Sunday, December 22, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiCần cảnh giác với ma trận phá hoại kinh tế Việt Nam...

Cần cảnh giác với ma trận phá hoại kinh tế Việt Nam từ Trung Quốc

Trung Quốc dựa hơi người Thái, mượn tay người Nhật phân phối hàng hoá Trung Quốc đang bị tẩy chay dưới danh nghĩa hàng hoá đang được ưa chuộng.

Miniso Nhật Bản bị nghi ngờ “đội lốt” Trung Quốc khi tiến vào Việt Nam. Ảnh: Talk Vietnam.

Ngày 10/7 Cafebiz.vn đưa tin, “đại gia bán lẻ Nhật Bản” sắp có mặt tại Việt Nam bị nghi ngờ là thương hiệu Trung Quốc đội lốt.

Theo đó “đại gia bán lẻ Nhật Bản” mang tên Miniso sẽ có mặt tại Việt Nam vào tháng 8/2016 theo hình thức nhượng quyền và dù được gắn mác đại gia nhưng Miniso lại không phải thương hiệu nổi tiếng ở Nhật Bản.

Người Việt sinh sống tại Nhật Bản gần như không biết đến thương hiệu Miniso.

“Thậm chí, các đồng nghiệp người Nhật của tôi cho biết, họ cũng hoàn toàn không biết về thương hiệu này”, một người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản tên là Hiếu cho hay.

Hiện tại, Miniso chỉ có lèo tèo vài cửa hàng tại Nhật Bản, khiến cho không ít người thắc mắc, tại sao thương hiệu Nhật Bản này chỉ có 4 cửa hàng tại Tokyo, nhưng lại có tới 1.000 cửa hàng tại Trung Quốc?

Chưa hết, thương hiệu này còn dính rắc rối khi sử dụng tiếng Nhật cũng thiếu chính xác trên bao bì sản phẩm của mình. Chính điều này khiến nhiều người tiêu dùng thắc mắc, rốt cuộc thì Miniso là thương hiệu Nhật Bản hay Trung Quốc?

Nếu nhìn vào logo của Miniso, người ta cũng dễ dàng liên tưởng tới sự kết hợp giữa 2 chuỗi bán lẻ nổi tiếng Nhật Bản là Daiso và Uniqlo.

Được biết, trang web chính thức của Miniso Japan giới thiệu, công ty này được thành lập bởi 1 người Nhật tên là Miyake Junya và 1 tập đoàn đến từ Trung Quốc và đại diện là doanh nhân Ye Guofu.

Trong đó, ông Miyake Junya đóng vai trò là nhà thiết kế, còn tập đoàn Trung Quốc quản lý cả thương hiệu và kinh doanh Miniso, theo Cafebiz.vn.

Mới đây, vneconomy.vn ngày 19/7 lại đưa tin, Tập đoàn Thái Lan Central Group bác bỏ thông tin Big C do Trung Quốc sở hữu, khi phát đi thông cáo khẳng định đây là tập đoàn 100% sở hữu của gia đình Thái Lan.

Động thái này diễn ra sau khi trên mạng xã hội gần đây cho thấy có nhiều nghi vấn về nguồn gốc tập đoàn này, liên quan đến việc mua lại chuỗi siêu thị Big C tại Việt Nam.

Trong thông cáo vừa phát đi, Central Group cho rằng, những thông tin Big C do Trung Quốc sở hữu là hoàn toàn bịa đặt.

Theo thông cáo, Central Group được thành lập vào năm 1947, từ một cửa hàng nhỏ tại Bangkok do gia đình ông Tiang Chirathivat – một người Thái Lan gốc Trung Quốc, di cư sang Thái Lan từ năm 1925 – điều hành.

Tập đoàn hiện nay vẫn thuộc sở hữu của gia đình Chirathivat. 

Central Group bắt đầu đầu tư tại Việt Nam từ năm 2011 từ việc hợp tác với các đối tác nội địa như Nguyễn Kim, Lan Chi Mart và gần đây nhất là Zalora.

Vào đầu năm 2016, Central Group đã bổ sung thương hiệu Big C vào danh sách các thương hiệu của các công ty thành viên của tập đoàn tại Việt Nam, theo vneconomy.vn.

Nguy cơ người tiêu dùng Việt Nam phải dùng hàng Trung Quốc với nhãn mác Việt, Thái, Nhật Bản ngày càng hiện hữu. Ảnh minh họa: dtinews.vn.

Người viết cho rằng sự nghi ngờ của cộng đồng là có lý và có cơ sở. Nhưng tại sao người Trung Quốc lại không ra mặt mà để bị xem là “lấp ló sau cánh gà”? Như vậy là “yếu tố Trung Quốc” được xem là có dính dáng tới hai “đại gia bán lẻ” của hai trong ba quốc gia mà công nghệ bán lẻ đang trở thành thương hiệu quốc gia ở Châu Á là Thái Lan – Nhật Bản – Hàn Quốc.

“Yếu tố” Trung Quốc gây hại khó ai ngờ

Như người viết đã từng phân tích, thì người Trung Quốc, thương nhân Trung Quốc, doanh nghiệp Trung Quốc có thể tham gia và chiến thắng trong bất cứ thương vụ mua bán hay chuyển nhượng quyền sở hữu đối với các doanh nghiệp, thương hiệu tại Việt Nam.

Nhưng trong hai thương vụ BigC – Metro lại vắng người Trung Quốc.

Phải chăng những thương vụ này không hấp dẫn với họ? Người viết cho rằng, thực ra không phải như vậy. Người Trung Quốc thừa biết là họ không có thiện cảm ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Vì vậy khi họ tham gia vào các thương vụ thì dù có thiến thắng nhưng không phải là thành công, vì họ sẽ làm giảm giá trị vô hình của thương hiệu – đó là sự yêu thích của khách hàng và đối mặt với tâm lý tẩy chay.

Do đó, người Trung Quốc tạm nhường đối thủ và họ sẽ thu xếp ở phía sau hậu trường. Với “đại gia bán lẻ” Miniso thì bản chất sự việc cũng chẳng khác là bao.

Khi chỉ cần 3, 4 cửa hàng mở ra trên đất Nhật qua hình thức liên doanh với bất cứ người dân Nhật Bản nào đó thì đương nhiên Miniso là của Nhật Bản. Và Miniso bước vào Việt Nam từ Nhật Bản, của người Nhật Bản nên được đón nhận là doanh nghiệp Nhật Bản.

Như vậy là BigC thuộc sở hữu của người Thái Lan và Miniso là doanh nghiệp Nhật Bản. Dù cộng đồng có nghi ngờ nhưng thực tế chứng minh đúng như thế.

Tuy nhiên, yếu tố Trung Quốc, “chất” Trung Quốc có trong hai thực thể này là rõ ràng, cho dù tỷ trọng, tỷ lệ Trung Quốc chiếm trong đó là bao nhiêu thì chưa thể đo lường.

Chỉ có điều hàng hoá “made by Chinese” có thể bước vào thị trường Việt Nam dưới nhãn mác “made in Japan”, “made in Thailand”.

Rõ ràng, người Trung Quốc dựa hơi người Thái, mượn tay người Nhật phân phối hàng hoá Trung Quốc đang bị tẩy chay dưới danh nghĩa hàng hoá đang được ưa chuộng nhờ chất lượng và uy tín.

Với chính sách “ngoại giao kinh tế”, Bắc Kinh có thể giúp cho doanh nghiệp Trung Quốc, thương nhân Trung Quốc len lỏi vào bất cứ ngóc ngách nào của kinh tế thế giới, trong đó có kinh tế Việt Nam, vì điều đó đều phục vụ cho ý đồ thống trị của họ. 

Người Trung Quốc sẽ không cần phải tranh giành với các đối thủ mà vẫn có thể thành công, dù không phải là người chiến thắng.

Có thể nhận diện, thị trường bán lẻ đang là điểm sáng của kinh tế Việt Nam trong việc chuẩn bị đón cơ hội từ TPP. Tuy nhiên đây cũng chính là kênh mà Trung Quốc có thể gây hại cho kinh tế Việt Nam nhanh nhất.

Đó là gây mất niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam vào những nhà cung cấp uy tín, thậm chí sẽ tới lúc đánh đồng hàng Nhật, hàng Thái với hàng Trung Quốc.

“Miniso là thương hiệu bán lẻ hàng tiêu dùng ứng dụng thời trang Nhật phát triển theo mô hình nhượng quyền thương hiệu.

Các sản phẩm chủ yếu là hàng tiêu dùng, gia dụng, thời trang, phụ kiện kỹ thuật số, mỹ phẩm, mỹ phẩm chăm sóc da, dụng cụ làm đẹp, dụng cụ hỗ trợ sức khỏe, du lịch… cho trẻ sơ sinh đến người cao tuổi.

Đơn vị phân phối độc quyền tại Việt Nam là tập đoàn Lê Bảo Minh – đối tác của Canon”, theo Cafebiz.vn.

Không những vậy, kinh tế Việt Nam còn có thể gặp nguy hiểm khi doanh nghiệp Trung Quốc tiến hành liên doanh ảo với những đối tác có uy tín đặc biệt ở những nước phát triển, nhất là trong những lĩnh vực công nghệ cao.

Từ đó người Trung Quốc sẽ chuyền những vi rút độc hại của họ phá hoại nhiều lĩnh vực của kinh tế Việt Nam mà phải mất năm, bảy năm trời mới phát hiện ra và khi đó thì hậu quả đã quá lớn.

“Bài học quan trọng từ các liên doanh ảo là các thỏa thuận giúp tận dụng thế mạnh của đối tác để tạo ra doanh thu mà lại tránh được các khoản chi phí không cần thiết, khi một bên trong liên doanh chủ động mở rộng sang các thị trường nước ngoài”, theo tài liệu của investopedia.com.

Có thể thấy rằng, đây là một chiêu thức mà có thể khiến cho người Trung Quốc chỉ cần “cố gắng tối thiểu nhưng mang lại hiệu quả tối đa” cho họ.

Ma trận phá hoại

Có thể thấy rằng, với sách lược “cố gắng tối thiểu – hiệu quả tối đa”, người Trung Quốc có thể phá hoại kinh tế Việt Nam từ trực diện đến ảo diện, từ trực tiếp đến ngầm ngầm qua việc “thay tên đổi họ” cho hàng hoá Trung Quốc khi tiến vào thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, người viết cho rằng với triết lý kinh doanh “hại người lợi mình” thì người Trung Quốc không chỉ dừng lại ở đó, vì thực ra sự thiệt hại đó có thể rất lớn, nhưng sự nguy hại thì vẫn có thể lường được. 

Người Trung Quốc sẽ khiến cho đối thủ cũng như đối tác không thể lường được nguy hại bởi những hành động phá hoại của họ, đó mới là bản chất của vấn đề.

BigC có thể thuộc sở hữu của Trung Quốc hay không, Miniso thuộc sở hữu của Trung Quốc hay không, điều đó sẽ được làm sáng tỏ qua thời gian.

Tuy nhiên, việc hàng hoá “made by Chinese” nhưng mang nhãn hiệu “made in Japan”, “made in Thailand” mới là cốt lõi của vấn đề.

Vấn đề liên doanh giữa doanh nghiệp Nhật Bản với doanh nghiệp Trung Quốc, giữa doanh nghiệp Trung Quốc với doanh nghiệp Thái Lan hay doanh nghiệp tại một quốc gia nào đó sẽ phải được tuân thủ theo luật kinh tế – thương mại tại các quốc gia đó.

Tiến trình hợp tác sẽ diễn ra theo quy định của luật pháp tại các quốc gia đó. Nghĩa là việc liên doanh, tạo điều kiện cho “yếu tố” Trung Quốc, “chất” Trung Quốc thẩm thấu vào một thực thể kinh tế khác phải theo cơ chế.

Và mấu chốt vấn đề là ở đây.

Khi hiệu ứng phá hoại của người Trung Quốc phát huy hiệu quả qua việc người Việt Nam tẩy chay hàng hoá “made by Chinese” nhưng mang nhãn hiệu “made in Japan”, “made in Thailand”, điều đó khiến cho quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan, quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản sẽ bị ảnh hưởng.

Khi đó tâm lý tẩy chay hàng Nhật, hàng Thái sẽ lây lan sang việc “xem thường” doanh nghiệp Nhật, doanh nhân Thái.

Điều đó khiến cho yêu cầu phải làm sao ngăn chặn yếu tố nguy hại mang tên Trung Quốc được xem là nguy cấp và nó phải xuất phát từ cơ chế, phải xoay quanh cơ chế.

Luật pháp của Nhật Bản không thể tạo ra những điều kiện đặc biệt để chặn “yếu tố” Trung Quốc.

Ví dụ như “doanh nghiệp Nhật Bản có thể liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài, trừ doanh nghiệp Trung Quốc” hay “việc sản xuất những sản phẩm mang tính hỗn hợp có thể áp dụng với doanh nghiệp nước ngoài, trừ doanh nghiệp Trung Quốc”…

Không thể chỉ vì “chất” Trung Quốc mà cơ chế vận hành của cả một nền kinh tế phải thay đổi. Nhưng chỉ vì “chất” Trung Quốc mà có thể làm nguy hại tới cả một nền kinh tế.

Điều này khiến cho việc ban hành chính sách điều hành kinh tế vĩ mô gặp rất nhiều khó khăn và kèm theo đó là những thiệt hại cứ ngày một lớn dần bởi “nhân tai” Trung Quốc.

Không thay đổi thì chẳng khác gì người Thái, người Nhật gián tiếp giúp người Trung Quốc làm hại người Việt. 

Nhưng thay đổi thì có thể thiệt hại rất lớn với chính người Thái, người Nhật, nhất là khi quan hệ kinh tế Trung Quốc – Thái Lan, quan hệ kinh tế Trung Quốc – Nhật Bản bị ảnh hưởng và suy giảm.

Và thế là chỉ cần vài doanh nghiệp bị thẩm thấu yếu tố gây hại mang tên Trung Quốc gây nhiễu thị trường Việt Nam, đã khiến cho kinh tế Thái Lan, kinh tế Nhật Bản, kinh tế Việt Nam chịu thiệt hại rất lớn nhưng lại không dễ tìm được giải pháp.

Rõ ràng, cái “ma trận phá hoại” do người Trung Quốc tạo ra có công hiệu rất lớn trong việc thiệt hại cho cả đối tác lẫn đối thủ của họ.

Thiệt hại trên thị trường có thể cân đong đó đếm được, nhưng việc gây nhiễu hoạt động sản xuất – kinh doanh và hợp tác – đầu tư chỉ qua vài sự thẩm thấu gây hại bởi “vi rút” mang tên Trung Quốc là cực kỳ lớn và không dễ lượng hoá bằng con số thiệt hại cụ thề được.

Quan hệ hợp tác giữa các quốc có thể bị ảnh hưởng, thậm chí gián đoạn bởi “yếu tố” Trung Quốc.

Cơ chế vận hành của một nền kinh tế có thể phải hiệu chỉnh lại chỉ vì “chất” Trung Quốc đã thẩm thấu vào những mắt xích của nền kinh tế.

Điều đó khiến nó vận hành không như mục đích của người xây dựng cơ chế là mang lại lợi ích quốc gia, mà có thể gây thiệt hại cho lợi ích quốc gia, thậm chí phá hoại đất nước.

Theo cá nhân người viết thì mục đích quan trọng nhất trong việc tạo ra “ma trận phá hoại” chính là nhằm tạo ra độc quyền theo lãnh thổ. Đó là việc tạo ra ưu thế đặc biệt của hàng hoá Trung Quốc tại một thị trường nào đó.

Khi người tiêu dùng mắc bẫy Trung Quốc, có tâm lý tẩy chay hàng hoá của các đối thủ tại một lãnh thổ hay một quốc gia, đây chính là điều nguy hại mà kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt từ Trung Hoa đại lục. 

RELATED ARTICLES

Tin mới