Monday, December 23, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiVụ Formosa: Kiện ra tòa hay thỏa thuận ngoài tòa?

Vụ Formosa: Kiện ra tòa hay thỏa thuận ngoài tòa?

Nếu nhìn đây chỉ là 1 cam kết của Formosa thì vấn đề là ai có thể khởi kiện Formosa?

Đường ống dẫn nước thải của Formosa.

Sau khi Chính phủ công bố nguyên nhân cá chết ngày 30/06, trong đó có đề cập đến thủ phạm là nhà máy Formosa Hà Tĩnh, nhiều nhà học thuật kinh tế lẫn luật gia đề nghị thực hiện tiến trình pháp lý để kiện công ty này ra tòa.

Deepwater Horizon và Formosa Hà Tĩnh

Một số ý kiến lấy trường hợp vụ tràn dầu ở Vịnh Mexico (Deepwater Horizon) hồi năm 2010 để làm một case study (ví dụ thực tiễn). Có một số điểm khá giống nhau giữa 2 vụ gây ô nhiễm môi trường này.

Xuất phát từ một sự cố kỹ thuật, giàn khoan dầu Deepwater Horizon của hãng dầu khí BP (Anh) bị phát nổ phía Tây Nam bờ biển Louisiana, Mỹ. Tai nạn này khiến giàn khoan bốc cháy và chìm, gây ra tràn dầu tại vùng Vịnh Mexico, ảnh hưởng nặng nề đến ngành ngư nghiệp và du lịch của các quốc gia chịu ảnh hường.

Cũng vậy, trong trả lời phỏng vấn báo chí, Bộ trưởng Tài Nguyên và Môi Trường, Trần Hồng Hà, cho biết trong quá trình vận hành thử tại Formosa Hà Tĩnh đã xảy ra sự cố chập điện, làm ảnh hưởng quá trình kích hoạt vi sinh ở khu xử lý nước thải.

Từ đó, chất thải bị đổ ra biển chưa qua xử lý, gây ra vụ cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung.

Vụ kiện BP từ đó kéo dài cho đến tháng 07-2015 thì BP mới đồng ý trả cho chính phủ Mỹ 18,7 tỷ USD và chi phí dọn dẹp và bồi thường đã lên đến 54 tỷ USD.

Tuy nhiên, đây là là những thỏa thuận dàn xếp ngoài tòa (settlement) chứ không phải là một phán quyết của tòa án. Tuy trước đó, sau hơn 5 năm điều tra, Bộ Tư pháp Mỹ cũng đã ra phán quyết yêu cầu BP phải trả 1 khoản tiền là 20,8 tỷ USD cho sự cố môi trường tại Vịnh Mexico.

Vụ kiện tràn dầu tại Vịnh Mexico đã mất hơn 5 năm để toàn bộ hệ thống pháp lý của chính phủ Mỹ vào cuộc chuẩn bị hồ sơ pháp lý cho vụ bồi thường được xem là vụ án môi trường lớn nhất lịch sử Mỹ này.

Hầu như những vụ kiện xuyên biên giới mang tính thương mại đa số đều được giải quyết ngoài tòa.

Một luật gia ngành công pháp quốc tế tại Việt Nam không muốn nêu tên trong bài viết này nhận định, lý do chính là do các thủ tục liên quan đến 1 vụ kiện có yếu tố quốc tế thường phải kéo dài và tốn nhiều tiền của. Do đó, luật sư hai bên đều tìm cách dàn xếp ngoài tòa sẽ đạt được hiệu quả hơn.

500 TRIỆU USD liệu đã phải là con số cuối cùng?

Quay lại vấn đề 500 triệu USD của Formosa cam kết bồi thường. Vấn đề đang được thảo luận và bàn tán nhiều nhất nằm ở việc con số này căn cứ vào đâu? Đây có phải là kết quả giải quyết ngoài tòa hay không?

Phải chăng ý kiến cho rằng cần có 1 vụ kiện chỉ để làm tiền đề cho việc thương thảo ngoài tòa với Formosa? Hay thật sự cần một vụ kiện để đòi bồi thường nhiều hơn con số 500 triệu USD?

Nếu nhìn công bố ngày 30/06 vừa qua là một thỏa thuận ngoài tư pháp của chính phủ Việt Nam và Formosa Hà Tĩnh thì rõ ràng không thể có một cơ quan nào thuộc chính phủ sẽ đứng ra khởi kiện Formosa, ví dụ Bộ Tư Pháp chẳng hạn.

Nếu có kiện thì phải là một tổ chức xã hội dân sự như Hội Nông dân chẳng hạn.

Nếu nhìn đây chỉ là 1 cam kết của Formosa thì vấn đề là ai sẽ khởi kiện Formosa? Con số 500 triệu USD chỉ là do phía Formosa đề nghị chứ chưa phải là con số đã chốt lại sau khi dàn xếp ngoài tư pháp.

Như đã nói, để khởi kiện một vụ án môi trường lớn như vậy, có khả năng cần tới vài năm mới đưa vụ kiện ra tòa được.

Ngay tại Mỹ, vụ kiện BP cũng cần đến 5 năm thu thập thiệt hại và căn cứ khoa học để đàm phán.

Liệu Việt Nam có đủ sức theo đuổi một vụ kiện dự đoán là sẽ kéo dài vài năm như vậy hay không? Hay chọn giải pháp settlement như các vụ kiện môi trường trên thế giới đã từng làm.

Trên Bloomberg ngày 30/06, ngay khi chính phủ công bố nguyên nhân cá chết, ông Fred Burke, thành viên của hãng luật Baker & McKenzie (Vietnam) nhận định, có thể Chính phủ Việt Nam muốn gửi một thông điệp đến các nhà đầu tư ngoại quốc tại Việt Nam rằng họ cần phải tôn trọng luật pháp và khi vi phạm họ sẽ bị chế tài.

Bài viết này không dựa trên các chuẩn mực đạo đức của người Việt hay của một dân tộc nào như “đánh kẻ chạy đi, chứ ai đánh người chạy lại”. Bài viết chỉ muốn nêu ra những lập luận hành xử mang tính hiệu quả và pháp định.

Việc có cho phép Formosa tiếp tục đầu tư tại Việt Nam hay không còn phải căn cứ các hợp đồng đã ký kết giữa đôi bên. Vì ngoài nhà đầu tư Đài Loan, Việt Nam còn hàng chục nhà đầu tư nước ngoài khác.

Có thể họ cũng đang theo dõi hành xử của không chỉ chính phủ mà cả thái độ của dư luận.

Các hoạt động tranh tụng hoặc chế tài giữa nhà đầu tư và bên được đầu tư đều cần phải dựa trên pháp lý của nước sở tại và các thông lệ quốc tế chứ không nên chỉ dựa vào những yêu cầu của những người mang tư tưởng dân túy (populist).

RELATED ARTICLES

Tin mới