Wednesday, November 27, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnThổ Nhĩ Kỳ chặn 2 tàu phá mìn của Hải quân Anh...

Thổ Nhĩ Kỳ chặn 2 tàu phá mìn của Hải quân Anh tài trợ cho Ukraine

Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối cho phép 2 con tàu phá mìn, do Hải quân Hoàng gia Anh tài trợ cho Ukraine, đi qua eo biển Bosporus và Gallipoli của nước này để đến Biển Đen.

Ngày 2-1, giờ địa phương, Văn phòng Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cho biết việc chuyển giao tàu phá mìn sẽ vi phạm Hiệp ước Montreux năm 1936.

Theo hiệp ước, Thổ Nhĩ Kỳ được quyền ngăn chặn các tàu chiến đi qua eo biển Bosporus và Gallipoli (Gallipoli là tên gọi khác của eo biển Dardanelles) trong các cuộc xung đột.

Eo biển này là tuyến đường biển duy nhất dẫn tới Biển Đen. Thổ Nhĩ Kỳ – thành viên NATO – khẳng định họ thực thi lệnh cấm một cách công bằng, kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine bắt đầu.

Không chỉ cấm Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ cũng không cho phép Nga sử dụng eo biển để tiếp cận bờ biển Ukraine.

Thổ Nhĩ Kỳ ra tuyên bố trên mạng xã hội X (Twitter): “Các đồng minh có liên quan của chúng tôi đã được thông báo theo đúng quy ước rằng: Các tàu phá mìn do Anh tài trợ cho Ukraine sẽ không được phép đi qua eo biển Thổ Nhĩ Kỳ đến Biển Đen, chừng nào chiến tranh vẫn tiếp diễn”.

Hiiện tại Anh vẫn chưa đưa ra bình luận nào.

Hiệp ước Montreux ký năm 1936 cho phép Thổ Nhĩ Kỳ có quyền cấm các tàu chiến sử dụng eo biển Dardanelles và Bosporus trong thời chiến, hoặc khi Thổ Nhĩ Kỳ bị đe dọa.

Hai con tàu này có tính năng dò độ sâu bằng sóng siêu âm để tìm chất nổ, thiết bị không người lái trên biển và phá hủy chúng.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps cho biết vào thời điểm tuyên bố chuyển giao: “Những tàu phá mìn này sẽ giúp Ukraine tăng cường năng lực phòng vệ. Nó giúp cứu sống người trên biển và mở ra các tuyến xuất khẩu quan trọng vốn đã bị hạn chế nghiêm trọng kể từ khi Nga phát động cuộc xung đột”.

Cho đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được sự cân bằng mong manh giữa Ukraine và Nga trong cuộc xung đột, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cả hai.

Trước đây Anh từng chỉ trích Nga và đề nghị xem xét lại việc đặt mìn trên hành lang nhân đạo được thiết lập ở Biển Đen – để tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu ngũ cốc.

Vào tuần trước, một tàu chở hàng đã va phải một quả mìn của Nga trên đường tới một cảng trên sông Danube, khiến hai thuyền viên bị thương.

RELATED ARTICLES

Tin mới