Friday, January 10, 2025
Trang chủQuân sựMỹ bóp nghẹt TQ trên Biển Đông với 3 chiến lược chiến...

Mỹ bóp nghẹt TQ trên Biển Đông với 3 chiến lược chiến tranh

Khi các hành động phiên lưu của Trung Quốc trên Biển Đông làm bùng phát căng thẳng với các nước láng giềng, Bắc Kinh tăng cường sự hiện diện quân sự trên vùng nước Biển Đông và đe dọa tự do hàng hải. Động thái này có thể dẫn đến cuộc đối đầu quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc.

Hai chuỗi đảo chiến lược trên vùng nước Tây Thái Bình Dương

Hình thái một cuộc chiến tranh giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới sẽ thế nào? Cường độ, thời gian, và mục đích đạt được của cuộc chiến tranh ở châu Á phụ thuộc vào chiến lược chiến tranh mà cả hai thế lực quân sự hùng mạnh này đặt ra ngay trong thời điểm đang gia tăng căng thẳng.

Trong giai đoạn hiện này, với các cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân, chiến trang không giới hạn trong việc hai bên triển khai các lực lượng vũ trang, tiến hành các trận chiến tiêu diệt binh lực, sinh lực và nền kinh tế của kẻ thù. Đó chỉ có thể là giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến, khi các bên đã không còn giải pháp quân sự – địa chính trị nào khác để gây sức ép lên đối phương và hầu như cuộc chiến chỉ để giải quyết những mâu thuẫn không còn đường thoát cho ít nhất một bên xung đột.

Nói về chiến lược chiến tranh thuần túy trên chiến trường chỉ là một nửa vấn đề. Đặc biệt trong tình huống có nhiều khả năng dẫn đến sự leo thang xung đột và nỗ lực ngăn chặn chiến tranh mở rộng đòi hỏi sự nhất quán về chiến lược tiến hành chiến tranh của các bên tham gia.  

Khi tình hình vùng nước Biển Đông và Biển Hoa Đông tiếp tục nóng lên vì những hành động của mỗi bên, cuộc chiến đang diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có đấu tranh địa chính trị và triển khai lực lượng gây sức ép đe dọa một cuộc chiến tiềm năng.

Để giành được ưu thế chiến trường, các chiến lược gia Mỹ và Trung Quốc đã phân tích và đưa ra 3 đến 4 chiến lược cơ bản mà dựa theo đó, các bên tiến hành triển khai lực lượng, hình thành các thế trận tấn công, phòng thủ gây sức ép lên các lĩnh vực như kinh tế, địa chính trị và quân sự.

Những chiến lược cơ bản của Mỹ trong cuộc chiến là: “phong tỏa tầm xa”, “ngăn chặn hàng hải” và “tấn công chiều sâu”. Trong khi đó Trung Quốc đề ra các chiến lược đáp trả và đối phó với những nguy cơ đe dọa những “lợi ích cốt lõi” như : ‘phòng thủ vùng biển gần”,  “Thống trị quyền kiểm soát khu vực’, và “Phát triển ra đại dương”. Tất cả những điều khoản này là bản đồ. Bây giờ chúng ta phải làm cho họ chính xác hơn.

Chiến lược chiến tranh của Mỹ

Chiến lược chiến tranh “Phong tỏa tầm xa” của Mỹ được hiểu là: trong trường hợp gia tăng căng thẳng có thể dẫn đến cuộc xung đột đối đầu,thay vào việc đối đầu trực tiếp với lực lượng quân sự Trung Quốc, Mỹ sẽ sử dụng quyền kiểm soát eo biển Malacca để áp đặt lệnh phong tỏa hải quân. Áp lực lũy tích kinh tế gia tăng lên Trung Quốc sẽ rất gay gắt nhưng chậm và ổn định do đó hạn chế rất nhiều khả năng leo thang chiến tranh.

Ngăn chặn hàng hải là Chiến lược chiến tranh tấn công mang tính trừng phạt nhiều hơn là tìm cách ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các vùng biển châu Á. Khi phong tỏa hải quân Trung Quốc trong các vùng biển gần, Mỹ và đồng minh sẽ sử dụng các vùng biển ngoài chuỗi đảo đầu tiên cho giao thông và vận tải thương mai. Vùng biển cận biên của Trung Quốc sẽ trở thành một “chảo lửa”, vùng ngăn chặn khả năng hoạt động của kẻ thù do có thể tấn công tiêu diệt mọi loại phương tiện cơ động trên không, trên biển và dưới biển theo ý đồ tác chiến.

“Phòng thủ quần đảo” là một biến thể của chiến lượng ngăn chặn hàng hải dựa vào việc triển khai các lực lượng quân đội Mỹ trên các đảo ngoài khơi xa bờ biển Trung Quốc, hỗ trợ những hoạt động của lực lượng hải quân Mỹ ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các vùng biển châu Á.

Trong cả hai hình thái của chiến lược này, các biện phạt trừng phạt kinh tế sẽ cực kỳ nghiêm trọng những vẫn có khả năng hạn chế nguy cơ leo thang thành chiến tranh hạt nhân khi khả năng đánh trả của Trung Quốc không bị suy yếu.

Tấn công chiều sâu là Chiến lược chiến tranh tích cực nhất trong cuộc đối đầu tiềm năng với Trung Quốc, đang được các nhà hoạch định chiến lược Mỹ nghiên cứu phát triển. Chiến lược này được hình thành từ khái niệm chiến lược được phát triển trong những năm tám mươi của các nhà hoạch định Lầu Năm Góc, định hướng ngăn chặn một cuộc chiến tranh xâm lược của Liên Xô vào châu Âu trong điều kiện có cả hai đều có lực lượng răn đe hạt nhân lẫn nhau và Mỹ có ưu thế vượt trội độc quyền về các cuộc tấn công chính xác.

Chiến lược được biết đến như khái niệm tác chiến “không – bộ” (Air – Land) vào cuối thập niên tám mươi, chuyền hóa thành khái niệm tác chiến “không – hải” (Air – Sea) bảo vệ các vùng biển châu Á, đặc biệt là Đài Loan chống lại cuộc tân công xâm lược của Trung Quốc.

Chiến lược Tấn công chiều sâu được hiểu là khả năng tiến hành các đòn tấn công làm tê liệt khả năng của đối phương, ngăn chặn đối phương triển khai sức mạnh quân sự vốn có. Chiến lược tấn công còn được gọi là sự phá hủy các căn cứ hạ tầng quân sự, phương tiện chiến tranh chiến lược của Trung Quốc bằng “Hệ thống trinh sát tình báo – tấn công”. Mỹ sẽ tìm cách tiêu diệt các mục tiêu ở sâu trong lục địa Trung Quốc, nỗ lực để làm tê liệt mọi khả năng ngăn chặn, phòng thủ khu vực.

Các mục tiêu của Trung Quốc sẽ bao gồm các sở chỉ huy và hệ thống điều hành tác chiến, không quân và phòng không, phòng thủ vũ trụ, các cụm vũ khí trang bị chống vệ tinh, cơ sở hạ tầng hệ thống radar, các tổ hợp trinh sát, giám sát, tình báo và cảnh báo sớm, các phương tiện mang và phóng tên lửa.

Làm mù và điếc toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc của Trung Quốc, phá hủy khả năng phóng tên lửa đánh trả sẽ làm suy yếu khả năng phản kích của Trung Quốc. Bắc Kinh có thể sẽ phải đối mặt với một thực tế “sử dụng nó hoặc mất nó”. Tấn công chiều sâu như vậy sẽ đặt ra những rủi ro đáng kể về gia tăng xung đột và chiến tranh hủy diệt.

Một chiến lược chiến tranh Tấn công chiều sâu như vậy khó có thể diễn ra trong giai đoạn ngày nay do có những nguy cơ tổn thất rất cao và có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh không hạn chế giữa Trung Quốc và Mỹ cùng các đồng minh châu Á, điều này không phải là mong đợi của cả Bắc Kinh và Washington, nhưng cũng không có nghĩa là không thể đề cập tới trong tình huống “ngày tận thế”.

Chiến lược chiến tranh của Trung Quốc

Trước những chiến lược chiến tranh đang được Mỹ triển khai trên khu vực Tây Thái Bình Dương. Trung Quốc từ trước đó đã tiến hành những hoạt động mang tầm chiến lược mà Bắc Kinh đã vạch sẵn để đối phó với sự can thiệp của Mỹ. Mặc dù Mỹ sẽ lôi kéo các đồng minh trong khu vực vào tham gia chiến đấu, nhưng giới hạn đối thủ của Trung Quốc đơn giản hơn chỉ là Mỹ.

Chiến lược “Phòng thủ biển gần” của Trung Quốc là phương án ngăn chặn khả năng xâm nhập của Hải quân Mỹ vào vùng biển cận biên Trung Quốc. Những cuộc tấn công bằng tên lửa và không kích sẽ nhắm các mục tiêu là tất cả các phương tiện tác chiến trên không, trên biển và dưới đáy biển của Mỹ trong vùng biển cận biên Trung Quốc, cùng với sự xuất hiện của những đảo nhân tạo, PLA muốn đẩy xa hơn nữa tầm hoạt động của Hải quân Mỹ ra ngoài vùng tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk vào các mục tiêu trên bờ biển đại lục.

Trong chiến lược này, Trung Quốc sẽ không tấn công các căn cứ quân sự tại vùng biển châu Á bên ngoài các vùng biển gần, những căn cứ ở Nhật Bản, Philippines, và Guam của Mỹ. Sau đó PLA sẽ thiết lập một vành đai phòng thủ hải quân dọc theo “chuỗi đảo đầu tiên”. chiến lược quân sự này sẽ giúp Trung Quốc tránh không phải đối đầu với đòn phản công trong khu vực của các lực lượng quân sự Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, đồng thời hạn chế khả năng leo thang chiến tranh.

Chiến lược này Bắc Kinh đã triển khai thử nghiệm trên vùng nước Hoa Đông và hiện nay đang triển khai thực hiện trên vùng nước biển Đông với tên gọi của đô đốc Hải quân Mỹ “Trường thành cát”.

Một biến thể tích cực hơn của Chiến lược phòng thủ biển gần sẽ là cuộc tấn công mở rộng nhằm vào tất cả các phương tiện chiến tranh và các căn cứ quân sự của Mỹ ở phía tây Thái Bình Dương, trong khi vẫn duy trì vành đai hải quân PLA dọc theo “chuỗi đảo đầu tiên”.

Với một cỗ máy quân sự khổng lồ Mỹ, những đơn vị triển khai tại các khu vực này chỉ là một phần nhỏ sức mạnh, ngay cả khi đòn tấn công quy mô lớn và dữ dội vào vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương cũng sẽ không làm tê liệt nghiêm trọng khả năng tổ chức một chiến dịch phản công bằng vũ khí thông thường.

Tình huống này khiến cuộc chiến tranh dồn nén thời gian trở thành một cuộc chiến tranh không giới hạn, Mỹ sẽ tiến hành một chiến dịch quân sự kéo dài cho đến khi lấy lại vị thế của mình trong khu vực. Một cuộc tấn công quy mô lớn vào các phương tiện chiến tranh, căn cứ quân sự Mỹ ở Tây Thái Bình Dương do đó không thể là một tư duy nghiêm túc trong chiến lược Phòng thủ biển gần của Bắc Kinh. Các nguy cơ đe dọa của một cuộc tấn công quy mô lớn sẽ nghiêm trọng hơn nhiều khi đối mặt với chiến lược bảo vệ quần đảo của Mỹ.

Chiến lược Thống trị quyền khu vực của Trung Quốc được coi là chiến lược tấn công quy mô lớn vào tất cả các mục tiêu của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, bao gồm cả căn cứ quân sự Guam và căn cứ quân sự Nhật Bản; làm tê liệt khả năng của Mỹ trong tuyến phòng thủ khu vực ở chuỗi quần đảo thứ nhất.

Trung Quốc sau đó sẽ sử dụng lại chiến lược chiến tranh thế giới II của Nhật Bản trong việc thiết lập một vành đai phòng thủ hải quân dọc theo toàn bộ vùng nước phía tây Thái Bình Dương. Mỹ buộc phải tổ chức lại các tuyến đường vận tải tiếp vận và sử dụng các phương tiện tác chiến tầm xa để tấn công Trung Quốc.

Khi Trung Quốc thành công trong việc đánh bật lực lượng Mỹ ra khỏi châu Á, Bắc Kinh vẫn phải đối mặt với tuyến phong tỏa tầm xa. Trung Quốc sẽ mất khả năng tiếp cận các thị trường phương Tây và thị trường năng lượng vùng Vịnh. Chỉ có ba cách thoát khỏi ‘tiến thoái lưỡng nan Malacca “.

 Thứ nhất, gia tăng các hoạt động đầu tư khai thác tại thị trường châu Á cùng với một cuộc cách mạng nhiên liệu ở Trung Quốc để có thể giữ được sự ổn định của nền kinh tế trong cuộc phong tỏa tiềm năng.

Thứ hai, Trung Quốc có thể tiếp tục đầu tư tăng cường sức mạnh hải quân để giành ưu thế chiến trường trước Hải quân Mỹ trong cuộc chiến tiến ra đại dương.

Thứ ba, phối kết hợp xây dựng hành lang an toàn tiếp cận nguồn năng lượng của biển Caspian và phát triển các thị trường châu Á, có thể khiến cuộc phong tỏa của Mỹ giảm thiểu khả năng gây tổn thất nội bộ Trung Quốc.

Giả định rằng châu Á có khả năng  phát triển thành một thị trường lớn như ở châu Âu, “tiến thoái lưỡng nan Malacca” sẽ thúc đẩy tiến hành một chiến lược phát triển theo hướng tây, được đảm bảo an ninh bởi lực lượng bộ binh rất lớn của Trung Quốc. Bắc Kinh có thể tìm cách ngăn chặn quân đội Mỹ tiếp cận khu vực biển Caspian, đảm bảo khả năng tiếp cận an toàn đến nguồn năng lượng rất lớn trong khu vực.

Mỹ sẽ gặp khó khăn rất lớn để triển khai sức mạnh ở Trung Á, đặc biệt là khu vực này nằm xa bờ biển. Giải pháp tối ưu là Mỹ có thể sử dụng tên lửa hành trình tầm xa phá hủy các tuyến đường cung cấp tiếp vận của Trung Quốc. Nhưng các phương tiện mang tên lửa hành trình này phải được triển khai trên các căn cứ ở Trung Đông hoặc từ các căn cứ hải quân ở vùng Vịnh. Cả hai địa bàn này dễ bị lực lượng khống quân Trung Quốc tập kích tiêu diệt.

Trong khi tiếp cận với nguồn cung cấp năng lượng rất quan trọng cho nỗ lực tiến hành chiến tranh của Trung Quốc, hành lang năng lượng phía Tây được phát triển  gắn kết với vùng biển, khu vực chiến sự có nguy cơ diễn ra. Thay vì đóng vai trò thay thế, chiến lược phát triển giao thông, hạ tầng các công trình xã hội trên vùng đất phía tây được định hướng là hành lang năng lượng trên bộ của Trung Quốc.

Chiến lược Phát triển ra đại dương là chiến lược chiến tranh thích hợp cho bước phiên lưu quân sự Trung Quốc và mang lại rủi ro cao nhất. Trung Quốc sẽ tìm cơ hội đánh bại các lực lượng Mỹ đang hoạt động trên biển lớn. Mục tiêu tối thiểu của chiến lược chiến tranh này là để Trung Quốc thay thế Mỹ trở thành cường quốc hải quân thống trị hai đại dương Ấn Độ-Thái Bình Dương: từ Suez đến Hawaii.

Mở rộng hơn, Trung Quốc sẽ tìm giải pháp thay thế Mỹ, trở thành lực lượng thống trị hàng hải toàn cầu. Tư tưởng thống trị trở thành hiện thực khi Trung Quốc đã làm chủ được các vùng biển quốc tế trong cuộc chiến tranh đại dương.

Cuộc chiến trên vùng nước phía Tây Thái Bình Dương

Năm 1996, bùng phát khủng hoảng Đài Loan, Mỹ đe dọa tấn công Trung Quốc bằng việc điều động ba tàu sân bay đến eo biển Đài Loan, Trung Quốc nỗ lực xây dựng và phát triển những phương tiện, giải pháp mới trong một khải niệm tác chiến mà  Lầu Năm Góc gọi là chống xâm nhập, chống tiếp cận khu vực 2D/AD.

Tuyến chiến đấu và phòng thủ của Hải quân Trung Quốc và Hải quân Mỹ

 Trọng tâm của chiến lược này là tạo ra một hệ thống “Trinh sát –  Tấn công” cho phép Trung Quốc có thể đe dọa tiêu diệt lực lượng hải quân Mỹ nếu tiếp cận vùng nước mà Trung Quốc cho rằng là “sân nhà” của mình. Hai mươi năm nỗ lực mang kết quả đáng kể. Trung Quốc bây giờ đã có khả năng kiềm chế mọi phương tiện chiến tranh của Mỹ trên vùng nước phía tây Thái Bình Dương.

Trong khi Bắc Kinh tự tin cho rằng đã làm chủ được công nghệ vũ khí chính xác, PLA vẫn chưa phát triển đủ mạnh, khả năng hiệp đồng tác chiến quân binh chủng trên không và trên biển của Hải quân Trung Quốc vẫn còn đơn giản. Nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng cùng với chi tiêu ngân sách quân sự. Không có lý do để tin rằng Trung Quốc không tăng cường sức mạnh hải quân trong những thập kỷ tới.

Nếu chiến tranh xảy ra trong thập kỷ này, chiến lược Trung Quốc sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài chiến lược Phòng thủ biển gần. Hai chiến lượng tiếp theo có thể đặt ra nhưng đó là chiến lược bất khả thi. Đến năm 2030, sự tăng trưởng trong sức mạnh hải quân Trung Quốc phải đủ để thâu tóm khu vực như một lựa chọn có thể. Và phải vào giữa thế kỷ này, Trung Quốc mới có thể có điều kiện để nghiên cứu đến một chính sách thay thế Mỹ thống trị các đại dương Ấn Độ và Thái Bình Dương.

Mỹ là lực lượng quân sự mạnh nhất thể giới, cỗ máy chiến tranh khổng lồ có uy lực thống trị đại dương bằng vũ khí, phương tiện chiến tranh của mình. Trong những năm 2000, Tấn công chiều sâu là chiến lược chiến tranh khả thi đối với Mỹ. Sự gia tăng năng lực hệ thống Trinh sát – Tấn công của PLA cùng với sự không chắc chắn về số lượng và năng lực hạt nhân của Trung Quốc đã khiến chiến lược Tấn công chiều sâu không còn khả thi. Tại thời điểm hiện nay, phong tỏa hàng hải vẫn là một chiến lược chiến tranh tối ưu đối với Mỹ.

Mỹ đang có ưu thế sức mạnh và đồng minh để có thể ngăn chặn Trung Quốc tìm cách thay đổi hiện trạng khu vực trong tương lai gần. Khi Trung Quốc phát triển mạnh mẽ hơn, trong các lĩnh vực khác nhau liên quan đến quân sự, địa chính trị, có lẽ trong vòng một thập kỷ, phong tỏa hàng hải sẽ không còn khả thi với Mỹ. Và trong tương lai xa hơn, khoảng giữa thế kỷ, Mỹ sẽ mất khả năng triển khai một cuộc phong tỏa tầm xa.

Nếu tình huống này được hình thành, Trung Quốc có đủ sức mạnh tiến ra biển lớn Ấn Độ Dương, Thái Bình Dường và buộc Mỹ phải chấp nhận vị thế của mình đề chia sẻ lợi ích thương mai, vận chuyển hàng hóa trên các vùng nước toàn cầu. Có lẽ chính vì vậy mà trong chính sách “xoay trục”, Mỹ đã làm tất cả, bao gồm cả dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam để có thể kiềm chế Trung Quốc trên vùng nước biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới