Monday, December 23, 2024
Trang chủNhìn ra thế giới200.000 tỷ mua sắm tài sản công: Những câu hỏi khó

200.000 tỷ mua sắm tài sản công: Những câu hỏi khó

Giao số tiền quá lớn cho một đầu mối thì nguy cơ độc quyền mua sắm, kết lợi ích nhóm, thao túng giá cả…

 

Cứ nghĩ tới việc hàng năm Việt Nam đều chi khoảng 200.000 tỷ đồng để mua sắm tập trung tài sản công, bao gồm ô tô, máy photocopy, máy tính và máy in mà không khỏi giật mình.

Giật mình vì thấy nó vừa ít nhưng vừa nhiều, vừa lớn nhưng cũng vừa nhỏ. Nói nó nhiều vì từ trước tới nay chưa bao giờ, chưa một cơ quan chức năng hay một tổ chức nào công bố số tiền mua sắm công là bao nhiêu. Cũng ít khi thấy người ta công khai các số liệu liên quan tới việc mua sắm công. Gần đây, Bộ Tài chính mới hé lộ chút thông tin ít ỏi là hàng năm Việt Nam đang bỏ ra gần 13.000 tỷ đồng mỗi năm để nuôi 40.000 xe công. Con số này khiến không ít người băn khoăn, cũng có nhiều câu hỏi về tính xác thực của con số, cũng nhiều người giật mình vì nó lớn quá, lãng phí quá nhưng cũng không ít người lại cho rằng con số đó còn khiêm tốn, còn ít lắm.

Vậy nên, nếu chỉ nhìn vào sáu con số là 200.000 tỷ để mua sắm tài sản công thì thấy nó lớn quá, nó lớn hơn nhiều lần so với 45.000 tỷ mà ngân sách đang có để chi tiêu chung.

Nhưng 200.000 tỷ đã đúng là con số cuối cùng hay chưa và vì sao dư luận luôn phải đặt câu hỏi với những số liệu các cơ quan quản lý nhà nước đưa ra? Ai cũng biết, nhu cầu mua sắm tại các cơ quan nhà nước là thực tế, bất cứ ngành quản lý nhà nước nào cũng phải mua sắm và các cấp quản lý đều có chức năng mua sắm. Vì thế, con số thực tế chắc chắn còn phải lớn hơn thế nhiều lần. Cá nhân tôi cho rằng, 200.000 tỷ là quá khiêm tốn, chưa phản ánh đúng thực chất.

Vấn đề không nằm ở sáu con số hay bảy con số, nếu việc mua sắm đó là thiết thực và hợp lý. Tuy nhiên, mua sắm công vẫn được cả thế giới đánh giá là một trong những lĩnh vực quản lý công có nhiều nguy cơ tham nhũng nhất. Từ nhà thầu tham gia đấu thầu; các quan chức phụ trách mua sắm; công ty, môi giới hỗ trợ các công ty nước ngoài tham gia đấu thầu; các công ty sân sau đóng vai trò nhà thầu phụ cho một số nhà thầu chính nhưng thực chất làm môi giới cho cơ quan nhà nước, ở khâu nào cũng có thể xảy ra tham nhũng. Nguy cơ này ngày càng gia tăng khi việc mua bán phân tán, nhỏ lẻ, nhiều đầu mối dẫn tới khả năng thất thoát, tham nhũng, lãng phí ngày càng cao.

Chính vì nhận rõ nguy cơ này nên Bộ Tài chính đã đánh tiếng trong thời gian tới sẽ tiến hành áp dụng cơ chế mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung. Việc triển khai biện pháp này được kỳ vọng sẽ góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí đồng thời tiết kiệm được cho ngân sách nhà nước từ 20.000 – 27.000 tỷ đồng mỗi năm.

Tôi nói thật, mua sắm tập trung tại một đầu mối sẽ tiện cho cơ quan quản lý nhiều hơn, cũng có thể hạn chế được tham nhũng nhưng không ngăn chặn được triệt để.

Điều tôi lo lắng hơn là nếu mua sắm tập trung, cũng có nghĩa mọi việc mua sắm tài sản công sẽ được giao về một đầu mối, số tiền 200.000 tỷ, một số tiền rất lớn cũng sẽ được giao cho cơ quan này. Vậy việc mua sắm, quản lý số tiền đó sẽ được thực hiện ra sao? Ai là người giám sát? Còn về hàng hóa, chất lượng, vận chuyển… những việc đó sẽ được giải quyết thế nào? Có rất nhiều vấn đề đằng sau rất khó kiểm soát được mà như người ta hay nói là “chặn được đầu này lại mở đầu kia”.

Nếu làm không tốt, không khéo mua sắm tập trung lại là cơ hội phát sinh những tiêu cực mới. Hay, nói cách khác tiêu cực thay vì phân tán nay được tập trung vào một đầu mối. Biểu hiện cụ thể là nguy cơ độc quyền mua bán, khả năng móc nối với các công ty sân sau, kết lợi ích nhóm thao túng giá cả, đặt ra những thỏa thuận ngầm. Nguy cơ này là hoàn toàn có khả năng xảy ra vì khi quyền lực tập trung ở một cơ quan, trong tay họ lại nắm một số tiền rất lớn sẽ không khác nào đang giao cho họ “quyền lực mềm” trong thực hiện giao dịch mua bán tài sản công.

RELATED ARTICLES

Tin mới