Saturday, November 23, 2024
Trang chủĐiểm tinMỹ dùng "đòn phép" gì hóa giải chiến lược chống tiếp cận...

Mỹ dùng “đòn phép” gì hóa giải chiến lược chống tiếp cận Trung Quốc

Trong giai đoạn hiện nay, khi Trung Quốc tiến hành bồi đắp các đảo nhân tạo và tăng cường sự hiện diện quân sự trên biển Hoa Đông và biển Đông, sử dụng chiến lược chống xâm nhập – ngăn chặn tiếp cận 2A/AD nhằm đẩy lùi lực lượng Hải quân Mỹ ra khỏi vùng nước chiến lược này.

Khu trục hạm tên lửa DDG – 109 lớp Arleigh Burke

Cùng với sự gia tăng căng thẳng trên biển Đông, hải quân Mỹ đang đối diện với một nguy cơ mới, khi một lực lượng Hải quân mạnh, có số lượng chiến hạm không thua kém gì nhiều so với Hải quân Mỹ, đang từng bước đe dọa đầy lùi sự hiện diện của Mỹ trên biển Đông, giải quyết dứt điểm “tiến thoái lưỡng nan Malacca” và định hướng tiến ra Ấn Độ Dương.

Chiến lược 2A/AD của Hải quân Trung Quốc dựa trên sức mạnh của kho tên lửa đạn đạo khổng lồ chống tàu D-21, D-31, các tên lửa hành trình tấn công tầm xa và các khu trục hạm phòng không trong biên chế các cụm tàu tấn công chủ lực, có khả năng đẩy lùi cả các cụm tàu sân bay tấn công chủ lực Mỹ ra khỏi vùng biển gần Trung Quốc, trước mắt có thể là Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Cách duy nhất để đi vào vùng chiến thuật 2A/AD là bẻ gãy được các nguy cơ đe dọa tấn công các tàu sân bay bằng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình. Việc thực hiện nhiệm vụ sống còn này được đặt lên vai hệ thống các khu trục hạm Arleigh Burke được trang hệ thống phòng không – phòng thủ tên lửa Aegis.Để đáp ứng nhiệm vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo – tên lửa hành trình từ xa.  Các khu trục hạm này được tăng cường và nâng cấp hệ thống Aegis Baseline 9 chiến thuật, bao gồm sự tích hợp của hệ thống phòng không và hệ thống phòng thủ tên lửa (IAMD), kết hợp hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo BMD 5,0, khả năng nâng cấp lên chuẩn (BMD 5.0CU) với Hệ thống kiểm soát hỏa lực và phòng không (Naval Integrated Fire Control-Counter Air – NIFC-CA ).


Khu trục hạm DDG – 51 Lớp Arleigh Burke

Hải quân Mỹ đang xây dựng và thử nghiệm một liên đoàn tàu khu trục lớp DDG – 51 Arleigh Burke nâng cấp được ứng dụng hàng loạt công nghệ thế hệ hiện đại, bao gồm khả năng phát hiện và tiêu diệt các tên lửa hành trình chống tàu đối phương trên phạm vi xa ngoài đường chân trời.

Theo một quan chức Hải quân phát biểu với trang Scout Warrior: Hệ thống kiểm soát hỏa lực mới, được gọi là Kiểm soát tích hợp hỏa lực Hải quân – Phòng không (Naval Integrated Fire Control – Counter Air), gọi tắt là NIFC-CA, gần đây đã được triển khai trên một tàu tuần dương của Hải quân Mỹ, là thành viên của Cụm tàu sân bay tấn công Theodore Roosevelt (Theodore Roosevelt  Carrier Strike Group) tại Vịnh Ả Rập.

Công nghệ tiên tiến này cho phép radar trên tàu có thể kết nối với một phương tiện bay mang các thiết bị trinh sát, bao gồm radar nhằm phát hiện tên lửa hành trình của đối phương đang tiếp cận từ ngoài đường chân trời, đeo bám và theo dõi. Trong điều kiện cần thiết, hệ thống sẽ phóng tên lửa SM-6 để đánh chặn và tiêu diệt các nguy cơ từ tên lửa hành trình,  vị quan chức hải quân Mỹ cho biết.

“NIFC-CA cung cấp khả năng mở rộng phạm vi tấn công của tên lửa đánh chặn đồng thời mở rộng phạm vi radar trên tàu bằng mạng lưới các radar trinh sát khác nhau trên các phương tiện mang khác nhau – trên biển và trên không liên kết lại với nhau thành một hệ thống thống nhất điều khiển hỏa lực”. Đại úy Mark Vandroff, chủ nhiệm chương trình DDG – 51, phát biểu với phóng viên của Scout Warrior trong một cuộc phỏng vấn.

NIFC-CA là một phần của chương trình nâng cấp công nghệ cao tổng thể tích hợp hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa, được triển khai lắp đặt trên các khu trục hạm hiện có trong biên chế và các chiến hạm mới DDG – 51, được định danh là Aegis Baseline 9, đại úy Vandroff giải thích.

Nền tảng cơ bản chính là hệ thống radar và máy tính của khu trục hạm được nâng cấp gọi là Radar Aegis – được thiết kế để có được khả năng phòng thủ chống lại các tên lửa đạn đạo bay từ không gian cũng như các tên lửa đạn đạo tầm gần, đồng thời có được khả năng đánh chặn các tên lửa hành trình chống tàu..

“Tích hợp hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa cung cấp khả năng phòng thủ chống lại các tên lửa đạn đạo trong không gian, đồng thời có thể thực hiện các nhiệm vụ phòng không, đánh chặn các nguy cơ tấn cống đến từ không trung đe dọa lực lượng hải quân và lực lượng liên quân gần biển,” Vandroff  cho biết.

Hệ thống NIFC-CA đã đánh chặn thành công một tên lửa mục tiêu từ ngoài đường chân trời trong cuộc thử nghiệm năm 2015 trên khu trục hạm USS John Paul Jones.

Các quan chức cao cấp Hải quân cho biết: Công nghệ NIFC-CA có thể, trong khái niệm tác chiến không –  hải, được sử dụng trong các hình thái chiến thuật cả phòng thủ và tấn công.

Có được khả năng này có thể là kết quả của ảnh hưởng từ những cuộc thảo luận về một thuật ngữ Lầu Năm Góc thường dùng là Chống xâm nhập/ngăn chặn tiếp cận (Anti-Acces/Area-Denial – 2A/AD) , thuật ngữ này xuất phát từ các hình thái tác chiến cấp chiến lược của Hải quân Trung Quốc,  trong đó PLA có thể sử dụng vũ khí tầm xa đe dọa sức mạnh quân sự của Mỹ và ngăn chặn các hạm tàu hoạt động trong khu vực nhất định – ví dụ như khu vực đặc quyền kinh tế EEZ hoặc các vùng nước gần quần đảo, đảo.  Hệ thống NIFC-CA cho phép chiến hạm nổi, có thể hoạt động hiệu quả gần bờ biển của kẻ thù tiềm năng mà không bị đe dọa bởi tên lửa tầm xa.

Ứng dụng phòng thủ của hệ thống NIFC-CA chủ yếu là phát hiện sớm và đánh chặn hiệu quả các tên lửa chống tàu của đối phương, đang tiếp cận mục tiêu cần bảo vệ. Ứng dụng tấn công của hệ thống có phạm vi rộng, bao gồm khả năng phát hiện và tấn công tiêu diệt các mục tiêu quan trọng từ khoảng cách xa hơn so với tính năng kỹ chiến thuật của các công nghệ trước có thể. Khả năng này rất phù hợp với phương thức tấn công chiến lược “hỏa lực tập trung, hóa khí phân tán ” mà Hải quân Mỹ đang phát triển, trong đó các chiến hạm nổi đang ngày càng được trang bị những vũ khí mới hiện đại hơn hoặc nâng cấp các vũ khí trang bị có trong biên chế.

Chiến lược Hải quân mới được phát triển khi Lầu Năm Góc nhận thức được, Hải quân Mỹ không còn có được sự thống trị trên biển lớn mà không bị bất cứ một thách thức nào như nó đã có được trong suốt thời kỳ chiến tranh Lạnh.

Trong những năm sau sự sụp đổ của Liên Xô trước đây, Hải quân Mỹ chuyển trọng tâm từ khả năng tiến hành các cuộc chiến hải dương chống lại một đối thủ ngang tầm sang tập trung vào những nhiệm vụ khác hơn như chống khủng bố, chống cướp biển, đối ngoại hải quân, truy tìm và thu giữ các hoạt động buôn lậu quốc tế, hỗ trợ hải quan, viết tắt là VBSS và các hoạt động kỹ thuật hàng hải.

Gần đây, cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Hải quân Trung Quốc, những động thái của lực lượng hải quân lớn mạnh này đang làm nóng lên vùng nước Tây Thái Bình Dương và có thể vươn rộng ra Ấn Độ Dương, Hải quân Mỹ một lần nữa chuyển trọng tâm chiến lược nhằm đối phó với những đối thủ ngang tầm. Bộ Hải quân bắt đầu quan tâm đến các loại vũ khí nhằm nâng cấp và đổi mới vũ khí trang bị của hạm đội các tàu khu trục, tàu tuần dương và tàu Littoral Combat.

Những hoạt động nâng cấp và hiện đại hóa khu trục hạm lớp tàu Arleigh Burke- có thể được xem là một phần của chương trình chiến lược quy mô lớn này.

Chiếc khu trục hạm đầu tiên lớp DDG – 51 được nâng cấp công nghệ Baseline 9 là khu trục hạm USS John Finn hoặc DDG – 113, hiện đang các hoạt động tác chiến thử nghiệm được gọi là “light off”,  các bài chiến đấu thử nghiệm đầu tiên, đảm bảo các tổ hợp và hệ thống hoạt động đồng bộ, có liên kết ổn định thông qua mạng truyền thông  để chuẩn bị cho các thử nghiệm với vũ khí, trước khi bắt đầu tiến trình thử nghiệm thực tế triển khai và khai thác sử dụng trong các đơn vị chiến đấu.

Trong cùng thời gian này, khu trục hạm lớp Arleigh Burke đầu tiên, còn gọi là USS Arleigh Burke hoặc DDG – 51, hiện đang được hiện đại hóa với những nâng cấp về công nghệ tiên tiến, đại úy Vandroff giải thích.

“Khả năng tương tự đang được trang bị cho các hạm tàu được sản xuất trước đó với yêu cầu then chốt cho khu trục hạm là khả năng Aegis. Chương trình nâng cấp này liên quan đến các nhiệm vụ nâng cấp mở rộng tính năng kỹ chiến thuật cho các hệ thống tác chiến với các thiết bị mới được chuyển giao. giao diện hệ thống điều khiển mới, hệ thống máy tính mới, cáp mới, hệ thống phân phối chia sẻ dữ liệu chiến thuật mới cũng đang được lắp cho khu trục hạm DDG – 51 cùng một lúc với việc triển khai lắp đặt hệ thống và trang bị này trên khu trục hạm DDG – 113, “theo lời Vandroff phát biểu.

Có 7 khu trục hạm Flight II A DDG – 51 lớp Arleigh Burke hiện đang được thiết kế và biên chế trang thiết bị hiện đại hơn. Các chiến hạm DDG – 113, DDG – 114, DDG – 117 và DDG – 119 đang được nâng cấp tại cơ sở đóng tàu Huntington Ingalls Industries ở Pascagoula, bang Mississippi và DDG – 115, DDG – 116, DDG – 118 đang được tái trang bị tại xưởng đóng tàu Bath Iron Works ở Bath, Maine.

Các tàu khu trục mới như  USS John Finn và những  khu trục hạm khác sẽ đóng, được nâng cấp lên chuẩn Aegis Baseline 9, trong đó bao gồm lắp đặt và triển khai hệ thống  NIFC-CA và những trang thiết bị thuộc thế hệ công nghệ tương thích khác. Ví dụ, Baseline 9 có chứa hệ thống máy tính nâng cấp với các phần mềm thành phần và bộ vi xử lý thế hệ mới, một sĩ quan quân sự Hải quân nhận xét.

Ngoài ra, một số khu trục hạm mới lớp Arleigh Burke trong tương lai như DDG – 116 và những chiến hạm đóng tiếp theo sẽ nhận được các công nghệ tác chiến điện tử mới và hệ thống lưu trữ dữ liệu đa kênh chiến thuật, trong đó ngoài những hoạt động đã nêu còn có những nội hàm khác như điều khiển động cơ chiến hạm và máy nén khí, đại úy Vandroff cho biết.

Kế hoạch hiện nay của Hải quân Mỹ là đóng khoảng 11 khu trục hạm Flight II A và sau đó chuyển sang đóng mới các khu trục hạm Flight III lớp Arleigh Burke với hệ thống radar mới, có công suất lớn hơn nhiều lần.

Đại úy Vandroff cho biết hệ thống radar mới, được gọi là SPY-6, có công suất mạnh hơn so với radar các khu trục hạm hiện nay đến 35 lần.

Với hệ thống tích hợp phòng không và phòng thủ tên lửa công nghệ tác chiến tầm xa này, Hải quân Mỹ hy vọng giành được thế chủ động và đột phá được tuyến chống xâm nhập/ngăn chặn tiếp xúc 2A/AD của Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới