Monday, December 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ luôn can dự ở những nước có xung đột

Mỹ luôn can dự ở những nước có xung đột

Sau chiến tranh thế giới II, Mỹ trở thành cường quốc số 1 thế giới, đứng đầu các nước tư bản phát triển, bắt đầu can thiệp vào các nước có xung đột, ủng hộ lực lượng thân Mỹ.

Lấy lý do ngăn chặn làn sóng xã hội chủ nghĩa lan ra các nước Mỹ trực tiếp can thiệp bằng quân sự. Năm 1950 Mỹ trực tiếp đưa quân vào Triều Tiên nhằm tiêu diệt nhà nước XHCN ở Bắc Triều Tiên buộc quân đội Trung Quốc phải can dự. Năm 1954 Mỹ trực tiếp thay chân Pháp giúp chính quyền chống cộng của Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam. Từ việc thực hiện chiến tranh đặc biệt giúp vũ khí cố vấn đến việc đưa quân trực tiếp tham chiến bằng chiến tranh cục bộ đến Việt Nam hoá chiến tranh, mở rộng chiến tranh ra miền Bắc Việt Nam. Không những thế, với vị thế của mình, Mỹ còn kéo nhiều nước đồng minh đưa quân tham chiến ở Việt Nam.

Năm 1956, Mỹ và các nước phương Tây đã hậu thuẫn cho lực lượng chống chủ nghĩa xã hội ở Ba Lan gây ra vụ bạo loạn nghiêm trọng ở Podonan một trong những thành phố lớn ở Ba Lan – Quân chính phủ đã phải dùng xe tăng để ngăn chặn cuộc bạo loạn và dập tắt phong trào chống đối.

Năm 1957 Quốc hội Mỹ phê chuẩn “Học thuyết Eisenhower”, cho phép Tổng thống được đưa quân tới các nước Trung Cận Đông nhằm chống lại “chủ nghĩa cộng sản quốc tế”. Thực chất học thuyết này là Mỹ muốn thay Anh, Pháp duy trì và mở rộng ảnh hưởng của họ đối với khu vực Trung Cận Đông.

Cách mạng Cuba do Fidel Castro lãnh đạo thành công, Mỹ đã không ngần ngại đưa quân đến đánh nhưng thất bại.

Không đánh bại các nước bằng quân sự, Mỹ thực hiện bao vây cấm vận bằng kinh tế làm cho các nước Cuba, Triều Tiên không thể phát triển được. Đối với các nước không phải là chủ nghĩa xã hội Mỹ cũng sẵn sàng can thiệp như ở Afghanistan thậm chí đưa quân lật đổ như ở Irac. Nhiều thập kỷ ủng hộ Israel chống lại các nước Arap.

Những hành động can thiệp của Mỹ ở thời kỳ này đã được nhiều nước ví Mỹ như “Sen đầm quốc tế”. Tuy không nhằm chiến đóng nước nào nhưng Mỹ luôn dựng lên những chính quyền thân Mỹ.

Đối với các nước lớn không thể động binh thì Mỹ tìm cách ngăn cản sự phát triển. Với Trung Quốc, quốc gia có khả năng cạnh tranh vị trí số một của Mỹ về kinh tế, Mỹ ra đòn về kinh tế bằng nhiều sự trừng phạt. Lập căn cứ ở Nhật Bản, Hàn Quốc bao vây Trung Quốc về quân sự.

Còn nước Nga đối thủ số một về quân sự Mỹ tìm cách dùng nước khác để làm suy yếu. Lợi dụng việc Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina, ngay lập tức Mỹ hô hào các nước đồng minh NATO giúp đỡ Ukraina về mọi mặt cả kinh tế lẫn quân sự để đánh bại Nga. Nhưng Mỹ đang gặp phải sự chống đối ngay tại nước Mỹ và một số nước thành viên NATO.

Nhiều nước đã nhìn thấy bản chất của Mỹ nên đã quoay sang ủng hộ Nga bằng mọi cách, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Iran.

H.L

RELATED ARTICLES

Tin mới