Monday, December 23, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTại sao Mỹ “xuống tay” với Tesla

Tại sao Mỹ “xuống tay” với Tesla

Trung Nam Hải bất ngờ bật đèn xanh cho Tesla vốn bị đàn áp bấy lâu nay ở thị trường Trung Quốc. Mong muốn của chính quyền Trung Quốc rất rõ ràng. Nhà bình luận Tần Bằng chỉ ra rằng, Bắc Kinh có bốn mục tiêu.

Tỷ phú Elon Musk

Mới đây, chương trình “Tần Bằng quan sát” (秦鹏观察) cho biết, việc công nghệ lái xe tự động (FSD) bất ngờ được chấp thuận ở Trung Quốc có thể mang lại lợi thế cho Tesla khi đối đầu với các đối thủ Trung Quốc.

Nhà bình luận gốc Hoa, Tần Bằng đặt câu hỏi rằng, tỷ phú Elon Musk đã phải trả cái giá nào? Liệu ông có rơi vào bẫy mật của ĐCSTQ? Bởi ban đầu Trung Nam Hải, tỏ ra kiêu ngạo, đột nhiên lại thay đổi thái độ với Tesla. Vậy những âm mưu đằng sau sự chào đón Tesla nồng nhiệt hiện nay của chính quyền ông Tập Cận Bình là gì?

Elon Musk phải trả nào cho chiếc bánh bất ngờ rơi từ trên trời xuống?

Hôm 28/4, Tổng giám đốc Tesla, Elon Musk đã tạo ra một cơn lốc siêu tốc. Ông bất ngờ tới thăm Bắc Kinh và gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường. Ngay lập tức, cổ phiếu Tesla tăng vọt trên thị trường chứng khoán Mỹ, từ mức giá thấp nhất là 138,8 USD/cổ phiếu trong hai tuần trước đó, đột nhiên tăng lên 198,87 USD một cổ phiếu, tương đương tăng hơn 40%.

Theo tờ Wall Street Journal và các phương tiện truyền thông khác, những người quen thuộc với vấn đề này cho biết trong chuyến thăm 24 giờ của tỷ phú Musk tới Bắc Kinh vào cuối tuần qua, các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nói với Tesla rằng, họ đã sơ bộ phê duyệt việc khai triển công nghệ lái xe tự động FSD ở Trung Quốc.

Nhiều phương tiện truyền thông cũng cho biết Tesla đang hợp tác với gã khổng lồ tìm kiếm Baidu của Trung Quốc để khai triển bản đồ và điều hướng đường bộ ở Trung Quốc. Theo những người quen thuộc với vấn đề này, theo thỏa thuận, Baidu sẽ cho phép Tesla sử dụng hệ thống định vị theo làn đường của mình.

Ở Trung Quốc, để khai triển hệ thống lái xe thông minh, trước tiên hệ thống này phải có giấy phép khảo sát và lập bản đồ từ chính quyền trước khi có thể vận hành trên đường cao tốc. Doanh nghiệp nước ngoài cần phải hợp tác với hơn chục công ty Trung Quốc có giấy phép.

Nhà bình luận Tần Bằng chỉ ra rằng, nói cách khác, với giấy phép khảo sát và lập bản đồ, Tesla có thể sử dụng hợp pháp hệ thống lái xe tự động hoàn toàn trên đường phố Trung Quốc, và đội xe của họ cũng có thể thu thập dữ liệu môi trường lái xe của ô tô, chẳng hạn như bố cục đường, biển báo giao thông và các tòa nhà gần đường.

Câu hỏi đặt ra là, điều gì đã xảy ra đằng sau cơn lốc sự kiện vượt xa sự mong đợi này của ngoại giới? Nhà bình luận Tần Bằng đã nói về tầm quan trọng của điều này đối với tỷ phú Musk và nói về ước mơ của Trung Nam Hải.

Trong vài tuần qua, huyền thoại về sự giàu có của tỷ phú Musk đã hoàn toàn thay đổi. Trong quý đầu tiên, doanh thu và lợi nhuận ròng của Tesla đều giảm, đồng thời lượng giao xe toàn cầu của hãng cũng giảm đáng kể so với kỳ vọng của Phố Wall.

Elon Musk buộc phải công bố sa thải 10% nhân viên toàn cầu, giá trị thị trường của công ty tiếp tục lao dốc. Sau đó, các giám đốc điều hành cốt lõi cũng tuyên bố từ chức. Truyền thông tiết lộ rằng các mẫu xe giá rẻ của Tesla đã bị bỏ rơi.

Ông Elon Musk đã bác bỏ những tin đồn nhưng rất khó để xoay chuyển tình thế. Trong các bức thư nội bộ, ông Musk tuyên bố rằng việc sa thải là để cho phép công ty bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới. Tuy nhiên, ngoại giới đã đặt câu hỏi về chiến lược và lộ trình sản phẩm trong tương lai của Tesla, đồng thời niềm tin của nhà đầu tư đã bị suy giảm nghiêm trọng.

Trong cùng thời gian đó, các đối thủ Trung Quốc đang để mắt đến thị trường và sự trỗi dậy nhanh chóng của các thương hiệu Trung Quốc như BYD và Xiaomi đã gây áp lực rất lớn lên thị trường nước ngoài lớn nhất của Tesla sau Mỹ.

Giờ đây, xe tự lái đã được phê duyệt, mang lại cho ông Musk hy vọng đảo ngược tình trạng suy giảm. Tin tức chính thức và riêng tư mới nhất cũng tiết lộ rằng, các hạn chế trước đây của Tesla đối với việc tiếp cận các tổ chức nhạy cảm như chính quyền địa phương đã được dỡ bỏ.

Nhà bình luận Tần Bằng chỉ ra rằng, đây là một điểm cộng lớn. Bởi vì, mới ngày 26/4, ông Đào Đào (Tao Tao), Phó tổng giám đốc phụ trách đối ngoại tại Trung Quốc của Tesla, đã bình luận trên tài khoản mạng xã hội của tờ Nhân dân Nhật báo – một cơ quan ngôn luận khác của ĐCSTQ – rằng công nghệ lái xe tự động FSD sẽ trở thành động cơ tăng trưởng mới trong ngành xe điện.

Vào tháng 4, ông Elon Musk cũng cho biết trên mạng xã hội X rằng, ông sẽ ra mắt robot taxi vào ngày 8 tháng 8 năm nay. Chi phí lái taxi robot mỗi dặm có thể giảm xuống còn 0,18 USD, rẻ hơn 10 lần so với phiên bản Uber của Mỹ.

Một số tổ chức ước tính rằng với quy mô thị trường là 2 nghìn tỷ USD vào năm 2030, 20% thị phần của Tesla và được tính dựa trên mức hoa hồng 25% của nền tảng, doanh thu chuyển tiếp của Tesla sẽ đạt 100 tỷ USD. Đề cập đến mức định giá từ 4X đến 5X của các công ty đối thủ, giá trị thị trường kỳ hạn của mảng kinh doanh này dự kiến ​​sẽ đạt 500 tỷ USD.

Theo nhà bình luận Tần Bằng, điều này tương đương với việc tái phát minh lại Tesla. Bởi giá trị thị trường hiện tại của Tesla chỉ hơn 500 tỷ USD. Công nghệ cơ bản của taxi robot Tesla là FSD tự lái. Việc đạt được sự chấp thuận ở Trung Quốc cũng có thể giúp Tesla cải thiện đáng kể độ phức tạp của công nghệ này.

Các chuyên gia trong ngành cho biết điều kiện giao thông phức tạp của Trung Quốc, với nhiều người đi bộ và người đi xe đạp hơn nhiều thị trường khác, sẽ tạo ra nhiều tình huống quan trọng hơn để đào tạo các thuật toán tự lái nhanh hơn.

Theo nhà bình luận Tần Bằng, từ góc độ doanh thu và sự cạnh tranh gần đây, việc bổ sung các chức năng FSD ở Trung Quốc cũng là một lợi ích lớn cho Tesla. Nó có thể giúp Tesla có lợi thế trước các đối thủ Trung Quốc. Trước đây, chính quyền Trung Quốc đã phê duyệt các chức năng tương ứng cho nhiều công ty Trung Quốc, khiến Tesla phải đau đầu.

Đồng thời, điều này cũng sẽ làm tăng đáng kể doanh thu của Tesla. Hiện có 2,2 triệu chiếc Tesla ở thị trường Bắc Mỹ, trong đó có 400.000 chiếc là người dùng FSD tự lái, nghĩa là tỷ lệ sử dụng khoảng 20%. Báo giá mới nhất cho mỗi chiếc là 99 USD/tháng, hoặc giá mua lại của Mỹ là 8.000 USD. Nếu 20% trong số 1,7 triệu người dùng Tesla ở Trung Quốc sử dụng xe tự lái và giá chỉ bằng một nửa so với thị trường Bắc Mỹ thì sẽ mang lại tổng doanh thu là 10 tỷ USD.

Tóm lại, bất kể xét từ góc độ chiến lược dài hạn, khả năng cạnh tranh trong ngành hay lợi nhuận doanh nghiệp, việc được cấp phép cho xe tự lái là một điều có lợi đối với Elon Musk.

Tất nhiên, câu hỏi cũng được đặt ra là tỷ phú Musk sẽ phải trả cái giá nào?

Elon Musk hiện có hai yêu cầu. Ông hy vọng sẽ công nghệ lái xe tự động FSD sẽ được phê chuẩn, và ông cũng hy vọng rằng chính quyền Trung Quốc sẽ chấp thuận việc xuất dữ liệu của khách hàng Trung Quốc dùng Tesla trước đây được lưu trữ ở Trung Quốc sang Hoa Kỳ để đào tạo.

Đối với vấn đề thứ hai, nhà bình luận Tần Bằng nói rằng, ông vẫn chưa thấy khả năng Bắc Kinh sẽ chấp thuận. Ông dự đoán ĐCSTQ sẽ không chấp thuận đưa dữ liệu này về Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nếu việc đào tạo được tiến hành ở Trung Quốc, Elon Musk sẽ khó thuyết phục được chính quyền Mỹ chấp thuận đưa thiết bị AI tiên tiến nhất tới Trung Quốc. Đây là một vấn đề nan giải đối với Tesla. Vì vậy, chiếc bánh lớn này kỳ thực chỉ có một nửa, còn lâu mới biết khi nào nửa chiếc bánh còn lại sẽ rơi xuống.

Trung Nam Hải thay đổi bộ mặt khẩn cấp, chính quyền ông Tập chơi ván cờ lớn

Nhà bình luận Tần Bằng chỉ ra rằng, nhiều dân mạng Trung Quốc ở nước ngoài lo lắng Elon Musk sẽ phải trả giá đắt hơn, chẳng hạn như bị hối lộ, bị Bắc Kinh tha hóa, bị ĐCSTQ đánh cắp công nghệ cốt lõi, hoặc bị buộc phải rời bỏ chế độ này theo những cách khác.

Tất nhiên, ĐCSTQ chắc chắn hy vọng có được càng nhiều công nghệ Tesla và những thứ khác càng tốt, bởi vì ông Musk đã nắm vững các công nghệ hàng đầu như Starlink, siêu xe phóng và công nghệ tàu vũ trụ, nền tảng vật chất của Star Wars hiện đại.

Tuy nhiên, theo nhà bình luận Tần Bằng, mục tiêu ngắn hạn của ĐCSTQ không nằm ở chỗ này. Bởi vì lúc này ông Tập Cận Bình còn có điều đáng lo ngại hơn: đó là sau chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ Blinken, hai bên thực tế đã không đạt được thỏa thuận có ý nghĩa nào.

Điều này cũng có nghĩa là Mỹ và châu Âu có thể sớm tung ra một đợt trừng phạt mới vì sự ủng hộ của ĐCSTQ dành cho Nga, đồng thời còn cả vấn đề dư thừa công suất của Trung Quốc, đặc biệt là 3 sản phẩm mới mà ông Tập hết sức ủng hộ và thúc đẩy, như xe điện, cũng đang phải đối mặt với áp lực phản kháng rất lớn từ châu Âu và Mỹ.

Chính trong hoàn cảnh đó, Trung Nam Hải bất ngờ bật đèn xanh cho Tesla vốn bị đàn áp bấy lâu nay. Mong muốn của chính quyền ĐCSTQ rất rõ ràng. Nhà bình luận Tần Bằng chỉ ra rằng, Bắc Kinh có bốn mục tiêu:

Thứ nhất, họ muốn chứng tỏ rằng Trung Quốc rất cởi mở với thế giới bên ngoài, qua đó thu hút thêm đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, để thu hút các công ty đa quốc gia như Tesla gia nhập thị trường Trung Quốc và giao nộp các công nghệ cốt lõi của họ cũng như chia sẻ nhiều dữ liệu có giá trị hơn.

Thứ ba, trong bối cảnh quốc tế căng thẳng hiện nay, việc Bắc Kinh dành ưu đãi cho Tesla sẽ là một đòn phản công chính trị vào cuộc chiến thương mại đang diễn ra do Mỹ và châu Âu phát động.

Thứ tư, ĐCSTQ có tính toán lâu dài, muốn nhân đây cải thiện toàn diện ngành công nghiệp ô tô năng lượng mới của Trung Quốc và xây dựng khả năng cạnh tranh quốc tế.

Tài khoản truyền thông “Ngưu đàn cầm” (牛弹琴) thuộc tờ “Nhân dân Nhật báo” – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ – đã mượn lời của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường để tiết lộ mục đích nêu trên của Bắc Kinh.

Trong đoạn đầu tiên, ông Lý Cường nói: “Nền kinh tế của Trung Quốc và Hoa Kỳ hội nhập sâu sắc. Bạn có tôi và tôi có bạn. Cả hai đều có thể hưởng lợi từ sự phát triển của bên kia. Sự phát triển của Tesla ở Trung Quốc có thể được gọi là một ví dụ thành công của sự hợp tác kinh tế và thương mại Trung-Mỹ”.

Nhà bình luận Tần Bằng chỉ ra, từ xa, ĐCSTQ đang hét lên với Hoa Kỳ, rằng hãy ngừng gây chiến thương mại, ngừng đàn áp ĐCSTQ và hãy để Bắc Kinh ngang hàng với Washington.

Đoạn thứ hai nói, ông Lý Cường cho hay: “Các doanh nghiệp có vốn nước ngoài là những người tham gia và đóng góp không thể thiếu và quan trọng cho sự phát triển của Trung Quốc, và thị trường quy mô cực lớn của Trung Quốc sẽ luôn mở cửa cho các doanh nghiệp có vốn nước ngoài”.

Theo nhà bình luận Tần Bằng, đó là luận điệu nhằm che đậy quan điểm lâu đời của ĐCSTQ là “Nhà nước tiến, dân rút lui”, che đậy sự phân biệt đối xử với các công ty quốc tế, che đậy hành vi trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ và các hành vi tà ác khác. Cách đây không lâu, Bắc Kinh đã thay thế các thiết bị và hệ thống của Intel, AMD và Apple trong chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước trên quy mô lớn.

Bình luận về mục tiêu thứ tư – kế hoạch dài hạn hơn của ĐCSTQ, nhà bình luận Tần Bằng chỉ ra rằng, đó là cải thiện toàn diện ngành công nghiệp ô tô sử dụng năng lượng mới của Trung Quốc và xây dựng khả năng cạnh tranh quốc tế mới.

“Ngưu đàn cầm” (牛弹琴) thuộc tờ “Nhân dân Nhật báo” đề cập rằng, ĐCSTQ và Tesla “có triển vọng hợp tác không giới hạn”. Cùng ngày, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã đến thăm Triển lãm ô tô Bắc Kinh đang diễn ra, và đề cập đến nhu cầu phát triển mạnh mẽ các phương tiện sử dụng năng lượng mới được nối mạng thông minh.

Theo nhà bình luận Tần Bằng, điều này cho thấy chính quyền Trung Quốc đã bất ngờ lùi lại vài bước so với áp lực trước đây đối với Tesla. Mục đích là để Tesla giúp ĐCSTQ cải thiện toàn diện khả năng của mình trong lĩnh vực mạng thông minh và các khía cạnh khác. Chế độ này tin rằng bằng cách này, nó có thể nổi bật trước cuộc cạnh tranh quốc tế khốc liệt hiện nay về xe điện, và cạnh tranh từ điểm xuất phát cao hơn như trí tuệ nhân tạo và lưu trữ năng lượng.

Để đạt được mục đích này, Bắc Kinh cũng đã “cẩn thận” sắp xếp để Tesla được “đồng hành” với các công ty Trung Quốc, đây là loạt công ty đầu tiên khác đã được phê duyệt, bao gồm BYD, Li Auto, Lotus, Hozon Auto và Nio. Tất nhiên, trong tương lai sẽ có những công ty Trung Quốc như Huawei và Xiaomi.

Trên thực tế, trong mười năm qua, Tesla đã kiếm được tiền ở Trung Quốc nhưng họ cũng mang lại lợi ích lớn hơn cho Trung Quốc. Tỷ lệ nội địa hóa các bộ phận của Gigafactory của Tesla tại Thượng Hải vượt quá 95%. Tesla đã ký hợp đồng với hơn 400 nhà cung cấp địa phương cấp 1 tại Trung Quốc, trong đó hơn 60 nhà cung cấp đã tham gia vào hệ thống chuỗi cung ứng toàn cầu của Tesla. Các nhà cung cấp này đều được Tesla hỗ trợ vì Tesla đã công khai bằng sáng chế của mình.

Hơn nữa, Tesla cũng đã đưa các công ty này đẩy nhà máy sang Mexico, sân sau của Mỹ. Năm 2023, phụ tùng ô tô của Trung Quốc sản xuất tại Mexico và xuất khẩu sang Mỹ đạt 1,1 tỷ USD mỗi năm, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo thống kê, năm ngoái có 33 nhà sản xuất phụ tùng ô tô Trung Quốc đăng ký tại Mexico, trong đó 18 nhà sản xuất xuất khẩu sang Mỹ. Theo Đạo luật giảm lạm phát năm 2022, xe điện lắp ráp tại Mexico cũng đủ điều kiện được hưởng khoản tín dụng thuế tiêu thụ đặc biệt của Hoa Kỳ lên tới 7.500 USD.

Về vấn đề này, các tổ chức công nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô của Canada và Liên đoàn Công nhân Ô tô Thống nhất đã nhắc nhở rằng, việc Bắc Kinh tăng cường đầu tư vào Mexico để lách việc thực thi các chính sách thương mại của Mỹ là điều “đáng lo ngại”.

Nhà bình luận Tần Bằng chỉ ra rằng, điều này cũng đã tạo ra một đối thủ cạnh tranh toàn cầu mạnh mẽ cho Tesla. BYD gần đây đã vượt qua Tesla để trở thành nhà sản xuất ô tô điện bán chạy nhất thế giới, phần lớn nhờ vào dòng sản phẩm giá cả phải chăng. Là bộ phận quan trọng nhất trong chuỗi công nghiệp xe điện, các công ty pin CATL và BYD của Trung Quốc cũng đã được Tesla hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp, và ở một khía cạnh nào đó đã vượt qua Tesla. Vì vậy, Trung Nam Hải đang chơi một ván lớn.

Tuy nhiên, theo chuyên gia Tần Bằng, điều này không có nghĩa là ĐCSTQ có thể thành công thoát khỏi số phận suy tàn và hủy diệt. Bởi vì, các phương tiện sử dụng năng lượng mới không thể cứu được nền kinh tế Trung Quốc, chúng cũng không thể cứu được ĐCSTQ.

Lý do rất đơn giản, một mặt, lệnh cấm quốc tế là do phương tiện năng lượng mới và các sản phẩm khác của Trung Quốc đe dọa an ninh của các nước khác, và đang bị bán phá giá với số lượng lớn.

Mặt khác, trong khi tiến hành bán phá giá quy mô lớn, tham vọng của ĐCSTQ cũng rất rõ ràng. Họ rất háo hức khám phá Biển Đông và eo biển Đài Loan, ủng hộ hành động xâm lược của Nga ở Ukraina và ủng hộ Hamas, Iran và các thế lực trục tà ác khác.

Việc xâm nhập liên tục vào Internet toàn cầu buộc phương Tây phải tăng cường các hạn chế đối với công nghệ tiên tiến và trấn áp tài chính và thương mại. Xu hướng này chắc chắn không phải là điều mà Trung Nam Hải có thể làm được, bằng cách thu hút, lôi kéo Tesla và phát triển một ngành công nghiệp chỉ bằng thủ thuật nhỏ này.

Vì vậy, theo chuyên gia Tần Bằng, ĐCSTQ đang phải đối mặt với một thất bại chưa từng có mà không một cá nhân nào có thể chống cự được, và tình thế đang ngày càng xấu đi.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới