Tuesday, December 24, 2024
Trang chủGóc nhìn mới“Bóng bay” làm “nóng eo biển

“Bóng bay” làm “nóng eo biển

“Eo biển” trường hợp này là eo biển Đài Loan; còn “bóng bay” là một cách nói về sự kiện khinh khí cầu bay ngay phía trên hòn đảo này ngay trước thềm năm mới Giáp Thìn.

Một khinh khí cầu Trung Quốc bị phát hiện trên bầu trời thành phố Billings, bang Montana, Mỹ ngày 1-2-2023

Vào tháng 1 năm nay, Đài Bắc từng đã 2 lần công bố phát hiện các khinh khí cầu Trung Quốc bay qua eo biển Đài Loan. Không rõ do thận trọng hay không muốn phức tạp thêm tình hình giữa hai bờ vốn đã và đang căng thẳng bấy nay, Đài Bắc chỉ nói một cách dè dặt: Các khinh khí cầu này có thể “đe dọa nghiêm trọng” đối với an toàn hàng không quốc tế vì đường bay của chúng, chứ chưa gắn vào đó các cáo buộc mang tính chính trị.

Vậy mà Bắc Kinh đã đùng đùng nổi giận, cho rằng, khinh khí cầu của Trung Quốc chỉ là phục vụ mục đích nghiên cứu khí tượng, và kêu gọi Đài Loan bỏ kiểu ăn nói hồ đồ, làm nghiêm trọng hóa sự việc.

Tuy nhiên, lần mới nhất này thì khác.Thông tin do Cơ quan Phòng vệ Đài Loan thông báo ngày 9/2: Đã phát hiện khinh khí cầu Trung Quốc ở độ cao từ 4.500 m đến 11.600 m, ngay trên vùng trời của hòn đảo. Mà có ít đâu: một “đàn” tới 8 quả – con số nhiều nhất kể từ khi Đài Bắc bắt đầu thường xuyên công bố dữ liệu về việc này vào tháng 12/2023.

Khác với sự đốp chát một cách nhanh nhảu trước kia, tận thời điểm này, Bắc Kinh vẫn chưa đưa ra phản ứng.

Cái im lặng khác thường của Bắc Kinh hóa ra càng làm dấy lên những lo lắng, dị nghị. Một số người thì cho rằng, nên coi im lặng cũng là một cách phản ứng. Thì đấy, cuối năm ngoài, Bắc Kinh chẳng đã nói rõ các khinh khí cầu chỉ để “phục vụ mục đích nghiên cứu khí tượng, thời tiết” đó sao. Lần này, dù “lượng” (số khinh khí cầu) tăng, nhưng tính chất vẫn thế. Vẫn thế thì hà tất phải nói lại cho “phí lời”, nhất là hạ mình đôi co với một hòn đảo mà lâu nay Trung Quốc chỉ coi là một tỉnh, trước sau gì cũng thu hồi.

Tuy nhiên, không ít người am hiểu thời cuộc, quan tâm tới câu chuyện Đài Loan, thì nghĩ khác. “Quá tam ba bận”, mới qua tháng đầu vắt sang tháng sau được ít ngày, mà thả khinh khí cầu ba lần, lần sau nhiều hơn lần trước, thì chẳng thể tin chỉ nhằm mục đích chuyên môn thời tiết. Người có tý kiến thức thiên văn, thì càng hoài nghi hơn, cho rằng: hai bờ eo biển Đài Loan cách nhau có bao xa mà phải thu thập nhiều đến thế các thông số kỹ thuật…?

Nghĩa là, cái sự thanh minh, thanh nga nóng nảy của Bắc Kinh hồi cuối năm ngoái chẳng thể tin được. Hàng đàn khinh khí cầu, cùng tần xuất cao, nhất định Bắc Kinh nhằm một mục tiêu khác.

Từ cái khác này, họ không thể không liên hệ vụ “bóng bay” Trung Quốc “lạc” vào không phận Mỹ hồi tháng 2 năm 2022. Cùng là khinh khí cầu, nhưng cái khác ở đây là chuyện xảy ra giữa hai siêu cường đang gầm gừ nhau, chứ không phải giữa Trung Hoa đại lục và hòn đảo nhỏ nhỏ tý Đài Loan đang muốn thoát ly đại lục. Chính thế, khinh khính cầu đã tạo nên một cuộc khủng hoảng thực sự Mỹ – Trung. Vụ việc càng căng thẳng hơn khi Mỹ dùng tên lửa trị giá nửa triệu USD bắn hạ không thương tiếc khinh khí cầu trị giá có vài chục USD của Trung Quốc, vì cho rằng, nó đang thực thi việc “do thám, thu thập tin tức tình báo” nước Mỹ.

Nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Vương Nghị đã dùng các cụm từ “không thể tưởng tượng được”, “quá kích động”, “vô lý”, “vi phạm các chuẩn mực quốc tế”, “manh động”… để cáo buộc cách phản ứng của Mỹ.

Nhưng với Mỹ, thế cũng còn là chưa đủ. Ngay sau đó, ngoại trưởng Mỹ Blinken đã hủy chuyến thăm Trung Quốc (do đích thân tổng thống Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đấu mối nhân nhà lãnh đạo gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Indonesia vào tháng 11/2021). Dư luận đều biết, bằng cú hãm bang giaop này, Washington coi đó như sự trừng phạt cho những hành vi nghiêm trọng mà Bắc Kinh cố tình thực hiện nhằm vào nước Mỹ.

Bảy tháng sau, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ – ông Mark Milley – mới cho biết: “Tóm lại, đó là một khinh khí cầu do thám nhưng nó không làm nhiệm vụ do thám…”. Nên hiểu rằng, đó không phải một câu đãi bôi, ân hận. Một siêu cường ngạo mạn như Mỹ, cho dù do thám hay không, chỉ cần “đụng” tới không phận nước Mỹ, Washington lệnh khai hỏa tên lửa để bắn hạ là điều không thể nghi ngờ…

Sau vụ việc căng thẳng nêu trên, Trung Quốc, chừng như thấm thía cái giá phải trả, đồng thời, cảnh giác về những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra, đã “đình chỉ chương trình khinh khí cầu giám sát” – theo giới thạo tin phương Tây lan truyền. Nhưng “đình chỉ…” nếu có, chỉ là với Mỹ, chứ không bao gồm các khu vực, đối thủ, đối tượng khác, trong đó có Đài Loan. Thế nên, trong hơn năm qua, các vụ thả khinh khí cầu lơ lửng trên eo biển Đài Loan, thậm chí, bay ngang qua hòn đảo ly khai Đài Loan, đã liên tục diễn ra. Các vụ việc diễn ra ngay trước và sau bầu cử lãnh đạo và Đài Loan cùng thắng lợi của ông Lại Thanh Đức – nhân vật chính trị mà Bắc Kinh cho là “”kẻ ly khai nguy hiểm” càng cho thấy, cùng với may bay, tàu chiến, việc Trung Quốc sử dụng khinh khí cầu như biện pháp đe dọa Đài Loan, không chỉ là câu chuyện suy diễn, thêu dệt, mà nhiều khả năng là sự thật.

Mới đầu năm, eo biển Đài Loan đã có chiều hướng “nóng” hơn năm ngoái rồi.

T.V

RELATED ARTICLES

Tin mới