NATO đang “chơi” không theo quy tắc hay đang sử dụng kịch bản mới “chiến tranh tạp chủng”
Chuyên gia cho rằng “chiến tranh tạp chủng” (tổng lực) được tiến hành mà không chỉ sử dụng vũ khí và thiết bị quân sự mà còn cả lực lượng tuyên truyền chính trị, khủng bố, tung tin đồn nhảm, áp đặt kinh tế vào đối phương.
Chiến tranh tạp chủng bao gồm các hoạt động và dịch vụ bí mật diễn ra trong lãnh thổ đối phương, đó là những đòn bẩy gây áp lực lên đối phương bao gồm cả hành động quân sự, chúng rất quan trọng nhưng chỉ đóng vai trò là một phần nào đó.
Cuộc xung đột xung quanh cộng hòa Nhân dân Donetsk và cộng hòa Nhân dân Lugansk từ lâu đã mang tính chất kéo dài, cũng như việc mở rộng khu vực ảnh hưởng của NATO.
Cách đây không lâu cuộc tập trận quân sự chung Ukraina-Mỹ được bắt đầu từ 27/6 và kết thúc hôm 8/7, cũng như hành động “răn đe” Nga với sự tham gia quân sự của 14 quốc gia đã diễn ra ở bãi tập Yavorovs thuộc khu cực Lviv Yavoriv. Và sau khi các cuộc tập trận quy mô lớn gần biên giới Nga kết thúc đã xuất hiện vòng quay “trò chơi chính trị” mới.
Bài ngửa
Với thủ đoạn làm đối phương mệt mỏỉ, Mỹ đã tiến hành trò chơi gần như công khai, việc triển khai chiến dịch quân sự với quy mô toàn cầu, họ không cố gắng để che giấu mục đích thực tế của mình.
Ngay cả trong thời gian tập trận chung, Mỹ cũng đã tuyên bố mục đích là để tạo mối quan hệ đối tác lâu dài với lực lượng vũ trang Ukraina và đặt ra mục tiêu phát triển mối quan hệ này tới mức độ cao hơn với lực lượng vũ trang NATO.
Washington đã công khai cho cả thể giới biết rằng, họ lợi dụng tình hình ở Donbass để phát triển lợi ích địa chính trị riêng cho mình đồng thời gây áp lực lên Nga.
Từ lúc bắt đầu cuộc xung đột, Mỹ đã sử dụng binh lính Ukraina như một “món hàng hao phí” trong chiến tranh tạp chủng. Những nhà lãnh đạo NATO tiến tới (và tiếp tục tới) huấn luyện cho binh lính để tiếp tục tham gia vào NATO.
Trong khi đội cận vệ Ukraina cung cấp video cuộc tập trận trên mạng internet thì phương Tây cung cấp kinh phí cho lãnh đạo Kiev để họ tiến hành các hoạt động quân sự. Theo tài liệu của cơ quan quân chính Obama sau thời gian xung đột những người Mỹ đỡ đầu đã trích hơn 600 triệu USD để tiếp tục nuôi dưỡng xung đột vũ trang này.
Thực tế là nếu các hoạt động quân sự vẫn tiếp tục diễn ra ở gần biên giới Nga thì Nhà Trắng thu được nhiều lợi ích, bởi vì liên minh hùng mạnh đã phê duyệt một gói hỗ trợ toàn diện Ukraina trong đó bao gồm các biện pháp mới để hỗ trợ Kiev.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói sau cuộc họp của hội đồng Ukraina- NATO rằng, mục đích của gói hỗ trợ này là “làm cho tổ chức quốc phòng và an ninh của Ukraina có hiệu quả và trách nhiệm hơn”.
Những thông báo của Stoltenberg tại ngày cuối cùng tại hội nghị về việc thành lập quỹ để giúp đỡ Ukraina trong lĩnh vực quốc phòng, hậu cần, phục hồi chức năng cho binh sĩ bị thương và thậm chí cũng không che giấu sự thật rằng, người giám sát phương Tây sẽ tiếp tục làm bù nhìn ở Kiev, giúp họ về tài chính và đào tạo “bia đỡ đạn” cho cuộc chiến tranh tạp chủng với Nga.
Hơn nữa Stoltenberg đã hứa sẽ mở rộng hợp tác trong tương lai. Đặc biệt ông còn đề cập đến việc đối phó với các mối đe dọa từ các loại thiết bi nổ tự chế và chiến tranh tạp chủng – cuộc chiến tranh mà Mỹ tích cực tiến hành (không chỉ ở Donetsk và Lugansk).
Bằng cách này tại hội nghị thượng đỉnh liên minh NATO ở Warsaw chỉ có Kiev (quốc gia đối tác) có mặt tại hội nghị (Ukraina-NATO), được diễn ra trước cuộc đàm phán (G5+Ukraina). Tổng thống Poroshenko nói về gói hỗ trợ mở rộng cho Ukraina, nó đề cập đến 40 lĩnh vực hợp tác, trong đó NATO mở 8 quỹ tín dụng đặc biệt cho Ukraina.
Một số nhà lãnh đạo trong bức ảnh của hội nghị thượng đỉnh NATO tại Warsaw, Ba Lan. |
Cuộc chơi bầu cử
Để bảo vệ tình hình hiện tại (bao gồm cả kiểm soát chính trị Ukraina), Mỹ đã chuẩn bị tiến hành cuộc bầu cử sớm ở đây. Lo sợ cuộc cách mạng tự phát (không phải dàn dựng như trong năm 2013-2014), họ đã bắt đầu chương trình để hỗ trợ cho bầu cử sớm.
Phương Tây yêu cầu đề bạt những người trung thành, những người sẽ tiếp tục thực hiện ý đồ của họ trong việc lãnh đạo đất nước.
Có khả năng xuất hiện cuộc cách mạng mới vì bầu không khí chính trị căng thẳng trong bối cảnh những lời hứa của chính phủ chưa được thực hiện, mức thuế tăng cao và mức sống chung của người dân giảm sút.
Nếu điều này xảy ra đối với Mỹ hoàn toàn không có lợi, nguy cơ mất đòn bẩy tác động lên Nga trong khu vực, điều này có thể cản trở kế hoạch địa chính trị của Mỹ. Vì vậy sẽ không có cuộc bầu cử công bằng như mong đợi. Cả Mỹ và NATO sẽ can thiệp vào cuộc bầu cử để họ có thể có lợi nhất.
Đối thoại giữa Nga-Mỹ và NATO vẫn giậm chân tại chỗ. Đánh giá kết quả tại cuộc họp Hội đồng Nga-NATO, J. Stoltenberg lưu ý rằng, các bên đã không đạt được bước đột phá lớn cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraina và các vấn đề gây tranh cãi khác.
Các bên đều giữ quan điểm cứng rắn của mình, điều này làm cho cuộc họp trở nên bế tắc và không đạt được kết quả như mong đợi. Các cuộc họp tiếp theo hiện vẫn chưa được xác định.