Saturday, January 11, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiTQ có dám rút khỏi UNCLOS

TQ có dám rút khỏi UNCLOS

Bộ ngoại giao Trung Quốc gián tiếp bác bỏ thông tin nước này dọa rút khỏi Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 nếu thua vụ kiện biển Đông trước Philippines.

Một cuộc biểu tình của người dân Philippines vào tháng 6/2015 để phản đối các hành vi bành trướng của Trung Quốc ở biển Đông. (Ảnh: Getty Images)

Bộ ngoại giao Trung Quốc lên tiếng

Đáp lại thông tin ban đầu từ hãng tin Nhật Bản Kyodo News rằng Trung Quốc có thể rút khỏi UNCLOS nếu phán quyết sắp tới của Tòa trọng tài thường trực (PCA) “đi ngược lại nền tảng vị thế” của nước này, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 21/6 cáo buộc:

“Chúng tôi chú ý thấy gần đây có một số tin tức và tin đồn đều xuất phát từ báo chí Nhật Bản, không rõ nguồn gốc và mục đích đích của họ là gì?”

Không trực tiếp nhắc đến việc “rút khỏi UNCLOS”, nhưng bà Hoa tái khẳng định cam kết của Bắc Kinh trong khi chỉ trích gay gắt Philippines.

Bà Hoa nói: “Philippines đơn phương tiến hành vụ kiện biển Đông là làm dụng trình tự của UNCLOS, vi phạm luật pháp quốc tế, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và thỏa thuận song phương đã đạt được.

Trung Quốc kiên quyết không chấp nhận, không tham dự vụ kiện này chính là hành động bảo vệ luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS.

Chúng tôi luôn kiên trì với lập trường UNCLOS cần được áp dụng và giải thích một cách thiện chí, toàn diện và hoàn chỉnh. Điều này có lợi cho việc gìn giữ trật tự luật pháp trên biển quốc tế, phù hợp lợi ích tổng thể của quốc tế.”

TQ lên tiếng về tin dọa rút khỏi UNCLOS nếu thua vụ kiện biển Đông - Ảnh 1.

Bà Hoa Xuân Oánh tại cuộc họp báo ngày 21/6. (Ảnh: BNGTQ)

Báo đảng TQ: Nguy cơ bị “kiện tập thể” nếu rút khỏi UNCLOS

Nhân dân Nhật báo phiên bản quốc tế, ngày 21/6 đăng tải bài xã luận cho rằng việc truyền thông đưa ra vấn đề “Trung Quốc rút khỏi UNCLOS” là một cách gài bẫy để “dụ người phát ngôn Bộ ngoại giao phải đưa ra đáp án có hoặc không”.

Theo tờ này, việc Trung Quốc có rút hay không “là quyết định riêng của Trung Quốc, không có nghĩa vụ phải nói cho toàn thể xã hội quốc tế”.

Đồng thời, tờ báo đảng Trung Quốc nêu ra hai luận điểm, tuyên bố không khó để nhận ra Bắc Kinh có cần phải rút khỏi Công ước 1982 hay không.

Thứ nhất, Kyodo News đã đánh giá quá cao ảnh hưởng của vụ kiện biển Đông ở PCA đối với Trung Quốc.

Nhân dân Nhật báo cho rằng, với “hơn 40 nước ủng hộ phương án giải quyết tranh chấp biển Đông của Trung Quốc cũng như rất nhiều nước không tán thành giải pháp trọng tài”, thì phán quyết của PCA bất kể là thế nào cũng bị giảm đáng kể tầm ảnh hưởng.

“Sức cưỡng chế của trọng tài rất có hạn, và khi xa rời khỏi sự đồng thuận của hai nước liên quan thì cũng không thay đổi được gì, chưa kể Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định không chấp nhận, không tham dự, không thừa nhận và không chấp hành phán quyết vụ kiện biển Đông.

Đối với Trung Quốc, dù kết quả thế nào thì tình hình khu vực vẫn trong tầm kiểm soát.

Thử hỏi một chút ‘sóng gió’ như thế có khiến Trung Quốc cần phải rút khỏi Công ước hay không?” bài xã luận có đoạn.

Thứ hai, rút khỏi UNCLOS vào thời điểm hiện tại “không giải quyết được bất cứ vấn đề gì”, “không phù hợp với lợi ích tổng thể trên biển của Bắc Kinh” – Nhân dân Nhật báo cho hay.

Trên thực tế, ngay cả khi Bắc Kinh đệ đơn xin rút và được phê chuẩn thì quyết định chỉ có hiệu lực chính thức sau 1 năm, trong khi phản ứng này của Trung Quốc cũng không thay đổi được ảnh hưởng đến từ vụ kiện do Philippines làm nguyên đơn.

Thậm chí, nếu “manh động”, Bắc Kinh còn gặp nguy cơ rước thêm nhiều rắc rối khi các quốc gia khác trong khu vực tính đến khả năng tận dụng 1 năm này để “kiện tập thể” Trung Quốc ra PCA.

Ngoài ra, theo Nhân dân Nhật báo, Trung Quốc là thành viên trọng yếu của UNCLOS và việc rút lui đồng nghĩa với đánh mất cơ hội tham gia thiết lập trật tự trên biển trong nội bộ các nước thành viên, một mục tiêu giá trị đối với nước này.

RELATED ARTICLES

Tin mới