Tuesday, November 26, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiTQ: Nạn nhân của truyền thuyết

TQ: Nạn nhân của truyền thuyết

Trung Quốc là nạn nhân của truyền thuyết chiến lược của chính bản thân mình.

Kỳ 1: Hội chứng “đại quốc”, “tiểu quốc” đang hành hạ Bắc kinh

Lòng tin và sự dối trá

Trung Quốc là nạn nhân của truyền thuyết chiến lược của chính bản thân mình. Hạt nhân tư duy chiến lược của Trung Quốc ra đời thời Chiến Quốc hơn hai ngàn năm trước. Đó là thời của nhiều nhà chiến lược xuất sắc và vô số tác phẩm về chiến tranh và chiến lược. Kể từ đó, ít có sự đổi mới tư duy chiến lược quân sự nào có thể được xem là vượt trội hơn so với các tác phẩm chiến lược quân sự phong phú và các luận thuyết thời Chiến Quốc ấy.

Thời Chiến Quốc được biết đến với các cuộc chiến tàn phá lẫn nhau ở nhiều tiểu quốc Trung Quốc đang tranh giành quyền lực tối cao. Đó là một cuộc đại cạnh tranh giữa các nước ít nhiều ngang hàng nhau, không một nước nào có khả năng để đánh bại kẻ thù của mình một cách dễ dàng.

Những điều kiện này làm nâng tầm quan trọng của các liên minh quân sự và chính trị nhằm áp đảo đối thủ chính của mình. Tuy nhiên, một khi mục đích ngắn hạn là đánh bại một kẻ thù chung hoàn tất, các đồng minh cũ nhanh chóng trở thành thù địch của nhau bằng cách hình thành các liên minh lợi ích mới.

Mẫu hình của sự lừa dối và chủ nghĩa cơ hội đó được chấp nhận rộng rãi như là hoàn chuyện toàn bình thường, và chẳng có ai ác cảm với các đồng minh bấp bênh đó bởi vì đối với tất cả mọi người, mọi thứ chỉ là một trận đấu quyền lực và một cuộc đấu tranh vì uy quyền tối cao. Chẳng có nguyên tắc nào bị vi phạm, bởi chỉ có một nguyên tắc là nước này sử dụng nước kia cho các mục đích ích kỷ của mình.

Tuy nhiên, việc xây dựng liên minh thời Chiến Quốc đã để lại một dấu ấn không phai nhòa lên văn hóa chiến lược Trung Quốc ngày nay, một chiến lược đặt nặng thủ đoạn ngắn hạn và dối trá chứ không phải niềm tin chiến lược và tình bạn dài hạn.

Vì thế chúng ta thấy một sự đổ vỡ tận gốc rễ lòng tin lẫn nhau giữa Trung Quốc và hầu hết lân bang, đặc biệt là các nước ASEAN có tranh chấp với các yêu sách Biển Đông của Trung Quốc. Dù Trung Quốc làm gì thì những điều đó cũng không thể hiện sự nhất quán và khả tín, bởi các tính toán của Bắc Kinh thường dường như sượng trơ ra và hiển nhiên phi lô-gic.

Lấy cách tiếp cận chủ yếu của Trung Quốc với các quốc gia ASEAN làm ví dụ. Một mặt, Trung Quốc chấp nhận Bộ quy tắc ứng xử ASEAN như quy định bắt buộc đối với mọi nước, nhưng mặt khác, Trung Quốc cũng thẳng thừng chối từ bất kỳ tuyên bố chung nào khác của ASEAN về các tranh chấp, mặc kệ các nước nghi ngờ về động cơ của mình. Ở đây, văn hóa chiến lược thời Chiến Quốc lộ diện hoàn toàn.

Một ví dụ khác: Trung Quốc là một thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển [UNCLOS], nhưng Trung Quốc phủ nhận tuyệt đối bất kỳ tính hợp pháp nào của trọng tài quốc tế được quy định cụ thể bởi UNCLOS.

Là một thành viên của UNCLOS, Trung Quốc cương quyết từ chối tham gia vào vụ kiện trọng tài do Philippines đệ trình. Làm như vậy chẳng thể giúp Trung Quốc xây dựng lòng tin quốc tế đối với sự chân thành của mình. Một lần nữa, bóng ma văn hóa chiến lược Chiến Quốc ám lấy Trung Quốc, gây hại dữ dội cho hình ảnh Trung Quốc.

Cuối cùng, Trung Quốc lớn tiếng phản đối bất kỳ vai trò nào của Hoa Kỳ trong tranh chấp Biển Đông, cáo buộc Mỹ là một quốc gia “ngoại cuộc” xa xôi về địa lý, không có bất kỳ tranh chấp chủ quyền biển, hàng hải hay lãnh thổ nào với Trung Quốc ở Biển Đông. Châu Á là của người châu Á. Tuy nhiên, Trung Quốc làm hỏng luận điệu của bản thân bằng cách tích cực tìm kiếm sự can dự của Nga, một nước rõ ràng “ngoại cuộc” trong vấn đề Biển Đông. Tháng trước Ngoại trưởng Nga và Trung Quốc đã đưa ra một tuyên bố chung lên tiếng phản đối vai trò của Hoa Kỳ như một nước “ngoại cuộc”. Sự phi lý của Bắc Kinh khó mà che dấu được.

Trong mọi trường hợp, Trung Quốc đều muốn đạt được các mục đích nước đôi, bất chấp thiện chí quốc tế và luật pháp quốc tế, khiến uy tín của mình phải trả giá, biến Trung Quốc thành một “Đại quốc” với tư duy bắt nạt “Tiểu quốc”, một hội chứng Chiến Quốc kinh điển vốn đã thấm sâu vào tư duy chiến lược của Trung Quốc hàng thiên kỷ nay.

Miles Maochun Yu, Hoover Institution

 

RELATED ARTICLES

Tin mới