất thế giới vào năm 2023. Nếu vậy, liệu nó có gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu?.

Ảnh minh hoạ.

Về vấn đề này, giáo sư Chương Thiên Lượng, một nhà bình luận nổi tiếng của Thời báo Đại Kỷ Nguyên và là nhà bình luận cao cấp của Đài truyền hình Tân Đường Nhân có trụ sở tại New York, đã đưa ra phân tích của mình trong tiết mục “Chính Luận Thiên Hạ” trên kênh Youtube cá nhân của ông.

Nền kinh tế của ĐCSTQ đang suy bại hoàn toàn

Trang “The Wall Street Journal” (Tạp chí Phố Wall) ngày 21 tháng 8 có đăng một báo cáo dài của Ngụy Linh Linh và Stella Xie với tiêu đề “40 năm thịnh vượng kinh tế của Trung Quốc hạ màn, tiếp theo sẽ thế nào?”.

Mô hình tăng trưởng kinh tế trước đây của Trung Quốc có thể nói là dựa vào việc đập đi xây lại, khuyến khích xuất khẩu và vay nợ quy mô lớn. Ba điều này cùng giúp thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc. Trước mắt thì nợ của Trung Quốc đã chồng chất đến mức khó có thể tiếp tục được nữa, nên việc kích thích kinh tế bằng cách vay nợ đã là điều không thể. Xuất khẩu giảm mạnh 14,5%, muốn dựa vào xuất khẩu để kích thích kinh tế cũng là điều không thể.

Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng khác nhau đã bão hòa, do đó, việc dựa vào đập đi xây lại trên quy mô lớn trong quá khứ không còn có thể kích thích nền kinh tế nữa. Nói chung, tất cả các yếu tố có thể thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc đi lên đều đã không còn. Tình hình hiện tại có thể được mô tả là thương tật đầy mình.

Ông Adam Tooze, giáo sư lịch sử tại Đại học Columbia, chuyên môn nghiên cứu về khủng hoảng kinh tế, cho biết: “Chúng ta đang chứng kiến ​​sự chuyển đổi lớn nhất trong lịch sử kinh tế”.

Xu hướng tăng trưởng kinh tế trong tương lai của Trung Quốc sẽ như thế nào? Capital Economics, một doanh nghiệp nghiên cứu kinh tế độc lập có trụ sở tại London, ước tính rằng xu hướng tăng trưởng của Trung Quốc đã chậm lại từ 5% xuống còn 3% vào năm 2019, và sẽ giảm xuống còn khoảng 2% vào năm 2030.

Ông Chương Thiên Lượng cho rằng, ước tính này vẫn khá lạc quan, cùng với lực lượng lao động của Trung Quốc giảm đi, chuỗi công nghiệp di dời, điều nghiêm trọng nhất là tất cả người dân đã mất đi niềm tin vào nền kinh tế Trung Quốc, người dân không còn đầu tư, cũng không còn tiêu dùng, nền kinh tế có thể sẽ bắt đầu tăng trưởng âm, hơn nữa tốc độ tăng trưởng âm sẽ rất lớn. Theo quan điểm cá nhân ông Chương, tốc độ suy thoái khả năng là nằm giữa tốc độ suy thoái xuất khẩu và suy thoái bất động sản, suy thoái xuất khẩu là 14,5%, suy thoái bất động sản là khoảng 30%, hoặc thậm chí giảm một nửa. Ông nói: “Trong tình huống này, suy thoái kinh tế Trung Quốc có thể lên tới hơn 10%, thậm chí vượt tốc độ suy thoái xuất khẩu. Bây giờ mọi người đều biết rằng ĐCSTQ không có tiền để đầu tư”.

Sự thịnh vượng trước đây của Trung Quốc được thúc đẩy bởi sự đầu tư mạnh mẽ trong nước vào cơ sở hạ tầng và các tài sản cứng (Hard Assets) khác. Từ năm 2002 đến năm 2021, các khoản đầu tư này chiếm trung bình 44% GDP mỗi năm, điều đó có nghĩa là 44% tăng trưởng GDP của Trung Quốc đều là do đầu tư thúc đẩy.

Trong đó, đầu tư bất động sản có thể lên tới 25% GDP, đó là thông tin được tờ “Wall Street Journal” đưa ra. Mấy ngày trước, chúng ta thấy tin từ tờ New York Times rằng, đầu tư của Trung Quốc vào các công ty bất động sản thực sự chiếm tới 30% GDP.

Nên biết rằng, đây chỉ dành cho đầu tư bất động sản, và đầu tư bất động sản có các doanh nghiệp thượng nguồn và doanh nghiệp hạ nguồn, điều này sẽ thúc đẩy sự thịnh vượng của các doanh nghiệp hạ nguồn, ví như những doanh nghiệp bán máy điều hòa hoặc đồ nội thất. Vậy nên, khi bất động sản sụt giảm, doanh nghiệp thượng nguồn và hạ nguồn sẽ co lại.

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, GDP trung bình toàn cầu được thúc đẩy bởi đầu tư, ví như đầu tư bất động sản, mức trung bình toàn cầu là 25% và Hoa Kỳ là 20%, trong khi ĐCSTQ đã đạt mức kỷ lục 44%, tỷ lệ phần trăm GDP cao hơn nhiều so với Hoa Kỳ.

Nhưng bây giờ chúng ta thấy rằng bất động sản đã sụp đổ. Theo một nghiên cứu của Đại học Tài chính và Kinh tế Tây Nam Trung Quốc, theo dữ liệu mới nhất hiện có cho thấy, năm 2018, tỷ lệ trống nhà ở của các hộ gia đình thành thị Trung Quốc là khoảng 20%. Điều này có nghĩa là có ít nhất 130 triệu ngôi nhà bỏ trống ở Trung Quốc, điều đó có nghĩa là ngôi nhà sau khi được xây dựng xong không ai cần đến và cũng không có ai ở trong đó.

Công ty thiết bị gia dụng nổi tiếng Gree Electric của Trung Quốc cũng vì vậy đã bị loại khỏi danh sách 500 công ty hàng đầu thế giới. Ông Đổng Minh Chu, chủ tịch của công ty Gree, cách đây vài ngày đã trả lời ý kiến ​​cho rằng tập đoàn này bị rớt khỏi top 500 thế giới, điều đó không đáng buồn, nó vẫn tốt hơn so với top 500 doanh nghiệp đầy sóng gió. Lời nói của ông Đổng Minh Chu được cho là ám chỉ tập đoàn bất động sản Bích Quế Viên, nơi gần đây rơi vào khủng hoảng nợ nần. Câu trả lời trên của ông Đổng nghe có vẻ lạc quan, nhưng ngẫm kỹ lại, khi nói ra câu này, trong lòng ông cũng có chút dư vị buồn bã “môi hở răng lạnh” mới phải, bởi nếu một công ty bất động sản tầm cỡ như Bích Quế Viên sụp đổ, với tư cách là một doanh nghiệp hạ nguồn, thử hỏi còn có bao nhiêu người sẵn sàng lắp đặt máy điều hòa không khí Gree đây?.

ĐCSTQ không còn có thể dựa vào đầu tư cơ sở hạ tầng để thúc đẩy GDP. Các nhà kinh tế ước tính rằng Trung Quốc hiện giờ nếu muốn kéo tăng trưởng GDP lên 1 đô-la Mỹ, thì cần đầu tư 9 đô-la Mỹ. Trong khi 10 năm trước, chỉ cần chưa đến 5 đô-la Mỹ để thúc đẩy tăng trưởng GDP cho 1 đô-la Mỹ. Trở lại những năm 1990, chỉ cần đầu tư hơn 3 đô-la Mỹ thì có thể thu được lợi nhuận bằng 1 đô- la Mỹ. Vì vậy, tỷ suất lợi nhuận trước đây là khoảng 30%, sau đó giảm xuống còn 20% và hiện tại là dưới 10%.

Bức tranh tiêu dùng sẽ càng trở nên ảm đạm hơn. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, tiêu dùng hộ gia đình của Trung Quốc hiện chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP, đại khái chiếm khoảng 38%. Có người cho rằng 38% không phải là thấp, nhưng so với Hoa Kỳ, quốc gia dựa vào tiêu dùng để thúc đẩy GDP, tỷ lệ của nó có thể đạt tới 68%. Nói cách khác, người Mỹ dựa vào tiêu dùng của chính họ để kích thích sản xuất của chính họ, dựa vào sản xuất của chính họ để kích thích việc làm của chính họ, sau đó dựa vào việc làm của chính họ để kích thích tiêu dùng của chính họ, tạo thành một vòng tròn lành mạnh. Có nghĩa là, 68% những thứ được sản xuất ở Hoa Kỳ đều do chính người Mỹ tiêu thụ. Tại Trung Quốc, tiêu dùng hộ gia đình hiện chỉ chiếm 38% GDP.

Một khi xuất khẩu của Trung Quốc thất bại, khả năng tiêu dùng của các hộ gia đình Trung Quốc lại rất yếu, thì kinh tế Trung Quốc lúc này sẽ càng trở nên tiêu điều hơn, vì người dân không tiêu dùng nên không có nhu cầu sản xuất; kỳ vọng kinh tế trở nên ngày càng tồi tệ, người dân ngày càng không dám tiêu dùng nên sản xuất sẽ bị kìm hãm, GDP sẽ bị kéo xuống.

Hiện nay nhiều nơi, từ chính phủ đến các cơ quan công quyền, thậm chí cả doanh nghiệp trung ương đều không có khả năng trả lương. Có tin mấy ngày trước một học viện thiết kế kiến ​​trúc ở Thượng Hải đã đưa ra thông báo đình công, bắt đầu từ ngày 29/6, tất cả nhân viên sẽ bị nghỉ việc trong ba tháng, trở lại làm việc cần chờ thông báo của công ty.

Đúng như tên gọi, viện thiết kế kiến ​​trúc kỳ thật là làm thiết kế cho ngành xây dựng, nhưng bây giờ bất động sản sụp đổ, không có người xây nhà, thử hỏi viện thiết kế kiến ​​trúc thử hỏi còn việc gì để làm nữa đây.

Ông Tập Cận Bình đã phá nát nền kinh tế Trung Quốc dưới chế độ ĐCSTQ

Theo ông Chương Thiên Lượng, căn nguyên của các vấn đề kinh tế của Trung Quốc kỳ thực đã rất rõ ràng, đó chính là ông Tập Cận Bình. Nhưng sở dĩ ông Tập làm xằng làm bậy trong nhiều năm như vậy, và phá nát nền kinh tế Trung Quốc, lại là do thể chế ĐCSTQ tạo thành. Chỉ có thể chế ĐCSTQ mới có thể cho phép những người nắm giữ quyền lực cao nhất có được quyền lực không bị kiểm soát, trên con đường làm xằng làm bậy mà một đường tăng tốc, hơn nữa không ai có thể hãm phanh lại; cũng chỉ có thể chế ĐCSTQ mới có cơ chế đào thải ngược như vậy, để những người đầu óc chứa đầy tư tưởng “Cách mạng Văn hóa” và không có thành tích chính trị địa phương có thể ngồi vào vị trí lãnh đạo tối cao.

Vào ngày 21/8, tờ “Liên Hợp Báo” (United Daily News) đã đăng một bài báo của ông Lưu Mộng Hùng, cựu Ủy viên Hội nghị Hiệp thương Chính trị ĐCSTQ với tiêu đề “Vấn đề nằm ở kinh tế, cái gốc nằm ở chính trị.” Ông Lưu Mộng Hùng dù sao cũng không còn là Ủy viên Hội nghị Hiệp thương Chính trị ĐCSTQ, vì vậy ông ta cũng không hề đắn đo khi phát biểu. Trong đó đề cập rằng: Trung Quốc không phải là một trong những quốc gia, mà là quốc gia có nền kinh tế bị chính trị trói buộc nhiều nhất trên thế giới hiện nay.

Trong bài viết này, ông Lưu Mộng Hùng chia nền kinh tế Trung Quốc thành 30 năm trước và 10 năm sau. Cái gọi là 30 năm trước là thời đại trước ông Tập Cận Bình; 10 năm sau là thời đại của ông Tập Cận Bình. Bản thân việc ông ta cố tình phân chia như vậy cũng bằng như quy tất cả các vấn đề kinh tế hiện nay của toàn Trung Quốc cho ông Tập Cận Bình. Ông Lưu đã chỉ ra 4 sai lầm lớn mà ĐCSTQ đã mắc phải trong 10 năm qua mà không phải chỉ thẳng tên ông Tập.

Cái gọi là 10 năm qua đương nhiên là 10 năm cầm quyền của ông Tập Cận Bình, 4 sai lầm lớn cũng chính là sai lầm của ông Tập. Trong đó đề cập rằng: Ông Tập Cận Bình đã lạm dụng khái niệm an ninh quốc gia và chống gián điệp trong chính trị, khiến các nguồn đầu tư nước ngoài sợ hãi tháo chạy; nhân danh an ninh chính trị, ông ta phủ nhận sự độc lập tư pháp và phủ nhận vai trò quyết định của thị trường trong phân bổ nguồn lực.

Việc dùng một đoạn văn bản chính thức loại bỏ cả một ngành nghề đã trở thành một hiện tượng rất phổ biến; thúc đẩy sự sùng bái cá nhân đã biến các sự kiện y tế công cộng như phòng chống dịch bệnh, từ một vấn đề đưa ra quyết sách khoa học trở thành một màn đấu đá của chế độ. Về mặt ngoại giao, thì làm ngoại giao sói chiến, đắc tội các nước Âu – Mỹ, thành lập liên minh với Nga. , v.v., trong đó đã liệt kê nhiều vấn đề của ông Tập Cận Bình.

Ông Chương cho biết: “Tất nhiên, những gì tôi đang nói chỉ là một phần nhỏ trong đó, bởi vì bài viết của ông ta rất dài”.

Còn có thông tin từ một bài viết trên trang Wall Street Journal, nói rằng Trung Quốc đã trừng phạt Mintz Group, một công ty thẩm định của Mỹ, vì “tham gia bất hợp pháp vào các hoạt động điều tra thống kê liên quan đến nước ngoài” và phạt công ty này 1,5 triệu đô-la Mỹ.

Như chúng ta đã biết, khi một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc, dù là đầu tư trực tiếp vào công thương nghiệp, xây dựng nhà máy, xây dựng doanh nghiệp hay đầu tư vào một số công ty mới thành lập ở Trung Quốc thông qua tài trợ vốn cổ phần tư nhân, đều cần phải làm một số điều tra trước khi đầu tư. Tập đoàn Mintz này đang làm một việc thẩm định như vậy. ĐCSTQ cáo buộc họ thực hiện các hoạt động điều tra thống kê liên quan đến nước ngoài mà không được phê duyệt trong 37 dự án.

Khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc, họ phải hiểu môi trường kinh doanh địa phương, luật pháp địa phương, cơ sở hạ tầng địa phương, chính sách của chính quyền địa phương và thậm chí cả bối cảnh công ty mà họ muốn đầu tư vào, bao gồm cả các mối quan hệ của công ty, nguồn vốn của nó có hợp pháp hay không, mô hình kinh tế của nó là gì, v.v., cần phải đánh giá nhiều từ nhiều khía cạnh.

Tuy nhiên, vì ĐCSTQ che giấu tất cả các loại dữ liệu, nên các nhà đầu tư chỉ có thể thuê các công ty thẩm định tiến hành điều tra và thống kê, cũng bởi vì họ không thể tìm thấy dữ liệu được công bố trên Internet. Tuy nhiên, dưới sự đe dọa của “Luật chống gián điệp” của ĐCSTQ, những cuộc điều tra như vậy có thể vi phạm luật pháp Trung Quốc, và do đó bị phạt tiền và bị tạm giam. Ông Chương đặt câu hỏi: “Bạn thử nghĩ xem, trong hoàn cảnh như vậy, liệu có ai dám đầu tư vào Trung Quốc nữa không?”

Đầu tư nguồn vốn nước ngoài của Trung Quốc trong quý II chỉ đạt 4,9 tỷ USD, giảm 87% so với cùng kỳ năm ngoái. Do vậy, dữ liệu này nhìn vào khiến người ta rất sốc, nhưng nếu bạn muốn hiểu môi trường chống gián điệp kiểu thần hồn nát thần tính do ĐCSTQ tạo ra, bạn sẽ không chút ngạc nhiên trước sự suy giảm như vậy.

Tác động của khủng hoảng kinh tế Trung Quốc đến kinh tế thế giới

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đăng bài viết của ông Đặng Duật Văn, tin rằng điều này sẽ gây ra cuộc khủng hoảng địa chính trị toàn cầu lớn nhất vào năm 2023.

Cá nhân ông Chương cho rằng, cuộc khủng hoảng kinh tế của Trung Quốc có thể có tác động lớn đối với một số quốc gia, nhưng đối với các nước Âu Mỹ mà nói thì ảnh hưởng sẽ nhỏ hơn một chút, cái này không thể quơ đủ cả nắm được. Những quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn tiền của ĐCSTQ sẽ gặp phải vấn đề rất lớn. Bởi vì họ đều là những nước nghèo, vốn dĩ đã thiếu nguồn lực và năng lực quản lý, hơn nữa các nước này đa số đều theo chế độ độc tài, sự tăng trưởng của họ đều dựa vào ĐCSTQ “bơm máu” mà đạt được. Một khi ĐCSTQ đột nhiên dừng việc bơm máu này lại, thế thì chính phủ của các chế độ độc tài này sẽ ngay lập tức rơi vào khủng hoảng. Do đó, một số nước Nam Mỹ hoặc các nước châu Phi, bao gồm một số nước Trung Á hoặc các nước Trung Đông, có thể gặp bất ổn về kinh tế và chính trị.

Còn các quốc gia dân chủ trưởng thành ở phương Tây sẽ ít bị ảnh hưởng hơn, vì Châu Âu và Hoa Kỳ đã nhìn thấy được vấn đề này. Sau năm 2021, đặc biệt là sau Chiến tranh Nga-Ukraina đầu năm 2022, các nước châu Âu và châu Mỹ đang quy hoạch lại một cách có hệ thống các chuỗi công nghiệp của mình, họ đã áp dụng nhiều phương thức sản xuất và tìm nguồn cung ứng từ các quốc gia là đồng minh địa chính trị để bảo đảm an toàn cho chuỗi công nghiệp của mình.

Mặt khác, các nước châu Âu và châu Mỹ phàm là những sản phẩm dựa vào Trung Quốc cung cấp, họ luôn có thể để những sản phẩm đó tiếp tục sản xuất ở Trung Quốc, chỉ cần ĐCSTQ không tấn công Đài Loan, về cơ bản các nhà máy ở Trung Quốc có thể đáp ứng nhu cầu của châu Âu và Hoa Kỳ. Tức là, dù nền kinh tế của bạn có tệ đến đâu, nếu người ta thực sự cho bạn đơn hàng, và để bạn tiếp tục vận hành thì những nhà máy này ở Trung Quốc vẫn có thể hoạt động và vẫn có thể giúp họ sản xuất. Do đó, mối đe dọa đối với chuỗi công nghiệp châu Âu và châu Mỹ, đối với việc cung cấp hàng hóa châu Âu và châu Mỹ, có thể không phải là vấn đề lớn.

Nhưng nó có thể bị ảnh hưởng nặng nề hơn, bao gồm các công ty đầu tư lớn của các nước Âu-Mỹ như Phố Wall có nhiều dự án đầu tư ở Trung Quốc, còn có một số doanh nghiệp lớn đã thành lập nhà máy ở Trung Quốc. Phần tiền này, đặc biệt là tiền đầu tư vào Phố Wall, có thể sẽ phải mất trắng.

Nhưng bất luận thế nào, ông Chương nghĩ có rất ít tập đoàn tài chính Âu-Mỹ đầu tư nhiều vào Trung Quốc đến mức khiến họ tổn thương chí mạng và không thể đứng dậy nữa. Bởi vì chưa có công ty châu Âu hay châu Mỹ nào đầu tư vào Trung Quốc nhiều như tập đoàn Softbank của Nhật Bản, các khoản đầu tư của Softbank vào Didi, Alibaba và nhiều lĩnh vực khác thực sự là một mớ hỗn độn. Softbank đã đầu tư rất nhiều tiền như vậy, sau khi bị thương vẫn còn có thể rút lui. Vì vậy, những kẻ săn mồi ở Phố Wall cũng có thể làm được điều đó. Cũng chính là nói, số tiền bị tổn thất ở Trung Quốc với họ mà nói cũng không đến nỗi chí mạng như vậy.

Trên thực tế, chỉ cần nhìn vào Hoa Kỳ, chúng ta sẽ biết rằng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc của Mỹ trong năm nay đã giảm 25% so với năm ngoái, nghĩa là 1/4 số hàng hóa đó đã biến mất. Nhưng ở thị trường Mỹ lại không hề có vấn đề thiếu hàng. Bởi vì Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan và các nơi khác đã đảm nhận phần sản xuất này sau khi các doanh nghiệp Mỹ rời bỏ Trung Quốc.

Đó là cách chúng ta nhìn vào nền kinh tế Trung Quốc hiện nay, nơi tất cả các động cơ kinh tế đều đã chết và không có bất kỳ khoảng trống nào để vãn hồi. Mặc dù loại hình kinh tế này có thể gây ra một số vấn đề địa chính trị, nhưng nó chủ yếu tập trung ở Nam Mỹ và Châu Phi, đối với Châu Âu và Hoa Kỳ mà nói, nói một cách tương đối thì ảnh hưởng của nó khá là nhỏ.

Tuy nhiên, mọi người cũng sẽ cho rằng, ông Tập Cận Bình thực sự đã tạo thành mối đe dọa to lớn đối với địa chính trị toàn cầu, đặc biệt là liên minh của ông với Nga. Vì vậy ông Chương Thiên Lượng nói rằng: “Tôi tin rằng trong tâm của rất nhiều quốc gia đều hy vọng ông Tập sẽ rớt đài càng sớm càng tốt”.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới