Sunday, November 24, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnĐức cần đường ống khí đốt Nord Stream 2

Đức cần đường ống khí đốt Nord Stream 2

Nghị sĩ Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag) Steffen Kotre cho rằng Đức cần đường ống Nord Stream 2 và việc nối lại dòng năng lượng từ Nga sẽ giúp ngăn chặn quá trình phi công nghiệp hóa ở nước này.

Thiết bị đường ống Nord Stream ở vịnh Portovaya, cách thị trấn Vyborg ở tây bắc Nga khoảng 60 km.

“Đức cần đưa nhánh còn lại của đường ống Nord Stream vào hoạt động và tiếp tục nhập khẩu khí đốt từ Nga”, Nghị sĩ Bundestag Steffen Kotre chia sẻ với hãng tin TASS của Nga. Ông Kotre là thành viên của Ủy ban Quốc hội Đức về bảo vệ năng lượng và khí hậu.

Theo nhà lập pháp của Đức, việc từ bỏ năng lượng Nga và thay thế bằng nguồn khí đốt thay thế là một sai lầm.

“Giá khí đốt tăng cao dẫn đến quá trình phi công nghiệp hóa ở Đức. Để đảm bảo khả năng cạnh tranh, Đức nên đồng ý mua khí đốt thông qua nhánh còn lại của đường ống Nord Stream” – ông nhấn mạnh.

Nord Stream là tuyến đường ống dẫn khí đốt giữa Nga và Đức đi qua Biển Baltic. Hệ thống này bao gồm các đường ống Nord Stream 1 và 2, mỗi đường ống gồm hai tuyến riêng biệt. Đức từng nhận khí đốt của Nga thông qua Nord Stream 1, trong khi Nord Stream 2 đã hoàn thiện nhưng chưa được chính thức đưa vào vận hành.

Cả Nord Stream 1 và Nord Stream 2 đều bị hư hỏng và ngừng hoạt động vào năm ngoái, trong một vụ phá hoại với nhiều vụ nổ khác nhau.

Do Nord Stream bị phá hoại, Đức mất khả năng tiếp cận trực tiếp với khi đốt của Nga – nơi từng là nguồn cung cho một nửa nhu cầu năng lượng của nền kinh tế lớn nhất EU.

Một trong 2 nhánh của đường ống Nord Stream 2 vẫn nguyên vẹn sau sự cố tháng 9 năm ngoái nhưng giới chức Đức vẫn chưa nối lại quy trình chứng nhận do căng thẳng với Nga liên quan tới xung đột ở Ukraina.

Theo Nghị sĩ Kotre, đây là điều cần phải thay đổi bởi Đức hiện phải mua khí đốt từ các nguồn thay thế với giá cao hơn so với mua khí đốt Nga.

Ông lưu ý, khí đốt Nga mang lại lợi nhuận khác với nguồn cung hiện tại của Đức. Hiện Đức chủ yếu mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ. “Đức trả gấp 3 đến 4 lần cho những nguồn cung này” – ông nói.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới