Saturday, October 5, 2024
Trang chủĐiểm tinBelarus gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) của Nga...

Belarus gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) của Nga và TQ

Ngày 4-7, Belarus đã chính thức gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Đây được xem là liên minh đối trọng phương Tây của Nga và Trung Quốc.

Ngày 4-7, Belarus chính thức gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và trở thành quốc gia thành viên thứ 10.

“Belarus đã hoàn thành tất cả các thủ tục cần thiết để trở thành thành viên SCO trong một thời gian ngắn”, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev phát biểu.

Tại ngày họp thứ hai của Hội nghị thượng đỉnh SCO, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng hoan nghênh Belarus trở thành thành viên của liên minh.

Hội nghị thượng đỉnh SCO diễn ra tại Astana, Kazakhstan trong hai ngày 3 và 4-7 với khẩu hiệu “Tăng cường đối thoại đa phương – theo đuổi hòa bình và phát triển bền vững”.

Hội nghị thượng đỉnh của SCO có sự tham dự của Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây là cuộc gặp thứ hai của lãnh đạo hai cường quốc hàng đầu trong năm nay.

SCO được thành lập vào năm 2001 tại Thượng Hải, với 6 thành viên ban đầu là Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Trung Quốc, Tajikistan và Uzbekistan. Ấn Độ và Pakistan gia nhập liên minh vào năm 2017, và Iran vừa được chấp thuận gia nhập vào tháng 7-2023.

Belarus là đối tác đối thoại của SCO vào năm 2010 và là quốc gia quan sát viên vào năm 2015.

Với sự gia nhập của Belarus, SCO sẽ có 10 quốc gia thành viên, đại diện cho hơn 40% dân số thế giới và khoảng 1/4 nền kinh tế toàn cầu.

Theo nhận định của Đài CNN, cùng lúc SCO phát triển về tầm nhìn quốc tế và sức ảnh hưởng về mặt kinh tế, tổ chức này đang cũng mở rộng tham vọng địa chính trị.

“Không giống như Iran, việc Belarus gia nhập không mang lại nhiều sự hợp tác an ninh và kinh tế. Đó là lý do tại sao tôi cho rằng điều này giống một động thái chính trị hơn”, bà Eva Seiwert, chuyên gia về chính sách đối ngoại của Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator (MERICS) ở Berlin (Đức), nhận xét.i của Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator (MERICS) ở Berlin (Đức), nhận xét.

RELATED ARTICLES

Tin mới