Sunday, November 24, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất vũ khí của Việt...

Tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất vũ khí của Việt Nam

Liên quan tới ngành công nghiệp quốc phòng nội địa, bên cạnh việc chúng ta sản xuất thành công nhiều chủng loại vũ khí, nhưng một trong những điều rất nhiều người trăn trở đó là vấn đề linh kiện cấu thành nên loại vũ khí đó, liệu có bao nhiêu phần chúng ta tự sản xuất được, bao nhiêu phần phải đi nhập khẩu.

Robot trinh sát và chiến đấu RBB-01 được tích hợp súng tiểu liên do Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng chế tạo.

Đây là một điều hết sức quan trọng trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, các mối quan hệ quốc tế chồng chéo lẫn nhau, pha lẫn lợi ích quốc gia tối cao của bất cứ cường quốc nào. Ví dụ, nếu chúng ta phải nhập khẩu linh kiện đến từ Mỹ chẳng hạn, để cấu thành nên một khẩu pháo hay một chiếc tàu chiến, vào một ngày đẹp trời, nước Mỹ giận dỗi áp lệnh cấm vận, không xuất khẩu linh kiện, thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Hay một bài học nhãn tiền là công nghiệp đóng tàu quân sự của nước Nga hiện tại, dưới thời Liên Xô, rất nhiều cơ sở công nghiệp quốc phòng quan trọng nằm tại Ukraina, bao gồm các nhà máy phát triển động cơ tàu biển, động cơ hàng không, động cơ tên lửa. Có ai ngờ đâu, sau khi Liên Xô tan giã Ukraina trong vòng xoáy chính trị,tranh chấp Đông Tây, bắt đầu có những mâu thuẫn nhỏ, rồi tới xung khắc lớn và rồi xung đột đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền đóng tàu của Nga,khi phần lớn động cơ tua bin khí trên tàu chiến Nga đều do Ukraina sản xuất, lưu ý rằng, toàn bộ các tổ hợp máy tua bin khí trên các tàu chiến Việt Nam mua của Nga hiện nay đều nhập khẩu từ Ukraina.

Thế mới nói, việc công nghiệp quốc phòng Việt Nam phát triển thành công các loại vũ khí trang bị hiện đại là điều tốt, nhưng sẽ tốt hơn nếu chúng ta đạt tỉ lệ nội địa hóa càng cao càng tốt.

Mới đây, đã có một sự xác nhận rõ ràng từ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, đơn vị quản lý chung các dự án phát triển vũ khí nội địa hiện nay, trong bài viết “Giải pháp bảo đảm kỹ thuật theo vòng đời sản phẩm vũ khí trang bị” được đăng tải trên Cổng thông tin Tổng Cục vào sáng ngày 13/12, thiếu tướng Dương Văn Yên, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng cho biết: “Hiện nay, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã làm chủ việc nghiên cứu, thiết kế, chế thử, sản xuất loạt lớn vũ khí trang bị kỹ thuật cho sư đoàn bộ binh đủ quân, đáp ứng một phần vũ khí trang bị cho các binh chủng pháo binh tăng thiết giáp.

Bước đầu nghiên cứu, sản xuất được một số vũ khí trang bị kỹ thuật cho không quân, hải quân, đang xây dựng tiềm lực kỹ thuật, công nghệ để hướng tới việc làm chủ nghiên cứu, sản xuất vũ khí trang bị kỹ thuật cho hải quân, không quân. Các nhóm sản phẩm chính bao gồm: súng bộ binh, súng chống tăng, súng cối, đạn bộ binh, đạn cối, đạn chống tăng, đạn pháo cao xạ, đạn pháo mặt đất, tàu quân sự, tàu bổ trợ, khí tài quang điện tử, vật tư kỹ thuật với hàng trăm chủng loại sản phẩm, trong đó tỉ lệ sản phẩm nghiên cứu được ứng dụng vào sản xuất loạt đạt trên 85%, hơn 80% sản phẩm có nguồn gốc từ các đề tài nghiên cứu khoa học, tỷ lệ nội địa hóa về công nghệ cũng như về giá trị của các sản phẩm đều đạt mức cao hơn 80%, nhiều sản phẩm đạt tỉ lệ nội địa hóa lên tới hơn 90%.

Khâu bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ và vừa được thực hiện đồng bộ với hệ thống cơ quan kỹ thuật và các trạm sửa chữa trong toàn quân, đối với sửa chữa lớn và cải tiến được thực hiện tại các nhà máy của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Tổng cục Kỹ thuật. Lời của một vị thiếu tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng là chính thức, là đáng tin cậy.

Quân đội một quốc gia không phải là chuyện để đùa. Một quân đội được thế giới công nhận và thế giới mong được thấy Việt Nam là cường quốc kinh tế chứ không phải là cường quốc quân sự thì các bạn phải hiểu như thế nào rồi đấy. Đành rằng câu chuyện tiêu cực tham nhũng là có trong xã hội rất nhiều đại án đã được phanh phui nhưng không có nghĩa là cả đất nước tiêu cực. Nếu thế thì nước mình phải nghèo chứ. Tôi thấy vẫn đang phát triển đây thôi.

Ngày xưa, xế hộp bốn bánh thường chỉ tập trung ở thành phố lớn, giờ về các tỉnh thành xe đi chật đường. Tầm năm năm không về quê, đến lúc về ngỡ ngàng anh em ạ, làng quê nghèo khó năm xưa giờ toàn nhà cao cửa rộng, đi làm trên thành phố bằng ô tô, giàu thật! Cho nên chúng tôi mong những ai còn đang nghi ngờ các thành tựu của quân đội hãy nhìn nhận vấn đề một cách tích cực hơn.

Có bao nhiêu loại vũ khí đạt tỉ lệ nội địa hóa 80 đến 90% tất cả phải không? Hay chỉ là một số?

Dĩ nhiên để trả lời câu hỏi này thực sự là không dễ chút nào. Ít nhất phải tầm cỡ chức vụ như thiếu tướng Dương Văn Yên thì may ra, chứ tầm cỡ anh chúng tôi thì sao mà biết được. Dẫu vậy, trong tầm hiểu biết của mình, chúng tôi cho rằng có thể dự đoán được một số lĩnh vực đạt tỉ lệ nội điệu hóa cao nhất, căn cứ vào nhóm sản phẩm chính mà nền công nghiệp quốc phòng đã và đang phát triển, sản xuất.

Đầu tiên là nhóm vũ khí bộ binh, bao gồm các loại súng trường, súng máy, súng chống tăng. Chúng tôi tin tưởng đây là nhóm vũ khí đạt tỉ lệ nội địa hóa ở mức cao nhất, thậm chí lên tới 100%. Thực ra, nói về lĩnh vực sản xuất súng bộ binh, chúng ta có một bề dày lịch sử rất lớn. Ngay từ thập niên 60, ở miền Bắc đã hình thành các nhà máy sản xuất súng trường AK, CKC, các loại trung liên, đại liên dựa trên dây chuyền của Trung Quốc chuyển giao.

Các dây chuyền này hoạt động liên tục suốt thời kỳ chống Mỹ và kể cả cho tới hiện tại. Ngoài súng trường, các dây chuyền thời đó đã sản xuất các loại súng máy, súng cối và kể cả súng chống tăng kiểu B40, B41 ngay từ lúc đó. Dĩ nhiên, đi kèm với súng là cả các kiểu đạn.

Bước vào thời kỳ hiện đại, từ năm 2014, khi chúng ta quyết định nhập khẩu dây chuyền sản xuất súng trường Galilac 31, 32 của Israel trên nền tảng đã có sẵn, kết hợp với các phương tiện máy móc, công nghệ mới, hoàn toàn có đủ sự tự tin về việc tự nội địa hóa mọi linh kiện cơ khí quan trọng với một khẩu súng. Và bằng chứng là việc không chỉ sản xuất theo mẫu, ta còn cải tiến để phát triển một phiên bản phù hợp với chiến thuật chiến đấu, thói quen, thể hình của người Việt Nam mà đại diện nổi bật là các sản phẩm súng trường STV 215, 380, STV 022 đã và đang được từng bước trang bị cho toàn quân.

Với dòng AK, ta cũng tiến hành hiện đại hóa với các phương án như AKN để tiếp tục trang bị song song. Với các dòng súng máy, được biết chúng ta đã làm chủ khả năng sản xuất trong nước các dòng trung liên, đại liên kiểu PKM 7,62 ly, NSV 12,7ly từ thập niên 90. Đặc biệt, khẩu NSV 12,7ly được phát triển trên cơ sở bản nguyên mẫu được nhập khẩu từ khối Đông Âu sau khi Liên Xô tan rã.

Với súng cối, hiện nay nhiều đơn vị hỏa lực đã được trang bị súng cối 60Ly, 100Ly, một sản phẩm của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam trên cơ sở tham khảo các kinh nghiệm về hỏa lực địch trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. Được biết, khẩu súng cối 100Ly là một cỡ súng cối mà Liên Xô chưa từng phát triển được ta học hỏi và cải tiến trên cơ sở thiết kế khẩu súng cối 100ly K71 do Trung Quốc phát triển.

Với súng chống tăng, bên cạnh việc tiếp tục cải tiến súng chống tăng B41, ta cũng học hỏi và sản xuất thành công các phương án chống tăng kiểu RPG2 cũng như là loại RPG-30 hiện đại hơn, hoàn toàn bằng công nghệ trong nước. Ngoài súng cối, súng chống tăng, một loại hỏa lực mang vai trò quan trọng nữa là súng không giật cũng được ta sản xuất thành công. Điển hình là khẩu SCCT-73 trên cơ sở khẩu SPG-9 của Liên Xô cũ. Thứ hai, đi kèm với tất cả các loại hỏa lực trên, chúng ta đã sản xuất được hầu hết các loại đạn: súng máy, đạn súng chống tăng, đạn súng không giật, đạn súng cối, bao gồm cả những loại đạn có yêu cầu cao về độ phức tạp, uy lực mạnh. Nổi bật là công nghệ đạn chống tăng liều đúc, trang bị cho súng chống tăng kiểu B-41, RPG-29, RPG-30. Cùng với đó, ta cũng đã công khai trước dư luận về việc ta đã sản xuất và đưa vào trang bị cho các quân binh chủng các loại đạn pháo cho binh chủng tăng thiết giáp, binh chủng pháo binh, binh chủng pháo phòng không, cho tàu chiến của hải quân, thậm chí là cho các máy bay tiêm kích có trong biên chế. Riêng lĩnh vực này, đạn cho máy bay tiêm kích chưa được công bố, nên chúng tôi chỉ coi là một sự suy đoán. Tuy nhiên, với các thành tựu về hỏa dược hiện nay, việc phát triển đạn pháo không quân cũng không phải là điều làm khó chúng ta.

Đây là hai nhóm vũ khí trang bị kỹ thuật mà chúng tôi tin rằng ta đạt được tỉ lệ nội địa hóa ở mức cao nhất. Với các nhóm còn lại, đặc biệt là tập trung ở các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ cao, ví dụ như tàu quân sự, tàu bổ trợ, khí tài quang điện tử, hệ thống radar, hệ thống UAV, hệ thống tên lửa, mức độ nội địa hóa không được công bố, nhưng chúng tôi ước đoán rằng mức độ có thể đạt ở mức trên dưới 50%. Bởi phải thừa nhận một cách thẳng thắn rằng các ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn yếu và thiếu. Cứ cho Viettel rất giỏi, nhưng không phải tất cả họ có thể làm được. Thực tế, chỉ có thể làm được một phần, phần còn lại phải có sự phối hợp từ các nhà máy quốc phòng hoặc các công ty dân sự.

Ví dụ nổi bật là hệ thống tên lửa hành trình VCM-1, phần vỏ đã từng xuất hiện ở một nhà máy đóng tàu, phần khung gầm bệ phóng từng xuất hiện ở một nhà máy chuyên về xe máy quốc phòng như thế thì chúng ta thấy Viettel là đơn vị đứng mũi chịu sào, nhưng phải có sự liên kết với nhiều đơn vị khác, chứ không phải mình anh có thể phát triển hoàn chỉnh tất cả mọi thứ.

Hay là các tổ hợp radar, có thể sơ lược các thành phần lớn của một tổ hợp radar phòng không di động sẽ bao gồm: khung cơ gầm tự hành, cụm vỏ khí tài, hệ thống anten, hệ thống điện tử, hệ thống hiện sóng, hệ thống nguồn điện và phần mềm điều hành. Nhưng trong mỗi hệ thống lớn sẽ còn các hệ thống nhỏ hơn nữa. Ví dụ, trong cụm máy tính sẽ bao gồm các con chip, RAM, vi mạch điện tử, hệ thống làm mát. Nó cũng như một chiếc máy tính mà các bạn đang sử dụng, tùy theo HP, Lenovo hay là Apple là đơn vị sản xuất máy tính, nhưng linh kiện thì được cấu thành từ nhiều nhà cung ứng. Tương tự, hầu hết các sản phẩm công nghệ điện tử hiện nay không hẳn là các nhà sản xuất đạt tỉ lệ 100% nội địa, mà thường có sự vay mượn nhất định, vũ khí cũng vậy thôi. Đôi khi chúng ta chỉ được nghe cái bề nổi, còn bề chìm hầu như không ai nói, chứ thực ra riêng động cơ hàng không để tạo ra nó là sự liên kết của nhiều nhà thầu, thậm chí từ nhiều quốc gia, chứ không phải bảo nội địa 100% là làm được ngay.

Dĩ nhiên, điểm yếu này quân đội ta thừa nhận, chứ không chối bỏ. Đó là một tín hiệu vui, sự thẳng thắn thừa nhận cái yếu, cái thiếu là điều kiện cốt lõi để tiến bộ. Cụ thể, thiếu tướng Dương Văn Yên cho biết hiện nay khả năng nghiên cứu, thiết kế, sản xuất vũ khí trang bị hiện đại, tích hợp hệ thống công nghệ cao của Tổng cục vẫn còn hạn chế. Việc đề xuất ý tưởng nghiên cứu sản phẩm mới chưa theo kịp nhu cầu phát triển hiện đại hóa quân đội. Mặt khác, quá trình nghiên cứu, thiết kế, cải tiến, chế thử sản phẩm còn dài, chưa đáp ứng được đòi hỏi cấp bách về thời gian đưa sản phẩm vào trang bị. Tổng cục cũng chưa làm chủ được một số nguyên vật liệu, vật tư đặc trưng đầu vào cho sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật, số lượng chủng loại vũ khí công nghiệp quốc phòng sản xuất còn ít so với số lượng chủng loại vũ khí, trang bị trong toàn quân. Do đó, phạm vi, quy mô, mức độ ảnh hưởng của hoạt động đảm bảo kỹ thuật đối với toàn quân còn hạn chế.

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do quản lý sản phẩm theo vòng đời là xu hướng mới, hiện đại, đang được áp dụng ở nhiều quốc gia, các tập đoàn có nền sản xuất lớn, thị trường rộng, sản phẩm đa dạng. Trong khi quy mô sản xuất của Việt Nam còn nhỏ, thị trường hẹp, sản phẩm chưa đa dạng, chưa có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy định hoạt động quản lý theo vòng đời sản phẩm.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực, ngân sách, cơ sở vật chất, kỹ thuật cho nghiên cứu, thiết kế, cải tiến vũ khí công nghệ cao còn thiếu, khả năng đáp ứng, hỗ trợ của nền công nghiệp quốc gia cho công nghiệp quốc phòng còn hạn chế, đặc biệt là công nghiệp phụ trợ. Đồng thời, hệ thống bảo đảm kỹ thuật chưa hoạt động theo tính chất vòng đời sản phẩm, thiếu các công cụ quản lý, thiếu nhân lực có kỹ năng trong nghiên cứu nhu cầu, đánh giá hiệu quả sử dụng, tham mưu ra quyết định về tối ưu hóa vòng đời sản phẩm.

Do đó, công nghiệp quốc phòng Việt Nam cần có bước đi, lộ trình phù hợp trong xây dựng năng lực quản lý sản phẩm theo vòng đời nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị hiện đại, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới