Saturday, January 11, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiTrung Quốc đưa ĐHN ra biển Đông: Công nghệ từ Nga

Trung Quốc đưa ĐHN ra biển Đông: Công nghệ từ Nga

Công nghệ Trung Quốc mua của Nga chắc chắn là sử dụng lò phản ứng công suất nhỏ, để có thể xây nổi trên mặt biển.

Mô hình nhà máy điện hạt nhân nổi của Nga.

Học hỏi công nghệ từ Nga

Trước thông tin, Trung Quốc đang tiến gần hơn đến việc hoàn thiện các nhà máy điện hạt nhân trên biển, có thể được sử dụng để hỗ trợ những dự án phi pháp của nước này ở Biển Đông, trao đổi với chúng tôi, kỹ sư Đỗ Thái Bình – Hội Khoa học Kỹ thuật Biển TP HCM cho biết: “Công nghệ về nhà máy ĐHN trên biển xuất phát từ Nga, được biết, Trung Quốc mua dự án về vấn đề nhà máy ĐHN nổi từ nhà máy đóng tàu của Nga, chính là nơi bán tàu ngầm cho Việt Nam.

Dự án đó do nhà xưởng Admiralty ở St.Petersburg, nơi chuyên làm tàu ngầm, nghiên cứu. Cụ thể, nhà xưởng đã bán bằng phát minh về nhà máy ĐHN nổi cách đây mười mấy năm cho Trung Quốc. 

Mới đây, ngày 29/07/2014, Công ty Rusatom Overseas của Nga và Công ty Năng lượng mới CNNC Trung Quốc cũng đã ký Ý định thư về việc hợp tác phát triển các nhà máy điện hạt nhân nổi.

Để thấy, công nghệ về nhà máy ĐHN nổi trên biển của Trung Quốc đều xuất phát từ ngành đóng tàu ngầm của Nga”.

Trong khi đó, theo ông Bình, Liên bang Nga đã bắt đầu thử nghiệm nhà máy điện hạt nhân nổi được đặt trên tàu mang tên “Viện sĩ Lomonosov”.

Dự kiến, sau các cuộc thử nghiệm, nhà máy “Viện sĩ Lomonosov” sẽ được đưa vào vận hành tại thành phố cảng Pevek thuộc khu tự trị Chukotka ở cực Đông Bắc của Nga, cuối năm 2019.

Cũng trao đổi với chúng tôi, PGS.TS Nguyễn Mộng Sinh – nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt cho biết: “Phương án xây dựng nhà máy ĐHN trên biển cũng giống như lò phản ứng phục vụ chạy tàu ngầm. 

Đúng như trong thực tế tôi từng dự đoán, như vậy có nghĩa Trung Quốc mua công nghệ chế tạo lò phản ứng cho tàu ngầm, thay vì tàu ngầm thì xây hệ thống dàn nổi trên biển, nguyên lý là như vậy. Tức là kể cả sử dụng lò phản ứng cho tàu ngầm, tàu phá băng, lò phản ứng trên biển”.

Bởi theo ông Sinh, nhà máy điện hạt nhân nổi là một tổ máy điện di động có công suất thấp, phù hợp với xu hướng sản xuất điện mới nhất hiện nay, sản xuất điện tại các khu vực có nhu cầu sử dụng điện tức thời.

Tuy nhiên, nhà máy này không phải là tàu thủy tự hành, nó phải được kéo đến một vị trí xác định ở các khu vực ven biển. Khi đã ổn định vị trí, nhà máy điện hạt nhân nổi được kết nối với cơ sở hạ tầng bờ biển để cung cấp điện và nhiệt cho các khu dân cư.

Toàn bộ nhà máy được xây dựng trên xưởng đóng tàu như một tàu thủy không tự hành và được kéo ra biển hoặc ra sông tới vị trí sử dụng. Khả năng di động của nhà máy cho phép đưa nó từ điểm này đến điểm khác khi cần thiết.

Chính vì vậy, các nhà máy điện hạt nhân nổi rất phù hợp cho việc vận hành tại các vùng hẻo lánh ven biển hay ven sông, xa hệ thống cung cấp điện trung tâm.

Nền tảng vững chắc của Nga

Ở góc độ khác, ông Sinh phân tích: “Tàu ngầm nguyên tử của Nga từ những năm 60 đã có, bây giờ họ đã có những tàu ngầm thường có thể lặn sâu xuống biển, đi khắp vùng biển của thế giới, 3-4 tháng mới nổi lên trên mặt nước, đi liên tục trong thời gian dài.

Với Nga công nghệ nhà máy ĐHN nổi đã có từ lâu, mà nếu như muốn sử dụng hoặc hoạt động lâu dài dưới đáy biển thì cũng phải dùng lò phản ứng hạt nhân cung cấp năng lượng cho để bảo đảm có hơi nước, quay trục bin để hoạt động.

Với khả năng của mình, hiện nay Nga chỉ chuyển từ phục vụ tàu ngầm lên trên mặt nước, tức là thay vì cho hoạt động tàu ngầm đi liên tục thì cố định lại một chỗ để phát điện.

Tất nhiên về nguyên tắc sẽ sử dụng lò phản ứng chạy tàu ngầm, đi kèm với đó là  những bảo đảm, cam kết không xả thải vào trong nước biển, gây ô nhiễm”.

Bây giờ Trung Quốc mua lại, vận hành vào thực tế, rất cần phải quan tâm đến nguyên tắc không gây ô nhiễm, bởi vì nếu như chỉ phớt lờ một số điều kiện nào đó thì vị trí, lắp đặt nhà máy điện sẽ làm ô nhiễm phóng xạ và lập tức lan trên diện rộng, rất khó kiểm soát. 

Giải thích cho việc các nước hiện nay chưa có bất kỳ nước nào làm nhà máy ĐHN trên biển, ông Sinh cho rằng, đó là vì làm những lò phản ứng di chuyển, phải cho tàu phá băng nguyên tử, hay tàu ngầm công suất không lớn, vô cùng khó khăn.

Mà nếu xây dựng các nhà máy ĐHN trên biển công suất tối đa cũng chỉ hơn 70MW. Nhà máy được trang bị hai lò phản ứng KLT-40S với khả năng sinh nhiệt 150MW/lò.

Hơn nữa, nhiều nước chỉ có thể xây dựng trên đất liền, không có nhu cầu xây trên biển, thay vì sử dụng lò phản ứng, nhà máy điện công suất lớn để phát hiện thì họ chỉ làm lò phản ứng nhỏ, công suất không lớn lắm.

Nhà máy điện hiện nay có chuẩn chung là 1000MW, lò phản ứng tàu ngầm cũng như tàu phá băng may thì cũng được 30MW.

“Thế nhưng, tôi tin chắc, công nghệ Trung Quốc mua của Nga chắc chắn là sử dụng lò phản ứng công suất nhỏ, cho nên tất cả hệ thống công nghệ, kỹ thuật đều vừa phải đến mức có thể xây nổi ở trên biển, dưới dạng một giàn tàu nào đó, có chân cắm xuống biển, hoặc một giàn nổi trên biển”, ông Sinh nhấn mạnh.

RELATED ARTICLES

Tin mới