Wednesday, January 8, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiTàu ngầm “quái vật” thế hệ 5 của Nga

Tàu ngầm “quái vật” thế hệ 5 của Nga

Tàu ngầm nguyên tử chiến lược thế hệ thứ năm, lớp Husky có thể được trang bị thêm tên lửa hành trình siêu thanh Tsircon, vốn đã từng mang đến cho người Mỹ một cú sốc nặng khi nó mới được trình làng.

Mô hình tàu ngầm Husky với ưu thế nhỏ, gọn, nhẹ và “vô hình” đối với đối phương

Chủ tịch Liên hiệp hội đoàn đóng tàu Nga, Aleksey Rakhmanov mới đây đã thông báo về việc khởi công chế tạo tàu ngầm nguyên tử chiến lược thế hệ thứ năm, lớp Husky. Mẫu đầu tiên của lớp tàu này sẽ ra mắt sau 2 năm nữa.

Hai phương án cho Husky

Tính năng đặc biệt của Husky là khả năng phối hợp thống nhất tối đa với các tàu ngầm khác. Theo giới quan sát quân sự Mỹ, nó rất giống với các phương pháp được sử dụng bởi người Mỹ. Mỹ đã phát triển một lớp tàu ngầm mới, Ohio, tận dụng tối đa các công nghệ từ lớp tàu đàn anh Virginia nhằm làm giảm đáng kể chi phí thiết kế, chế tạo.

Tuy nhiên, theo tác giả Dave Majumdar của tờ báo Mỹ The National Interest, các nhà thiết kế Nga có thể đã đi một bước xa hơn và phát triển hai phiên bản của lớp tàu ngầm mới Husky. Một phiên bản, tương tự như tàu ngầm của dự án Ash (Yasen), được thiết kế để chống ngầm và chống hạm, phiên bản kia – để tiêu diệt mục tiêu trên mặt đất. Để diệt mục tiêu trên đất liền, chỉ cần trang bị tên lửa đạn đạo. Có nhiều khả năng, loại tên lửa được chọn trang bị cho tàu ngầm Husky sẽ là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hạng siêu nặng Sarmat (nặng 100 tấn, tầm bắn 9.500 km, có thể mang 15 đơn vị đầu đạn đạt nhân mọi chức năng), hiện cũng đang được chế tạo và thử nghiệm.

Thật vậy, báo chí Nga đưa tin rằng Văn phòng thiết kế Malachite đang phát triển cùng lúc hai phiên bản của tàu ngầm Husky, về cơ bản vẫn dựa trên một mẫu thiết kế chung về thân tàu. Hai phiên bản chỉ có sự khác biệt về hệ thống vũ khí: một phương án tùy chọn chỉ có ngư lôi và các loại vũ khí chống ngầm, chống hạm, ở phương án thứ hai, tàu ngầm sẽ được trang bị tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo có thể tiêu diệt mục tiêu trên đất liền ở khoảng cách xấp xỉ 10.000 km.

Phiên bản đầu tiên có khả năng thay thế loạt tàu ngầm của các dự án 971 Pike-B, 945 Sierra và 671RTM Pike. Phiên bản thứ hai sẽ thay thế loạt tàu thuộc dự án PLARK 949A Antey. Phiên bản này của Husky có thể còn được trang bị thêm tên lửa hành trình siêu thanh Tsircon, vốn đã từng mang đến cho người Mỹ một cú sốc nặng khi nó mới được trình làng.

tin nhap 20160714152112

Mô phỏng hoạt động của Husky trên biển

Tiếp theo, tác giả Mỹ Dave Majumdar dự đoán rằng điểm khởi đầu của dự án Husky sẽ dựa trên cơ sở các yếu tố kỹ thuật của tàu ngầm thuộc các đựa án 885M Ash và Borey, nhưng các tàu ngầm thế hệ mới sẽ nhỏ hơn và rẻ hơn so với những loại tàu đàn anh thời Xô viết.Lựa chọn những gì tối ưu

Ngoài ra, Dave Majumdar cũng cho rằng tàu ngầm lớp Husky sẽ được trang bị hệ thống điều khiển tự động giống như phiên bản trên các tàu thuộc dự án 705 lớp Lira. Về nguyên tắc thì điều này xem ra rất hợp lý, vì chẳng việc gì mà không tận dụng những đặc điểm tối ưu của các thế hệ tàu ngầm đi trước. Làm như vậy thì có thể tiết kiệm không chỉ kinh khí mà còn cả thời gian.

Người Mỹ tin rằng Husky được thiết kế để sử dụng lò phản ứng với hệ thống hấp nhiệt bằng kim loại lỏng. Loại lò phản ứng sử dụng chì bismuth như vậy đã được cài đặt trên những tàu lớp Lira, và suốt một thời gian dài, loại lò này được coi là ví dụ điển hình của sự phát triển tiên tiến. Lò phản ứng hạt nhân với hệ thống làm nguội bằng kim loại lỏng hoạt động hiệu quả hơn và nhỏ gọn hơn so với làm mát bằng nước.

Một mặt, việc lắp đặt một lò phản ứng như vậy sẽ cho phép làm cho tàu trở nên nhỏ gọn hơn, với dung tích chỉ 6.000 tấn, nhưng mặt khác lại đòi hỏi phải có hệ thống dịch vụ cảng chuyên biệt. Tuy nhiên, tất cả những vấn đề này đã được giải quyết đối với lớp tàu Lira từ thời Xô Viết. Những kinh nghiệm quý báu đã được tích lũy và phát huy tác dụng để rồi từ đó, công nghệ này sẽ giúp cho việc quản lý và bảo trì lò phản ứng chất lỏng kim loại trở nên an toàn hơn.

Ưu điểm vượt trội của vật liệu composite

Một trong những vấn đề quan trọng cần được giải quyết trong thiết kế tàu ngầm mới – giảm tối đa tiếng ồn và vô hình hóa tối đa đối với radar. Và ở đây, vật liệu composite mới đã mang lại sự trợ giúp đắc lực. Nói chung, với các điều kiện hoạt động của tàu ngầm thế hệ mới và nhu cầu trang thiết bị của chúng, việc đóng tàu ngầm mang đến một thách thức thú vị cho các khoa học vật liệu.

Thời Xô Viết, người Nga đóng vỏ tàu ngầm hoàn toàn bằng titan. Titan là một kim loại rất bền và cũng nhẹ, nhưng rất đắt tiền. Do đó, các tàu lớp Yasen được làm không phải hoàn toàn bằng titan, mà chỉ một phần. Nhưng các nhà thiết kế Husky đã có kế hoạch từ chối titan, hoàn toàn chuyển sang composite. Và việc sử dụng vật liệu composite sẽ được thực hiện trong tất cả các chi tiết.

Dẫn lời ông Valery Polovinkin, chuyên gia tư vấn của Trung tâm Nghiên cứu Nhà nước mang tên Krylov, Majumdar nói rằng các vật liệu composite hai lớp sẽ không chỉ giảm đáng kể trọng lượng của tàu ngầm mà còn có thể làm cho nó hầu như vô hình với radar do khả năng hấp thụ mạnh các chùm tia radar, không cho phép hồi phản. Một tính năng đặc biệt nữa của vật liệu composite Nga là khả năng hấp thụ tiếng động rất cao. Như vậy, Husky sẽ khiến cho đối phương trở nên “mù và điếc”.

Nhưng đó chưa phải là tất cả những ưu điểm của vật liệu composite. Khác với kim loại, vật liệu tổng hợp không bị ăn mòn, mà sự ăn mòn kim loại là nỗi khốn khổ lớn nhất đối với các loại tàu thuyền hoạt động trong nước biển mặn. Điều này có nghĩa rằng chi phí vận hành sẽ giảm đi rất nhiều: không cần đến chi phí cho việc sơn sửa hay cho phần vỏ bọc bằng cao su. Theo kế hoạch, vào năm 2018, loại chân vịt tàu ngầm làm bằng chất liệu này sẽ được đưa ra thử nghiệm.

Tuy gọi Husky là loại tàu ngầm “quái vật biển”, tác giả Dave Majumdar lại không đưa ra những so sánh chi tiết với tàu ngầm Mỹ. Nhưng điều đó đã cho thấy rõ ràng là Husky có một số đặc điểm nổi trội hơn so với tàu ngầm lớp Ohio mà hiện nay Mỹ đang phát triển. Một trong những ưu thế quan trọng nhất là trong khi người Mỹ đang “đuối sức” chỉ với một loại tàu ngầm thì người lại rất “sung sức” trong thiết kế, chế tạo tới hai phiên bản tàu ngầm cùng loại với Mỹ. Về mặt hạ thấp giá thành và tăng ưu điểm kỹ thuật, tàu Nga cũng vượt qua tàu Mỹ. Tuy nhiên, kết luận cuối cùng chỉ có thể rút ra sau khi hai bên thực sự đối đầu nhau trên biển (nếu điều đó xảy ra).

Thế mới biết, hiện nay, trong bối cảng tình hình quốc tế leo thang căng thẳng, hơn bao giờ hết, Nga tập trung cao độ vào mục tiêu tái vũ trang quân đội để sẵn sàng đáp trả trước bất kỳ mối đe dọa quân sự nào.

RELATED ARTICLES

Tin mới