Tuesday, January 7, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiXu hướng ủng hộ Tổng thống Nga Putin ở phương Tây

Xu hướng ủng hộ Tổng thống Nga Putin ở phương Tây

Từ khi nổ ra xung đột Nga – Ukraine, nước Nga đã vấp phải muôn vàn lệnh trừng phạt khắc nghiệt của phương Tây. Tuy nhiên, trải qua hơn 2 năm chiến sự, Nga đang đứng trước nhiều thuận lợi, bao gồm xu hướng ủng hộ chính quyền của Tổng thống Putin ngay trong lòng phương Tây.

Tổng thống Nga Putin (bìa phải) bắt tay với ông Trump trong một lần gặp gỡ trước đây, khi ông Trump giữ cương vị tổng thống Mỹ.


Cựu Tổng thống Mỹ Trump có thể không công khai nói rằng ông ủng hộ Tổng thống Nga Putin nhưng những động thái vừa qua của ông Trump đều rất có lợi cho Nga và Tổng thống Putin trong bối cảnh xung đột Ukraine.

Điểm tựa của Ukraine ở Bắc Mỹ không còn chắc nữa
Vào ngày 15/6/2024, ông Trump – ứng viên sáng giá cho vị trí người đứng đầu Nhà Trắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024, chỉ trích sự ủng hộ trên quy mô lớn mà Mỹ dành cho Ukraine lúc này. Ông nói, nếu tái đắc cử vào tháng 11 tới, ông sẽ lập tức “xử lý vấn đề đó”.

Trong cuộc vận động tranh cử ở thành phố Detroit (bang Michigan), trước những người ủng hộ, cựu Tổng thống Trump phê phán Tổng thống Ukraine Zelensky, và gọi ông Zelensky là “người bán hàng vĩ đại nhất mọi thời đại” vì đã hối thúc Mỹ ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga trong hơn 3 năm qua.

Cụ thể, ông Trump nói: “Mỗi lần ông Zelensky đến nước Mỹ chúng ta, ông ấy sẽ mang đi 60 tỷ USD. Ông ấy mới rời khỏi đây mấy ngày trước, mang thêm 60 tỷ USD, và giờ khi về tới nhà, ông ấy lại thông báo rằng ông ấy cần thêm 60 tỷ USD nữa… Chẳng có điểm kết thúc”.

Tiếp đó, ông Trump – ứng viên của đảng Cộng hòa cho cuộc bầu cử Mỹ sắp tới, nói: “Tôi sẽ giải quyết việc đó trước khi tiếp quản Nhà Trắng với tư cách tổng thống đắc cử”.

Các đồng minh phương Tây của Ukraine vừa nỗ lực đạt được sự viện trợ dài lâu cho Kiev do lo ngại kịch bản ông Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ và đảo ngược hoặc cắt giảm mạnh sự viện trợ của Mỹ cho Ukraine. Vào tuần trước, chính quyền Tổng thống Mỹ Biden đã mở rộng các bảo đảm an ninh dài hạn cho Ukraine. Cũng quãng thời gian đó, các nước thành viên NATO đã xúc tiến kế hoạch để khối liên minh này thay thế Mỹ điều phối viện trợ quân sự cho Ukraine – một động thái tính đến khả năng ông Trump sẽ tái đắc cử tổng thống Mỹ.

Ông Trump từng lập luận rằng chính sách của đương kim Tổng thống Mỹ Biden sẽ dẫn Mỹ tới một “cuộc chiến tranh thế giới thứ 3”, đồng thời hứa hẹn sẽ chấm dứt xung đột Ukraine chỉ “trong 24 tiếng đồng hồ” nếu ông đánh bại ông Biden trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Cũng nên nhớ thêm rằng ông Trump không chỉ có một mình – đằng sau ông là rất nhiều tập đoàn tư bản cũng như cử tri Mỹ.

Gió đảo chiều trong Liên minh châu Âu
Trong các cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu gần đây, cũng xuất hiện nhiều diễn biến có lợi cho chính quyền Tổng thống Nga Putin.

Tại Đức, đảng Con đường cho nước Đức (AfD) và đảng Bündnis Sahra Wagenknecht dân túy đều từ chối dự buổi phát biểu của Tổng thống Ukraine Zelensky tại Quốc hội Đức vào ngày 11/6. Hai đảng này cũng phản đối viện trợ quân sự cho Ukraine.

Đảng AfD (giành được 16% phiếu bầu để đánh bại đảng Dân chủ Xã hội) cho biết nhà lãnh đạo Ukraine “cần đàm phán để chấm dứt tình trạng chết chóc” ngay cả khi việc này đồng nghĩa với phía Ukraine mất lãnh thổ.

Tổng thống Putin được cho là đã gây được ảnh hưởng đáng kể với nhiều nhóm chính trị ở châu Âu thông qua nhiều phương pháp khác nhau.

Hiện nay, không chỉ phái hữu ở Đức có cảm tình với Nga, mà các chính đảng khác ở nhiều nước châu Âu (bao gồm Slovakia, Hungary, Romania, Bulgaria và Pháp) cũng bày tỏ thiện cảm với chính sách của Nga hiện nay. Tất cả những đảng này đều có kết quả tốt trong các cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu gần đây. Nhiều thủ lĩnh của các đảng đó, như ông Victor Orban của Hungary, công khai phản đối các lệnh trừng phạt áp lên nước Nga.

Không chỉ dừng lại ở thái độ phản đối, nhiều chính trị gia cánh hữu trong Nghị viện châu Âu cũng từ chối bỏ phiếu cho những chính sách trừng phạt nước Nga hoặc chỉ trích ông Putin.

Việc Nga chiến đấu cho một trật tự thế giới mới cũng thu hút các chính đảng nói trên. Những đảng này thường nói về các lực lượng “toàn cầu hóa” đe dọa chủ quyền quốc gia và bản sắc dân tộc. Các đảng này cũng ủng hộ góc nhìn của Tổng thống Putin về các giá trị gia đình truyền thống.

Người dân châu Âu muốn tránh đổ thêm dầu vào lửa
Nỗi lo sợ của các cử tri châu Âu về chiến tranh khu vực hoặc chiến tranh toàn cầu là hoàn toàn có cơ sở khi xung đột Ukraine có nguy cơ cao lan ra toàn châu Âu và nguy cơ ấy chưa bao giờ lớn đến như vậy.

Giới chuyên gia quân sự nói chung nhận định rằng Ukraine ngày càng đánh mất lợi thế trong xung đột vũ trang với Nga. Theo họ, Ukraine hiện không đủ binh sĩ để kéo dài chiến sự với Nga – một cuộc xung đột làm hao tổn đáng kể nhân lực của cả hai phía.

Phương Tây có cung cấp cho Ukraine một số tên lửa đạn đạo và hành trình tầm xa. Nhưng Nga có nhiều tên lửa tầm xa hơn những gì NATO có thể cung cấp cho Kiev. Đã vậy, Ukraine lại không có đủ hệ thống phòng không. Do vậy, giới chuyên gia dự đoán chiến lược của NATO hiện nay chỉ cốt nhằm gây tổn thất cho Nga chứ không thể giúp Ukraine lật ngược thế cờ.

Cử tri châu Âu hiểu rằng đàm phán ngừng bắn vào lúc này sẽ có lợi cho Ukraine nói riêng và châu Âu nói chung.

Về phần mình, Nga đã tỏ rõ quyết tâm chiến đấu đến cùng. Crimea là chủ đề cực kỳ nhạy cảm và Nga sẽ không nhượng bộ trong vấn đề này. Nga cũng đã điều cụm tàu chiến (bao gồm tàu ngầm hạt nhân và tàu hộ vệ mang được tên lửa hạt nhân) tới cảng Cuba sát nước Mỹ – một động thái được ngầm hiểu là tín hiệu về sự cương quyết của người Nga trước thái độ ủng hộ của chính quyền Tổng thống Biden dành cho Ukraine.

Cử tri châu Âu không muốn tiếp tục chịu đựng khủng hoảng kinh tế do xung đột Ukraine cũng như nguy cơ phải bước vào một “Thế chiến III” mang tính hủy diệt. Phong trào phản chiến có thể bùng nổ ở châu Âu bất cứ lúc nào, từ cả cánh tả, cánh hữu lẫn phái trung dung.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới