Tuesday, November 19, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiNgân hàng của BRICS vừa có động thái khẳng định tiềm lực...

Ngân hàng của BRICS vừa có động thái khẳng định tiềm lực lớn, sẵn sàng thay thế IMF và World Bank

Ngân hàng Phát triển Mới được các nước BRICS thành lập năm 2014, đã tiến hành đợt bán trái phiếu đầu tiên bằng đồng rand.

Cuộc họp lần thứ 15 của nhóm BRICS.

Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) có trụ sở tại Thượng Hải, được các nước BRICS thành lập vào năm 2014, đã tiến hành đợt bán trái phiếu đầu tiên bằng đồng rand (đồng tiền của Nam Phi) trong bối cảnh nhóm BRICS tìm cách tiếp cận lớn hơn với nguồn vốn bằng đồng nội tệ.

Tuần trước, NDB đã phát hành cả trái phiếu kì hạn 5 năm trị giá 1 tỷ rand (53,1 triệu USD) và trái phiếu kì hạn 3 năm trị giá 500 triệu rand, Reuters đưa tin.

Động thái đáng chú ý

Kumehen Naidoo, người đứng đầu thị trường vốn nợ tại Tập đoàn Absa ở Johannesburg, nói với African Business rằng việc phát hành trái phiếu rand của NDB là một bước phát triển đáng kể vì chúng có thể giúp giảm bớt sự phụ thuộc của Nam Phi vào thị trường vốn quốc tế, vốn thường được coi là đặc biệt biến động.

Ông Kumehen Naidoo nói: “NDB đã có một danh mục tài sản tính theo đồng rand – trước đây họ đã cho các dự án cơ sở hạ tầng và xã hội của Nam Phi bằng đồng rand – nhưng họ đã tìm cách tài trợ cho khoản vay đó thông qua thị trường cơ bản và hoán đổi quốc tế.

Điều này có nghĩa là họ phải chuyển số tiền tài trợ bằng đồng USD mà họ huy động được thông qua việc bán trái phiếu châu Âu thành đồng rand. Về lâu dài, chi phí tài chính phụ thuộc vào sự biến động của các thị trường vốn này – và thị trường hoán đổi có thể có nhiều biến động.”

Ông Naidoo tin rằng việc bán trái phiếu đồng rand chứng tỏ NDB hiện có quyền tiếp cận “nguồn tài trợ bằng đồng rand trong nước bền vững hơn.” Ông Naidoo tin tưởng rằng, việc có một tổ chức mới phát hành trái phiếu của Nam Phi có thể giúp kích thích hoạt động lớn trên thị trường vốn của nước này.

Mục tiêu lớn
Chủ tịch NDB Dilma Rousseff cho biết, ngân hàng phát triển do các quốc gia BRICS thành lập có kế hoạch bắt đầu cho vay bằng tiền Nam Phi và Brazil như một phần trong kế hoạch giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la và thúc đẩy một hệ thống tài chính quốc tế đa cực hơn.

Dilma Rousseff, cựu lãnh đạo Brazil, người đứng đầu Ngân hàng Phát triển Mới, cũng cho biết tổ chức cho vay có trụ sở tại Thượng Hải hiện đang xem xét đơn đăng ký làm thành viên từ khoảng 15 quốc gia và có khả năng chấp thuận kết nạp 4 hoặc 5 quốc gia . Bà từ chối nêu tên các quốc gia nhưng cho biết NDB ưu tiên đa dạng hóa đại diện địa lý của mình.

Bà Rousseff nói với Financial Times (FT) trong một cuộc phỏng vấn: “Chúng tôi dự kiến sẽ cho vay từ 8 tỷ đến 10 tỷ USD trong năm nay. Mục tiêu của chúng tôi là trong các khoản vay sẽ có khoảng 30% là nội tệ.”

NDB đã phát hành trái phiếu đồng rand ở Nam Phi. Bà Rousseff cho biết, NDB sẽ làm điều tương tự với đồng real của Brazil và rupee ở Ấn Độ. Ngân hàng đã cho vay bằng đồng nhân dân tệ.

Việc mở rộng cho vay bằng đồng nội tệ củng cố một mục tiêu rộng hơn đã được các quốc gia BRICS nhất trí là thay thế đồng USD cho các giao dịch.

NDB tạo ra khác biệt so với IMF và WB
Các quốc gia BRICS – Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi – đã thành lập NDB vào năm 2015 như một giải pháp thay thế cho các tổ chức tài chính do Mỹ thống trị như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).

NDB đã cho vay 33 tỷ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển bền vững, đồng thời kết hợp các quốc gia không thuộc khối BRICS như Ai Cập, Bangladesh và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất làm thành viên bổ sung, trong đó Uruguay đang trong những bước cuối cùng của giai đoạn gia nhập.

Rousseff cho biết việc cho vay bằng nội tệ sẽ cho phép người vay ở các nước thành viên tránh được rủi ro tỷ giá hối đoái và sự biến động của lãi suất Mỹ.

Ngân hàng của BRICS cũng đã cố gắng tạo ra khác biệt với Ngân hàng Thế giới và IMF bằng cách không đưa ra danh sách các điều kiện về mặt chính trị đối với các khoản vay. Bà Rousseff nói: “Chúng tôi tôn trọng chính sách của các quốc gia.”

Bà Rousseff cho hay, bà tin rằng ngân hàng sẽ có nhiều dư địa để phát triển, đồng thời cũng cho biết ở với số tuổi mới là 7, đây là ngân hàng phát triển mới nhất trên thế giới. Bà Rousseff khẳng định: “Chúng tôi sẽ biến mình thành một ngân hàng quan trọng đối với các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi. Trọng tâm của chúng tôi là: là một ngân hàng mà các nước đang phát triển thành lập để chính họ sử dụng.”

Hội nghị BRICS lần thứ 15 được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Sandton ở Johannesburg, Gauteng, từ ngày 22 đến 24 tháng 8 năm 2023.

Theo thông báo được Nam Phi đưa ra ngày 24/8, 6 quốc gia mới bao gồm Ả Rập Xê Út, Iran, Ethiopia, Ai Cập, Argentina và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Nhóm BRICS hiện có 5 thành viên gồm Ấn Độ, Brazil, Nam Phi, Nga và Trung Quốc.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới