Sunday, November 24, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnHàng loạt thương hiệu tiêu dùng Mỹ gặp khó tại TQ

Hàng loạt thương hiệu tiêu dùng Mỹ gặp khó tại TQ

Tăng trưởng chậm hơn và cạnh tranh gia tăng trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng khiến cho các các công ty của Mỹ cảm thấy áp lực.

Nền kinh tế Trung Quốc – nơi có dân số gấp 4 lần dân số của Mỹ đã thu hút các tập đoàn đa quốc gia trong nhiều thập kỷ qua nhờ quy mô thị trường rộng lớn và tốc độ phát triển nhanh. Tuy nhiên, tăng trưởng chậm hơn và cạnh tranh gia tăng trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng khiến cho các doanh nghiệp, các công ty của Mỹ cảm thấy áp lực.

Chuỗi thức ăn nhanh McDonald’s từng tự hào chia sẻ rằng cứ mỗi 10 giờ, chuỗi sẽ mở một nhà hàng mới tại quốc gia tỷ dân trong năm 2023. Thế nhưng giờ đây sự tự tin đó đã không còn. McDonald’s cho biết, doanh số bán hàng cho phân khúc thị trường nhượng quyền quốc tế của họ đã giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước. Phân khúc này bao gồm cả Trung Quốc, nơi mà công ty cho biết doanh số đã giảm, nhưng không nêu rõ là giảm bao nhiêu.

Ông Christopher Kempczinskin – Chủ tịch kiêm CEO McDonald’s cho biết: “Tâm lý tiêu dùng tại Trung Quốc hiện khá yếu. Người dân thay đổi hành vi, họ săn khuyến mãi và mua ở nơi nào giá tốt nhất”.

Một số tập đoàn tiêu dùng lớn khác của Mỹ cũng có mức sụt giảm tương tự. Nhà sản xuất điện thoại iPhone Apple cũng báo cáo doanh số bán hàng tại Trung Quốc đại lục trong quý II vừa qua giảm 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Procter & Gamble cho biết, doanh số tại Trung Quốc trong quý kết thúc vào cuối tháng 6/2024 cũng giảm 9%.

Ông Suan Teck Kin – Giám đốc Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Tập đoàn UOB chia sẻ: “Thực tế là niềm tin của người tiêu dùng yếu sẽ dẫn đến nhu cầu cũng chẳng tăng nổi. Các doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc, hay ở đây là Mỹ sẽ khó bán được đồ”.

Ông Alex Muscatelli – Chuyên gia phân tích, Fitch Ratings nhận định: “Niềm tin của người tiêu dùng phán ánh qua các số liệu về doanh thu bán lẻ, khi mức tăng trưởng quanh mốc 2%. Tôi nghĩ phải cho đến khi có sự khởi sắc trong thị trường bất động sản, may ra niềm tin người tiêu dùng mới tích cực hơn được”.

Dù vậy, không phải tất cả thương hiệu hàng tiêu dùng đều gặp khó. Các hãng giày thể thao ghi nhận tăng trưởng tốt.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc mới đây đã cam kết các biện pháp kích thích cần thiết để đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm nay sẽ tập trung, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng nội địa, sau khi thông báo phân bổ 300 tỷ Nhân dân tệ (gần 42 tỷ USD) từ nguồn trái phiếu Chính phủ siêu dài hạn để tài trợ cho việc nâng cấp thiết bị và trao đổi sản phẩm tiêu dùng.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới