Mỗi khi nhắc tới giai đoạn 10 năm căng thẳng trên biên giới Việt – Trung (1979-1988), người ta thường hay gắn nó với những cụm từ như “lò vôi thế kỷ” hay “thao trường luyện binh khổng lồ”, ý nói tới việc biên giới Việt – Trung đã trở thành lò luyện binh cho những chính sách cải cách quân sự của Đặng Tiểu Bình. Nhưng có bao giờ các bạn tự hỏi rằng, những cải cách đó về sau này có thành công hay không và chúng đã đi về đâu?
Tài liệu của bài viết này được lấy từ báo cáo của tướng Lưu Á Châu, con rể của Chủ tịch nước Trung Quốc thời điểm đó là Lý Tiên Niệm. Khi đó ông là Phó Chính ủy Không quân Trung Quốc, đã gửi cho Phó Bí thư Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Dương Thượng Côn vào năm 1987. Tài liệu này về sau được phía Trung Quốc giải mật vào năm 2009 và được chép trong cuốn sách “Lưu Á Châu Chiến Lược Văn Tập” do tác giả Biên Quân, Phó Chủ nhiệm Học viện Công trình Pháo binh số 2 của Trung Quốc xuất bản.
Trường kỳ xa luân chiến
Đầu tiên để đánh giá về một kế hoạch hay một cuộc chiến có thành công hay không, phải dựa vào mục đích của nó để xem có đạt được hay không, mà đạt được thì là bao nhiêu phần trăm. Từ đó mới có những đánh giá khách quan về một sự việc. Giữa những năm 1970, với sự giúp đỡ của Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình đã loại bỏ được bè lũ “Bốn Tên” và quan trọng nhất là đối thủ chính trị Hoa Quốc Phòng. Ông ta đã nắm được toàn bộ quyền lực của Trung Hoa rộng lớn. Thế nhưng, cái mà Đặng Tiểu Bình có được chỉ là một nền kinh tế yếu kém, lạc hậu và một quân đội của những năm 1940 – 1950.
Chính vì vậy, công việc của Đặng là vực dậy mọi thứ từ đống tro tàn. Để làm được điều này, ông ta cần có một cái cớ để thuyết phục toàn bộ các tướng lĩnh đồng ý với mình, thế là cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979 được phát động. Tuy đây không phải là lý do duy nhất trong cuộc chiến này, thế nhưng nó vẫn chính là cái cớ hoàn hảo để Đặng cải cách lại quân đội. Cuộc chiến này đã bộc lộ rõ những vấn đề mà quân đội Trung Quốc gặp phải khi đó.
Thứ nhất, đó là chiến thuật quá lạc hậu, phương pháp tác chiến thì vẫn không khác nhiều cách thức của thập niên 50 thế kỷ 20, thời kỳ chiến tranh Triều Tiên. Quân Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào chiến thuật “biển người” với số lượng lớn, chấp nhận thương vong lớn để mà tiến lên. Trong trận đèo Khau Chìa và trận pháo đài Đồng Đăng, Trung Quốc đã phải dùng tới lực lượng của 3 – 5 sư đoàn chỉ để đánh bật lực lượng từ một tới hai tiểu đoàn của Việt Nam ra khỏi các chốt phòng ngự. Đó là còn chưa kể dù có quân số đông gấp cả chục lần, thế nhưng đều phải mất từ một tới hai tuần để làm được những điều đó. Thậm chí, ngay cả lý luận sử dụng bộ binh cũng kém xa Việt Nam. Binh sĩ Trung Quốc trong trận chiến này chỉ biết có chỉ huy của mình, nếu chỉ huy hy sinh quân phục không có phù hiệu quân hàm. Họ không chấp nhận người mới đến chỉ huy thay, cho nên đơn vị dễ dẫn tới tình trạng hỗn loạn.
Thứ hai, đó là trang bị quá yếu kém, vũ khí trang bị lạc hậu, năng lực tác chiến tổng hợp không mạnh. Chất lượng xe tăng của quân Trung Quốc thì lại rất thấp, nên rất dễ bị quân đội Việt Nam tiêu diệt. Tướng Trương Chấn, Chủ nhiệm Tổng bộ Hậu Cần Trung Quốc nhớ lại rằng, vấn đề tồi tệ nhất gặp phải trong giai đoạn Trung Quốc chuẩn bị chiến đấu là tình trạng thiếu đạn dược và chất lượng đạn dược kém. Kiểm tra ban đầu cho thấy rằng không ít đạn pháo bị xịt và 1/3 số lựu đạn thì bị lép. Trong cuộc chiến này, trung bình mỗi ngày quân Trung Quốc tiêu thụ đạn dược và nhiên liệu là 700 tấn cho mỗi loại. Tính tổng cộng cả cuộc chiến, Trung Quốc đã sử dụng tới 1,06 triệu quả đạn pháo, 23,8 tấn đạn, 55 triệu viên đạn cá nhân và nhiều loại trang bị cá nhân khác.
Khác với một số lượng đáng kể các thiết bị quân sự Trung Quốc, bị thiếu kỹ sư bảo trì do thiếu xe vận tải và đường xá vô cùng kém, Trung Quốc đã phải huy động hàng chục vạn dân công. Thế nhưng, vẫn không vận chuyển kịp hàng hóa; hệ thống cung cấp thì luôn trong tình trạng quá tải, làm giảm đáng kể hiệu quả chiến đấu của binh lính và vũ khí trên chiến trường. Chỉ trong 4 ngày đầu của cuộc chiến này, toàn bộ số xe tăng của Trung Quốc đã bị vô hiệu hóa.
Theo tổng kết của Quân khu Côn Minh, Trung Quốc, trong 4 ngày đó, ít nhất là 490 trên 550 xe tăng của Trung Quốc đã bị bắn cháy, trong đó nhiều chiếc bị bắn cháy nhiều lần. Chính vì vậy, một cuộc cải tổ quân sự là điều vô cùng cần thiết ở thời điểm đó.
Vậy, làm sao để biết được hiệu quả cải cách tới đâu? Làm sao để biết được hướng đi hiệu quả nhất? Câu trả lời không gì khác ngoài một cuộc chiến tiếp theo, thế là chúng ta có trận Vị Xuyên, sau đó là những năm tháng chiến đấu giai đoạn ở cấp độ đại đội và tiểu đoàn. Ước tính đã có tới sáu quân đoàn của Trung Quốc chiến đấu luân phiên nhau trong vòng 5 năm tại đây, hay nói đúng hơn là khu vực này đã trở thành thao trường luyện binh khổng lồ phục vụ mưu đồ của Đặng Tiểu Bình.
Đặng Tiểu Bình từ rất sớm đã đề xuất chủ trương “Binh cốt tinh không cốt đông”. Chính vì thế, ông ta và Lý Tiên Niệm đã quyết định rằng sẽ cắt giảm quân số trong hội nghị quân sự, thay vào đó là đổi mới cách huấn luyện và nâng cao trình độ binh lính. Việc tổ chức chiến đấu luân phiên không những có thể kiểm nghiệm kinh nghiệm và tố chất của quân đội mà còn có thể làm phấn chấn tinh thần quân đội, đồng thời cũng giúp nâng cao ý thức phục tùng mệnh lệnh, từ đó thúc đẩy kế hoạch giảm quân, giảm thiểu các cản trở trong quá trình cải cách. Đặng Tiểu Bình gọi cái này là “trường kỳ xa luân chiến”, đó là vấn đề bắt đầu từ nội lực của Trung Quốc và ý đồ của Đặng Tiểu Bình. Vậy, sau 5 năm quân tới thao trường khổng lồ này, những cải cách này đã đi về đâu?
Những nỗ lực dở dang
Lưu Á Châu viết, quân binh thường phản ánh rằng, đây là một trận chiến trói buộc trên tay, không có tính chủ động, chứ chưa nói tới sự linh hoạt và bất ngờ. Phần lớn thủ đoạn tác chiến vẫn là của thập niên 40-50. Dù có thủ đoạn và trang bị hiện đại, cũng không phải là ở tiền tuyến, cái được giới thiệu là thí nghiệm phương thức tác chiến “bát cấp đồng đài”, quân binh phản ứng cũng không tốt. “Bát cấp đồng đài” tức là trước khi bạt điểm, tức là đánh chiếm điểm cao, tất cả từ thủ trưởng quân khu đến cấp nhỏ nhất là tổ trưởng chiến đấu sẽ tề tựu lại một nơi để bàn định cách đánh, mà nơi định đánh là một ngọn núi nhỏ, thời chiến tranh, cùng lắm dùng một đại đội tấn công là đủ, điều này có thể hiểu là chỉ cần tấn công một cứ điểm nhỏ, toàn bộ ban bệ từ thủ trưởng đến sĩ quan các cấp của quân Trung Quốc sẽ phải ngồi lại họp bàn với nhau nhưng phản ứng của họ không tốt.
Trong phần bình luận sau này, Lưu Á Châu còn nói rằng Lão Sơn vốn là một địa hình rừng rậm, các đơn vị pháo binh không dễ triển khai. Quân Việt Nam đã rút đại pháo đi, chỉ để lại vài khẩu pháo nhỏ, cứ ba người một đội, bắn vô cùng chuẩn xác, đánh xong thì lại chạy. Trong khi đó, quân Trung Quốc đông đúc, nên khi nào cũng gặp thương vong, từ góc độ luyện binh cũng rất bất ngờ khi đối diện với bộ binh kẻ địch mà không thể đánh lớn. Muốn triển khai pháo, còn phải xin ý kiến của cấp chỉ huy cao nhất, rồi lại thông qua nhiều cấp mới tới được đơn vị chiến đấu. Quân Việt Nam chỉ để lại vài đơn vị chiến đấu cầm cố, trong khi đó quân Trung Quốc lúc nhúc trên đồi, muốn di chuyển cũng khó. Quân binh phản ánh rằng đây là một cuộc chiến tranh trói buộc chân tay.
Về kinh tế, Trung Quốc không giống Hoa Kỳ, khi đánh Việt Nam, Hoa Kỳ là siêu cường số một thế giới, họ có thể huy động nguồn lực gần như vô hạn. Chúng ta có thể nhận thấy điều này qua những thống kê và kỷ lục vô tiền khoáng hậu của họ. Thế nhưng, Trung Quốc khi đó mới mở cửa và cải cách không lâu, nên kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn. Lưu Á Châu có viết rằng Lã Sơn, tuy quy mô không lớn, nhưng chiến phí lại nhiều. Bốn năm qua đã có sáu quân đoàn, trên mười sư đoàn từ các địa phương trong toàn quốc tới đây chiến đấu luân phiên. Đây là hoạt động điều động lớn, chỉ đứng sau các cuộc chiến kháng Mỹ, viện Triều. Theo báo cáo của Lưu Á Châu, với Dương Thượng Côn trong năm 1979, tổng số đạn tiêu hao của 600,000 quân Trung Quốc đánh Việt Nam chỉ là 7.700 tấn.
Thế nhưng, chỉ trong năm tháng từ 4/2 – 30/8/1984, Quân đoàn 14 của Trung Quốc đã bắn tới 8.000 tấn đạn pháo khi chiến dịch Lão Sơn diễn ra. Trung bình một tấn đạn pháo mới đổi được một lính Việt Nam. Để các bạn dễ hình dung, con số này khủng khiếp tới cỡ nào, một viên đạn pháo 130mm kiểu Tipe-91 phổ biến của Trung Quốc khi đó có trọng lượng khoảng 34 kg, tức là phải bắn ít nhất là hơn 30 viên đạn pháo mới hạ được một lính Việt Nam tại Lão Sơn. Không chỉ đạn pháo, chiến tranh còn cần nhiều hơn thế.
Báo cáo viết tiếp, từ năm 1984 cuộc tấn công Lão Sơn tới nay, cơ bản công thủ tương đương, ở vào trạng thái đối địch. Thế nhưng, so với đối phương, chúng ta, tức quân Trung Quốc, đã tiêu phí gấp nhiều lần. Tôi ở chiến khu, lúc cao điểm nhất, thấy tối đa có đến một vạn xe, mà đối phương lúc cấp bách nhất cũng mới điều động có 400 xe.
Ngày 12/7/1984, chống lại cuộc tấn công của cấp Sư đoàn của đối phương, chúng ta bắn ít nhất là 170 vạn viên đạn pháo, mà lúc đầu chỉ định bắn có 15 vạn phát. Đặc công của địch mang một ít khoai lang sấy mà có thể tiềm phục ba ngày ba đêm trong đất của ta, trong khi trinh sát của ta mang một túi lương khô giá tới 10 tệ. Thế nhưng, cả hai thứ trên đều không phải là nguy hiểm nhất mà Lưu Á Châu báo cáo rằng điều nguy hiểm nhất đó là nạn tham nhũng.
Chính vì chiến sự kéo dài, phải vận chuyển vũ khí, lương thực, xăng dầu nhiều, đã hình thành những đường dây tuồn hàng ra ngoài bán cho người dân sống quanh đó. Lưu Á Châu viết tiếp, những hiện tượng này đã tập trung nhiều nhất ở Phố Ninh Viễn. Nếu như anh mặc quân phục đi trên phố, bất ngờ sẽ có người dân hỏi anh có bán xăng dầu không. Người dân sau khi mua được xăng dầu trong tay của quân nhân lại đem bán với giá cao ở một dãy phố tại Ninh Viễn, xăng dầu đã trở thành một loại ‘chứng khoán giá cao’. Có người đùa rằng phố Ninh Viễn là một đặc khu. Còn có một lượng lớn tiền tiêu phí và những mục đích phi quân sự, do số người đến thăm Lão Sơn rất đông. Cho nên, bộ đội đóng trên ngọn chính núi Lão Sơn đã đại hưng thổ mộc, đem đỉnh núi cả tạo thành một hoa viên. Quan binh đã quen với việc gọi chính ngọn Lão Sơn là một công viên Lão Sơn.
Vấn đề tham nhũng đáng lo ngại là phải đưa tiền để có pháo bắn yểm trợ và thông tin tình báo đã ngày càng trở nên phổ biến. Quân đội Trung Quốc thời điểm đó còn có lưu truyền một câu chuyện đó là Trung đoàn 417 ở trận địa Lana, bên cạnh một trung đoàn của Quân đoàn 67. Hy vọng rằng họ sẽ chia sẻ tình hình kỹ càng, đặc biệt là mong họ cho biết các tình báo quan trọng như vị trí pháo binh của đối phương hay quy luật hoạt động của đặc công Việt Nam. Tuy nhiên, Trung đoàn của Quân đoàn 67 trả lời rằng sẽ cung cấp tin tình báo có thể, thế nhưng phải …đưa 5000 tệ. Thật là nực cười và khôi hài với cách mà quân Trung Quốc tác chiến.
Không những vậy, tác phong quân đội cũng xói mòn theo thời gian. Theo Lưu Á Châu, cuộc chiến năm 1979 và 10 năm căng thẳng biên giới không quy phục quảng đại tướng sĩ, mà còn mang tới sự nguy hại cho việc xây dựng tác phong bộ đội. Ông đã nêu ra ba vấn đề chính trong tác phong quân đội khi đó. Thứ nhất là chuyện kinh doanh ở chiến trường, đối với các đơn vị từ trung đoàn trở xuống làm kinh doanh chủ yếu là vận tải cho địa phương và sử dụng xăng dầu được cấp phát thời chiến.
Thứ hai là quan hệ giữa bộ đội với bộ đội rất căng thẳng, hiện tượng tranh công, đổ lỗi, chối tội rất phổ biến, thậm chí đã xảy ra trường hợp bộ binh muốn pháo binh yểm trợ thì phải trả tiền. Tùy vào mức độ mà giá sẽ dao động từ 5000 tới 15.000 nhân dân tệ.
Thứ ba là tình trạng tinh thần của một bộ phận quan binh khiến người ta vô cùng lo lắng, biểu hiện cụ thể trước hết là nạn uống rượu. Do tình trạng tham nhũng, thất thoát xăng dầu và quân nhu xảy ra liên tiếp, nên các quán ăn ở Vân Sơn mọc lên như nấm. Sau đó, do căng thẳng mà xin chuyển nghề rất nhiều. Trong báo cáo có viết từ năm 1984 – 1987, bất cứ bộ đội nào tham chiến hầu như cũng có bộ phận lớn cán bộ xin chuyển ngành khi vừa bắt đầu tác chiến tại Lão Sơn. Hiện tượng này ở cấp tiểu đoàn trở xuống, thế nhưng hiện tại cán bộ cấp trung đoàn trở lên cũng nhiều.
Trên đây là phần tóm tắt những đánh giá của Lưu Á Châu về quân đội Trung Quốc từ năm 1984 – 1987. Như vậy thì ta có thể thấy rằng cải cách quân đội của Đặng Tiểu Bình đã không đi theo đúng hướng mà ông ta tính toán khi chiến thuật và tinh thần của binh sĩ có dấu hiệu yếu đi chứ lại không mạnh lên.
Tuy nhiên, như đã nói, như vậy không có nghĩa là nó thất bại hoàn toàn. Việc gây chiến với Việt Nam đã tạo đà cho quan hệ Mỹ – Trung phát triển, giúp Trung Quốc nhập khẩu được rất nhiều vũ khí hệ phương Tây. Đó là còn chưa kể tới việc hàng chục ngàn học viên được cử sang Mỹ, Châu Âu học tập để tạo tiền đề cho cú bứt phá khoa học công nghệ sau này của họ.
T.P