Dù đang bị cáo buộc là bên phá vỡ thỏa thuận Minsk, Ukraine mới đây tấn công vào các nhà báo quốc tế tới miền Đông Ukraine thực địa.
Một phóng viên tác nghiệp tại khu vực miền Đông Ukraine. Ảnh: Sputnik
Bộ trưởng Quốc phòng” của nước Cộng hòa tự xưng Donetsk (DPR) mới đưa thông tin, một đoàn phóng viên truyền hình Rossiya của DPR vừa bị lực lượng quân đội chính phủ Ukraine tấn công tại một trạm kiểm soát biên giới nằm ở phía đông nam Ukraine.
“Một nhóm nhà báo thuộc kênh truyền hình Rossiya đã bị lực lượng an ninh Ukraine tấn công bằng súng cối ở khu vực trạm kiểm soát Yasynuvata vào lúc 17 giờ (giờ địa phương) ngày 15/5. Các phóng viên cũng phải hứng chịu làn đạn từ các loại súng cầm tay cỡ nhỏ và súng không giật SPG”, Bộ trưởng Quốc phòng DPR nói với hãng tin tức Donetsk.
Vụ tấn công xảy ra ở trạm kiểm soát biên giới nằm dọc đường cao tốc Donetsk-Horlivka. Tuy nhiên, rất may là đã không có thương vong nào trong đoàn phóng viên.
Chưa rõ thông tin cụ thể về các nhà báo quốc tế đang hoạt động tại đây song các cơ quan an ninh của Ukraine trước đó đã nhiều lần bị cáo buộc gây hấn với những nhà báo hoạt động tại khu vực miền đông.
Đặc biệt là Tổng Thư ký Hội đồng châu Âu Thorbjørn Jagland trước đó đã phải gửi thư cho Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, đề nghị Kiev bảo đảm an toàn cho các nhà báo.
Đề nghị này đưa ra sau khi một trang web của Ukraine đã bất ngờ công khai danh tính của hơn 4.000 nhà báo được giới chức của 2 nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk công nhận.
Những thông tin tiết lộ này có cả tên của những người đại diện tới từ nhiều hãng tin lớn như CNN, AFP, Reuters, BBC, New York Times, Vice News, Al Jazeera và nhiều cơ quan truyền thông khác. Đây được coi như là hành động gây hấn mới của phía quân chính phủ Ukraine.
Vụ việc diễn ra trong bối cảnh những cáo buộc về Ukraine chính là bên vi phạm các thỏa thuận Minsk trước đây mới chỉ nằm ở phía phe ly khai và Nga, song gần đây đã xuất hiện từ đủ các bên liên quan trong việc đưa ra quyết định này.
Ngoài Nga, Mỹ và Đức mới đây đồng thời chỉ trích Ukraine cản trở thỏa thuận Minsk 2.
Các đại biểu đoàn quốc hội Mỹ, Đức, Nga đã bất ngờ thống nhất được quan điểm với nhau và đồng nhất cho rằng chính Ukraine mới là bên đang có những cản trở đối với việc triển khai thực hiện Thỏa thuận Minsk.
Tuyên bố trên được chính ông Rüdiger Lentz, Giám đốc đồng thời là Chủ tịch điều hành Viện Aspen Mỹ ở Berlin, Đức đưa ra.
“Các bên đều thấy rõ rằng chính Ukraine đang phải đối mặt với những vấn đề to lớn liên quan đến sự ổn định của Chính phủ Ukraine. Điều này cũng đồng nghĩa rằng chính quyền Ukraine cũng đang gặp vấn đề khi tiến hành các cuộc đàm phán. Xét từ khía cạnh này, tôi cho rằng sẽ là tốt hơn nếu như Mỹ, quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất đến Chính phủ Ukraine sẽ có thông điệp rõ ràng về việc họ sẽ làm cách nào để thúc đẩy tiến trình đạt được thỏa thuận giữa các bên (về Minsk)”- Rüdiger Lentz nhấn mạnh.
Bộ tứ Normandy đã thống nhất rút vũ khí ở miền Đông Ukraine, song có thực thi hay không lại là chuyện khác. |
Không những vậy, mới đây Mỹ còn đưa ra một “tối hậu thư” nói rõ quan điểm cho Ukraine thấy rõ những việc cần làm ở miền Đông trong đó có việc “trao quyền kiểm soát đặc biệt” đối với miền Đông. Nếu không được Quốc hội Ukraine thông qua, trực tiếp Phó Tổng thống Mỹ sẽ sang Ukraine để bàn luận về vấn đề này.
Sau cuộc họp các ngoại trưởng của nhóm “Bộ tứ Normandy” (gồm Nga, Pháp, Đức và Ukraine) hôm 11/5, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thông báo đã đạt được thỏa thuận về rút khí tài quân sự ở miền Đông Ukraine (Donbass) và duy trì lệnh ngừng bắn tại khu vực này.