Friday, December 20, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ đang suy yếu năng lực quốc phòng

Mỹ đang suy yếu năng lực quốc phòng

Lầu Năm Góc của ông Biden đã đệ trình yêu cầu ngân sách cho Năm Tài chính 2025. Nếu được thực hiện như đã viết, yêu cầu này sẽ thu hẹp lực lượng vũ trang Hoa Kỳ vào thời điểm mà những mối nguy hiểm nghiêm trọng đến từ Trung Quốc và Nga đang rình rập. Không chỉ thu hẹp lực lượng vũ trang Hoa Kỳ mà còn cắt giảm nhu cầu đối với các lực lượng vũ trang đang gia tăng xung quanh vùng biển Á – Âu. Nói tóm lại, mục đích và sức mạnh quốc gia của Hoa Kỳ đang đi theo quỹ đạo trái ngược nhau.

Một binh sĩ thuộc lữ đoàn cơ giới 47 Ukraine chuẩn bị vũ khí sẵn sàng chiến đấu ở miền Nam.

Năm ngoái, Quốc hội đã giới hạn chi tiêu quốc phòng ở mức 895 tỷ USD theo đạo luật Trách nhiệm Tài chính năm 2023. Con số đó là rất nhiều, song liệu nó có đủ hay không thì vẫn còn là điều đáng nghi ngờ. Tuy nhiên, để tuân thủ sắc lệnh của Quốc hội, Lầu Năm Góc đã nghiêm túc đệ trình yêu cầu ngân sách yêu cầu số tiền đó. Nếu được Quốc hội thông qua theo hình thức hiện tại, ngân sách đề xuất sẽ tăng tổng chi tiêu lên 0,9% về mặt tuyệt đối nhưng nó sẽ cắt giảm chi tiêu quốc phòng một khi được điều chỉnh theo lạm phát. Điều này, cộng với việc cắt giảm thực sự trong Dự luật phân bổ ngân sách năm 2024 vốn vẫn chưa được phê duyệt vào gần nửa năm tài chính.

Giới hạn chi tiêu sẽ được áp dụng trên tất cả các lĩnh vực chiến tranh, từ việc cắt giảm 18% mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35 cho đến chỉ đặt mua sáu tàu chiến trong khi cho nghỉ hưu tới 19 chiếc. Điều sau đã tạo ra một phương trình vi phân đặc biệt đáng kinh ngạc. Nó sẽ giảm bớt 13 tàu của hạm đội hải quân Hoa Kỳ vào thời điểm mà hải quân của quân đội Trung Quốc (PLA) đang ngày càng lớn mạnh và mạnh mẽ hơn.

Hạm đội hải quân PLA hiện có hơn 370 tàu trong khi hải quân Mỹ chỉ có 292 tàu chiến. Theo dự đoán của Lầu Năm Góc, Trung Quốc sẽ đạt 435 tàu vào năm 2030. Nhưng ngay cả những con số đáng kinh ngạc này cũng che giấu phạm vi thực sự của thách thức. Bất kỳ cuộc tranh chấp vũ trang nào có thể xảy ra ở Thái Bình Dương sẽ diễn ra trong tầm bắn của vũ khí quân đội Trung Quốc trên bờ. Theo nghĩa đó, lực lượng không quân và lực lượng tên lửa chiến lược của PLA cũng là lực lượng hải quân. Hỏa lực tên lửa và không quân trên đất liền có khả năng tác động đến một cuộc chiến trên biển sẽ thuộc về phía Trung Quốc trong cán cân lực lượng. Việc cắt giảm sức mạnh hải quân của Mỹ trong những trường hợp này thực sự là sẽ gây ra thảm họa.

Nếu Lầu Năm Góc không đảo ngược xu hướng, tức là cần phải tăng nguồn lực trước khi tăng cam kết, nước Mỹ sẽ đối diện với tình thế cực kỳ khó khăn trong chính sách và chiến lược đối ngoại. Chính quyền của Washington lúc này dường như đã quên một bài học lịch sử. Vào năm 1898, Hoa Kỳ đã thực hiện các cam kết địa chính trị khổng lồ sau chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha.

Nhưng vì hoàn toàn thiếu nguồn tài trợ, dẫn đến việc Hoa Kỳ dù giành được một đế chế đảo từ tay Tây Ban Nha nhưng mà cuộc chiến cũng đã bao vây Mỹ ở vùng biển Caribe, quần đảo Philippines, và trên các hòn đảo ở Thái Bình Dương như Guam. Mà đó là những vùng vốn rất có giá trị trong việc tiếp nhiên liệu và cung cấp cho các tàu hơi nước đi hoặc đến từ Đông Á. Lúc này, từ Bắc Mỹ đến Philippines có rất nhiều không gian địa lý cần bảo vệ. Đây là những vùng lãnh thổ có giá trị vô giá. Tuy nhiên, các chính quyền tổng thống và quốc hội Mỹ về sau đã tài trợ quá ít tàu chiến và lực lượng mặt đất để bảo vệ chúng.

Sự lơ là khiến quân đội Hoa Kỳ không được chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với sự trỗi dậy của đế quốc Nhật Bản, vốn đã hoành hành khắp Mãn Châu và Trung Quốc bắt đầu từ năm 1931, trước khi tấn công Trân Châu Cảng vào năm 1941 và cuối cùng tước đi những lợi ích mà Mỹ đạt được sau năm 1898 ở Thái Bình Dương. Đây là bài học vô cùng đắt giá mà chính quyền đương nhiệm Mỹ chắc chắn phải học đi học lại nhiều lần nếu không muốn mắc sai lầm nghiêm trọng. Họ đang quá chủ quan trước những đối thủ của mình. Điều này đẩy nước Mỹ vào tình thế vô cùng nguy hiểm. Không phải đối thủ của Hoa Kỳ quá mạnh, mà là chính Hoa Kỳ đang làm suy yếu mình từ bên trong.

Cho nên, một nhà lãnh đạo Hoa Kỳ thực sự thì họ có lẽ sẽ hiểu rằng phải gia tăng sức mạnh nội lực, tức là lấy lợi ích của đất nước Mỹ và người dân Mỹ làm giá trị cốt lõi, gia tăng sức mạnh cho quân đội Mỹ bằng lực lượng hùng hậu, vũ khí tối tân, kinh tế độc lập và vững chắc, xã hội bảo an tốt, giá trị phổ quát được khôi phục. Có như vậy, nước Mỹ mới thực sự vĩ đại trở lại và vị thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ mới có thể giữ vững.

Nhưng có vẻ như nước Mỹ dưới thời các tổng thống Dân chủ đã lạc đường hết năm này tới năm khác. Họ chọn ưu tiên chính sách đối ngoại, ưu tiên giải quyết vấn đề quốc tế và sẵn sàng huy động mọi nguồn lực trong nước để tài trợ cho chính sách hướng ngoại và bỏ hổng sân nhà. Rõ ràng, sai lầm chiến lược đang đưa nước Mỹ từng bước vào hố sâu. Đơn giản hóa vấn đề một chút, lấy ví dụ quốc gia trên một câu chuyện của gia đình, nếu gia đình đó không lo xây dựng tiềm lực kinh tế và tự chủ của mình mà lại toàn đi lo chuyện bao đồng thì chiến trường chưa yên, hậu phương đã cháy. Thực tế phũ phàng của ngày hôm nay là Hoa Kỳ không còn trong tư thế của một siêu cường quyền lực bắt đối phương làm theo ý muốn. Giờ đây, có mấy ai còn đoái hoài đến số phận của Afghanistan đã bị Mỹ bỏ rơi hồi năm 2021. Ukraina vẫn phải gồng mình chống trả quân Nga, nhưng chiến tranh Ukraina đang bị đẩy vào bóng tối, viện trợ của Washington cho Kiev đang mai một dần. Xung đột ở Gaza đang được thảo luận ráo riết nhưng ít ai đả động đến trường hợp những “cánh tay nối dài” của Iran đang lộng hành gây hỗn loạn ở Trung Đông. Cử tri Đài Loan đã bầu ra một vị tổng thống mới, nhưng nếu như Bắc Kinh không hài lòng với kết quả đó và quyết định phong tỏa hòn đảo này, Mỹ sẽ tính sao?

Bất kỳ một siêu cường nào trên thế giới đều có số phận lúc thăng lúc trầm. Đó cũng là chuyện không thể tránh khỏi bởi vì không có đế chế nào tồn tại vĩnh viễn được. Một lúc nào đó nó sẽ phải suy yếu, một lúc nào đó nó sẽ bị thách thức và một lúc nào đó nó cũng phải sụp đổ. Chỉ là liệu nó có sụp đổ trước hay là chứng kiến kẻ thù của mình mục ruỗng và sụp đổ hay không mà thôi. Giờ đây, khi chứng kiến ván cờ địa chính trị Mỹ – Nga – Trung, rất dễ đặt ra câu hỏi tương tự: đế chế nào sẽ sụp đổ trước?

Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ vừa qua đã phải công khai thừa nhận rằng hiện có hàng trăm thành viên khủng bố bí mật do Iran tài trợ hoặc chỉ đạo, cùng với Hamas, Hezbollah và các nhóm phiến quân tương tự đang hiện diện ở Hoa Kỳ. Chúng có thể thực hiện các cuộc tấn công chết người trên khắp đất nước này ngay khi Iran bật đèn xanh, theo các nhân chứng tại phiên điều trần ngày 25/10/2023 của Ủy ban An ninh Nội địa Hạ viện Mỹ cho hay. Được biết, Hoa Kỳ vốn là một trong số những quốc gia có chính sách khá hào hiệp với những người di cư đến từ nhiều sắc tộc và nhiều vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, đôi khi lòng tốt và sự trắc ẩn lại vẫn bị những kẻ đứng sau lưng các tổ chức bất hảo lợi dụng, họ len theo kẽ hở của chính sách nhập cư nhân đạo để cài cắm những mối đe dọa tiềm ẩn chết người trong chính nội tình nước Mỹ. Đặc biệt dưới thời tổng thống Joe Biden, tình trạng trên có vẻ càng lộn xộn hơn nữa.

Vậy nước Mỹ đang phải đối diện với những mối đe dọa và nguy cơ khủng bố như thế nào? Nước Mỹ sẽ đối phó với nó ra sao trước sự nguy hiểm của nhóm phiến quân Hồi giáo Iran và các phần tử khủng bố đến từ trong và ngoài nước? Lầu Năm Góc đã có những động thái gì?

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới